THẢM HỌA KHÍ HẬU LÀ ĐÂY


hanhtinhtitanic
THẢM HỌA KHÍ HẬU LÀ ĐÂY

Chuyển ngữ từ bài viết trên báo the Guardian:

The climate disaster is here

Hành tinh Trái Đất đã trở nên không thể sống được nữa. Liệu các chính phủ có hành động để ngăn chặn thảm họa này ngày càng trở nên tồi tệ hơn hay không?

Hành tinh Trái Đất đã trở nên không thể sống được nữa. Liệu các chính phủ có hành động để ngăn chặn thảm họa này ngày càng trở nên tồi tệ hơn hay không?

Mức độ thảm khốc và sự hỗn loạn khủng khiếp, chưa từng có, do khủng hoảng khí hậu gây ra thường được đem ra thảo luận cùng với những điều đáng kinh ngạc, kiểu như là các mức tăng nhiệt nhỏ xíu – nóng hơn 1,5 độ C hoặc 2 độ C so với thời đại ngay trước khi ô tô thay thế xe ngựa.

Các ngưỡng tăng nhiệt này một lần nữa sẽ là trọng tâm của các cuộc đàm phán sắp tới của Liên Hợp Quốc về cuộc khủng hoảng khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Scotland, khi các quốc gia khác nhau đang lúng túng hoặc đấu tranh để ngăn chặn thảm họa khí hậu. Tuy nhiên, những con số đơn lẻ thường không đủ để nói lên các hậu quả lớn lao đang sắp xảy ra từ chúng, như câu nhận xét của Katharine Hayhoe – một nhà khoa học khí hậu thuộc Đại học Công nghệ Texas, và là khoa học gia đứng đầu tại tổ chức Nature Conservancy:

“Chúng ta đã xây dựng một nền văn minh dựa trên một thế giới không còn khả năng tồn tại nữa.”

Thế giới đã nóng lên trung bình khoảng 1,2oC kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, đẩy nhân loại vượt qua hầu hết mọi ranh giới lịch sử. Thực tế rằng, việc phá vỡ nền nhiệt độ toàn cầu lên đến mức này trong vòng chưa đầy một thế kỷ là một điều phi thường, khi chỉ riêng các đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt tương đương với năm quả bom nguyên tử ở Hiroshima thả xuống nước mỗi giây.

Cho đến nay, nền văn minh nhân loại vẫn hoạt động trong một dải nhiệt độ hẹp và ổn định. Thông qua việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, giờ đây xem ra chúng ta không còn lưu luyến gì về quá khứ của mình, như thể loài người đã tự đưa bản thân vào một hành tinh khác. Lần cuối cùng hành tinh này nóng hơn bây giờ là ở thời điểm ít nhất 125.000 năm trước, và ngoài ra, bầu khí quyển hiện nay lại chứa nhiều carbon dioxide có khả năng giữ nhiệt hơn bất kỳ thời điểm nào trong vòng hai triệu năm qua, và có lẽ còn hơn thế nữa.

Kể từ năm 1970, nền nhiệt độ Trái đất tăng nhanh hơn so với bất kỳ thời kỳ lịch sử nào có thể so sánh được. Các đại dương đã nóng lên với tốc độ chưa từng thấy trong ít nhất 11.000 năm qua. Ts. Hayhoe nói:

“Chúng ta đang tiến hành một thí nghiệm chưa từng có với hành tinh của mình. [Trong lịch sử khí hậu] cho đến nay đối với loài người, nền nhiệt độ hành tinh chỉ xê dịch vài phần mười độ, như là vài cái lắc lư nhỏ trên đường đi. Nhưng giờ đây, chúng ta đang đi đến một khúc cua lớn chưa từng thấy trước đây”.

Không ai hoàn toàn dám chắc cuộc thử nghiệm kinh hoàng này sẽ kết thúc như thế nào, nhưng loài người thích đề ra các mục tiêu xác định, và vì vậy, trong thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, gần 200 quốc gia đã đồng ý hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở “dưới mức +2oC”, với một mục tiêu đầy khát vọng là giữ giới hạn đến 1,5oC mà thôi. Mục tiêu về giới hạn tăng nhiệt 1,5oC đã được các quốc gia nhỏ hơn, nghèo hơn đấu tranh, khi họ nhận ra rằng, các mối đe dọa hiện hữu của sóng nhiệt, lũ lụt và hạn hán khiến nhiều vùng không còn có thể sống được, lại đang phụ thuộc vào sự gia tăng dường như chẳng nhiều nhặn gì này. Ông Ibrahim Mohamed Solih, vị chủ tịch của đảo quốc Maldives, đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm đó rằng:

“Sự khác biệt giữa 1,5C và 2C là một bản án tử hình đối với đất nước chúng tôi.”

Dù mức tăng 1,49oC trong nền nhiệt hành tinh hiện nay không phải là một cách biệt gì quá lớn, chúng ta vẫn đang rơi tuột xuống một con dốc đầy nỗi đau đớn và điều tồi tệ, thay vì đột ngột va vào một vách đá cứng – nhưng trong hầu hết trường hợp, các chính phủ trên thế giới hiện đang không thể tránh khỏi số phận nghiệt ngã. Ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nói:

“Chúng ta đang ở trên một con đường thảm khốc. Chúng ta hoặc có thể cứu thế giới của mình, hoặc kết án toàn nhân loại đến một tương lai hỏa ngục.”


Sóng Nhiệt

Bầu khí quyển của Trái Đất, hiện đã bão hòa với lượng khí thải từ hoạt động của con người, đang ngày càng giữ nhiệt và dẫn đến những thời kỳ nắng nóng khắc nghiệt thường xuyên hơn.

Bang Oregon, Hoa Kỳ
Tháng 6/2021: cảnh trong một chỗ trú ẩn chống lại cái nóng khủng khiếp. Nguồn ảnh: Maranie Staab/Reuters, Yuichi Yamazaki/Getty Images, Rizwan Tabassum/AFP thông qua Getty Images, Cristina Quicler/AFP thông qua Getty Images.
Tp. Yokohama, Nhật Bản
Tháng 7/2021: Nhân viên tưới nước giải nhiệt cho khách hàng. Nguồn ảnh: Maranie Staab/Reuters, Yuichi Yamazaki/Getty Images, Rizwan Tabassum/AFP thông qua Getty Images, Cristina Quicler/AFP thông qua Getty Images.
Tp. Seville, Tây Ban Nha
Tháng 8/2021: Một tấm bảng điện tử hiển thị con số nhiệt kế 47oC (117oF). Nguồn ảnh: Maranie Staab/Reuters, Yuichi Yamazaki/Getty Images, Rizwan Tabassum/AFP thông qua Getty Images, Cristina Quicler/AFP thông qua Getty Images.
Tp. Karachi, Pakistan
Tháng 9/2021: Một nhân viên sở thú đang tắm giải nhiệt cho voi. Nguồn ảnh: Maranie Staab/Reuters, Yuichi Yamazaki/Getty Images, Rizwan Tabassum/AFP thông qua Getty Images, Cristina Quicler/AFP thông qua Getty Images.

Năm 2021 đã xuất hiện nhiều chứng cứ cay đắng rằng, ngay cả mức độ tăng nhiệt đang xảy ra hiện nay cũng là một thảm họa, với cảnh lũ lụt kinh hoàng ở ĐứcTrung Quốc, đám cháy kinh khủng như do thần Hades tạo ra (Vua Địa Ngục theo thần thoại Hy Lạp) xuất hiện từ Canada đến CaliforniaHy Lạp, và các đợt mưa, chứ không phải tuyết, lần đầu tiên rơi trên đỉnh của đảo Greenland đang tan rã nhanh chóng. Amanda Maycock, một chuyên gia về động lực học khí hậu thuộc Đại học Leeds (Vương quốc Anh), cho biết:

“Không có mức độ nóng lên toàn cầu nào có thể được coi là an toàn, và con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu.”

Một “vòm nhiệt” (heat dome) đã nghiền nát các kỷ lục nhiệt độ trước đó ở bờ Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào tháng 6/2021 – giết chết hàng trăm người, cũng như một tỷ sinh vật biển bị nướng chín trong vỏ của chúng ngoài khơi bờ biển, sẽ là “hầu như không thể xảy ra” nếu hoạt động của con người không hấp nóng hành tinh này. Giới khoa học đã tính toán rằng thảm họa lũ lụt ở Đức có xác suất xảy ra gấp 9 lần là do khủng hoảng khí hậu. Ts. Michael Wehner, người chuyên nghiên cứu về khí hậu tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Hoa Kỳ) cho biết:

“Dấu vết của hiện tượng khí hậu thay đổi trong các hình thái thời tiết khắc nghiệt xảy ra gần đây là khá rõ ràng. Nhưng ngay cả tôi cũng ngạc nhiên về số lượng và quy mô của các thảm họa thời tiết trong năm 2021.”

Sau khi một khoảng thời gian ngắn ngủi lượng khí thải được giảm đi do đại dịch COVID vào năm ngoái, lượng phát thải khí nhà kính đã bùng nổ trở lại vào năm 2021, bào mòn thêm niềm hy vọng vốn đã mong manh rằng thế giới sẽ duy trì được mức tăng nhiệt trong giới hạn 1,5 độ C. Joeri Rogelj, một nhà khoa học khí hậu thuộc Đại học Hoàng gia London (Vương quốc Anh), cho biết:

“Rất có thể chúng ta sẽ đạt đến ngưỡng tăng nhiệt 1,5 độ C trong thập kỷ tới.”

Đối với con người, một hành tinh có thể sống thoải mái bắt đầu vuột mất khi nó nóng lên. Ở mức tăng nhiệt 1,5 độ C, khoảng 14% dân số thế giới sẽ phải hứng chịu những đợt nắng nóng nghiêm trọng mỗi 5 năm một lần. Con số này sẽ là hơn một phần ba dân số toàn cầu khi nền nhiệt tăng thêm 2oC.

Trên mức tăng nhiệt 1,5 độ C, cái nóng ở những vùng nhiệt đới trên toàn cầu sẽ đẩy các xã hội đến ngưỡng giới hạn, khi độ ẩm ngột ngạt ngăn mồ hôi bốc hơi và khiến cơ thể con người khó giải nhiệt. Giới khoa học nhận thấy rằng, những đợt nắng nóng khắc nghiệt có thể khiến nhiều khu vực ở Trung Đông trở nên quá nóng để con người có thể chịu đựng được, cùng với việc nhiệt độ tăng cao cũng gây ra những rủi ro to lớn cho Trung QuốcẤn Độ.

Một đợt nắng nóng nghiêm trọng trong lịch sử với tầm mức chỉ-xảy-ra-mỗi-thập-kỷ-một-lần trước đây sẽ xảy ra mỗi năm ở mức tăng nhiệt +2oC. Ts. Rogelj nói:

“Một điều mà ông bà cố của chúng ta chỉ có thể trải qua một lần trong đời sẽ trở thành một sự kiện xảy ra thường xuyên hơn [đối với chúng ta và con cháu chúng ta].”

Giới khoa học ước tính trên toàn cầu sẽ có thêm 4,9 triệu người chết mỗi năm vì nắng nóng khắc nghiệt nếu nền nhiệt độ trung bình trên hành tinh vượt quá mức này.

Ở mức tăng nhiệt +2oC, 99% các rạn san hô trên thế giới cũng bắt đầu tan biến, về cơ bản là kết liễu loài san hô đang sống nơi vùng nước ấm. Gần 1/10 động vật có xương sống và gần 1/5 loài thực vật sẽ mất một nửa môi trường sống. Theo Ts. Rogelj, các hệ sinh thái bao gồm san hô, rừng ngập mặn, vùng núi cao và Bắc Cực sẽ bị đẩy vào tình trạng “hấp hối” ở mức độ tăng nhiệt này.

Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Trong dữ liệu, sóng nhiệt được xác định khi chỉ số tương đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và chỉ số tuyệt đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và độ ẩm tương đối được dự báo vượt quá các giá trị đặc biệt cao theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Trong dữ liệu, sóng nhiệt được xác định khi chỉ số tương đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và chỉ số tuyệt đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và độ ẩm tương đối được dự báo vượt quá các giá trị đặc biệt cao theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Trong dữ liệu, sóng nhiệt được xác định khi chỉ số tương đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và chỉ số tuyệt đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và độ ẩm tương đối được dự báo vượt quá các giá trị đặc biệt cao theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Trong dữ liệu, sóng nhiệt được xác định khi chỉ số tương đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và chỉ số tuyệt đối dựa trên nền nhiệt độ khí quyển và độ ẩm tương đối được dự báo vượt quá các giá trị đặc biệt cao theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.

Lũ lụt

Nền khí hậu ngày càng nóng hơn của Trái Đất đang khiến bầu khí quyển giữ nhiều hơi nước hơn, sau đó sẽ giải phóng nước dưới dạng các sự kiện mưa cực đoan xối xả.

Tp. Kolkata, Ấn Độ
Tháng 9/2021: Một người phụ nữ bước ra khỏi cửa xe buýt trên con phố ngập lụt. Nguồn ảnh: Indranil Aditya/NurPhoto thông qua Getty Images, Philippe Lopez/AFP thông qua Getty Images, Jack Taylor/AFP thông qua Getty Images, Oman News Agency thông qua AP.
Quận Agen, Pháp
Tháng 9/2021: Lực lượng cứu hỏa đang kiểm tra một con phố ngập nước. Nguồn ảnh: Indranil Aditya/NurPhoto thông qua Getty Images, Philippe Lopez/AFP thông qua Getty Images, Jack Taylor/AFP thông qua Getty Images, Oman News Agency thông qua AP.
Tp. Al Khaburah, Oman
Tháng 10/2021: Đường phố ngập sau cơn bão Shaheen. Nguồn ảnh: Indranil Aditya/NurPhoto thông qua Getty Images, Philippe Lopez/AFP thông qua Getty Images, Jack Taylor/AFP thông qua Getty Images, Oman News Agency thông qua AP.
Tp. Ayutthaya, Thái Lan
Tháng 10/2021: Một cậu bé đi qua dòng nước lũ. Nguồn ảnh: Indranil Aditya/NurPhoto thông qua Getty Images, Philippe Lopez/AFP thông qua Getty Images, Jack Taylor/AFP thông qua Getty Images, Oman News Agency thông qua AP.

Trên khắp hành tinh, mọi người đang phải đối mặt với những cơn bão sóng nhiệt, lũ lụt và hạn hán dồn dập. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng, khoảng 216 triệu người, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển, sẽ buộc phải chạy trốn khỏi những tác động này vào năm 2050 trừ khi thế giới có hành động triệt để. Có tới 23 nghìn tỷ đô la đang trên đà bị xóa sổ khỏi nền kinh tế toàn cầu, và có khả năng còn chi tiêu nhiều hơn nữa, vì biến đổi khí hậu.

Một số tác động nghiêm trọng nhất xoay quanh nguồn nước – cả ở vấn đề thiếu nước và ngập lụt. Những trận lũ khổng lồ, thường được thúc đẩy bởi lượng mưa lớn bất thường, đã trở thành hiện tượng thường xuyên xảy ra gần đây, không chỉ ở Đức và Trung Quốc mà còn từ Mỹ – nơi sông Mississippi trải qua phần lớn năm 2019 trong tình trạng ngập lụt, đến Vương quốc Anh – nơi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào năm 2020 sau khi các cơn bão đổ một lượng mưa tương đương một tháng trong vòng chỉ 48 giờ, và Sudan- nơi lũ lụt đã quét sạch hơn 110.000 ngôi nhà vào năm ngoái.

Trong khi đó, trong 20 năm qua, tổng lượng nguồn ngọt nước trên cạn cung cấp cho nhân loại đã giảm với tốc độ 1cm mỗi năm, với hơn 5 tỷ người dự kiến sẽ không còn đủ nước để sinh hoạt trong vòng ba thập kỷ tới.

Ở mức tăng nhiệt 3 độ C, mực nước biển dâng do các sông băng tan chảy và sức nóng của đại dương cũng sẽ đẩy các khối nước ngập mặn không mong muốn vào các thành phố ven biển, với những nơi như Miami, Thượng Hải và Bangladesh có nguy cơ phần lớn trở thành môi trường biển. Tần suất của các sự kiện mưa lớn – thể loại mưa đã nhấn chìm Đức và Trung Quốc – sẽ bắt đầu tăng lên, gần gấp đôi mức bình thường trong lịch sử một khi nền nhiệt nóng thêm 2oC.

Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy lượng mưa và tuyết rơi dự kiến sẽ thay đổi ở đâu so với mức trung bình năm 1986-2006, theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy lượng mưa và tuyết rơi dự kiến sẽ thay đổi ở đâu so với mức trung bình năm 1986-2006, theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy lượng mưa và tuyết rơi dự kiến sẽ thay đổi ở đâu so với mức trung bình năm 1986-2006, theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy lượng mưa và tuyết rơi dự kiến sẽ thay đổi ở đâu so với mức trung bình năm 1986-2006, theo phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.

Cháy rừng

Bầu khí quyển ngày càng nóng hơn của Trái Đất đang hút nước từ mặt đất, làm khô cây và lớp phủ thực vật, làm tăng mức độ nghiêm trọng của nạn cháy rừng.

Thị trấn Wooroloo, Australia
Tháng 2/2021: Một vụ cháy rừng đã phá hủy hơn 30 ngôi nhà. Nguồn ảnh: Greg Bell/DFES thông qua AP, Muhammad A.F/Anadolu Agency thông qua Getty Images, Ethan Swope/AP, Fadel Senna/AFP thông qua Getty Images.
Huyện Ogan Ilir, Indonesia
Tháng 8/2021: Lực lượng cứu hỏa Indonesia cố gắng dập tắt đám cháy trên vùng đất than bùn. Nguồn ảnh: Greg Bell/DFES thông qua AP, Muhammad A.F/Anadolu Agency thông qua Getty Images, Ethan Swope/AP, Fadel Senna/AFP thông qua Getty Images.
Tp. Chefchaouen, Morocco
Tháng 8/2021: Một người phụ nữ bất lực nhìn đám cháy xé toạc khu rừng. Nguồn ảnh: Greg Bell/DFES thông qua AP, Muhammad A.F/Anadolu Agency thông qua Getty Images, Ethan Swope/AP, Fadel Senna/AFP thông qua Getty Images.
Bang California, Hoa Kỳ
Tháng 9/2021: Ngọn lửa thiêu rụi một ngôi nhà trong đám cháy Fawn. Nguồn ảnh: Greg Bell/DFES thông qua AP, Muhammad A.F/Anadolu Agency thông qua Getty Images, Ethan Swope/AP, Fadel Senna/AFP thông qua Getty Images.

Theo giới khoa học, hầu như toàn bộ khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu sẽ có nguy cơ cháy rừng cao hơn ở mức tăng nhiệt 3oC, với những nơi như bang California đã mắc kẹt trong chu kỳ suy thoái vì “nắng nóng, hạn hán và hỏa hoạn”. Cường độ của mùa cháy rừng thảm khốc “Black Summer” ở Australia vào năm 2019-20 sẽ có khả năng bùng phát trở lại cao gấp 4 lần ở mức tăng nhiệt 2oC, và sẽ khá phổ biến ở mức tăng nhiệt 3oC.

Một ẩn số đáng lo ngại đối với các nhà khoa học khí hậu là những tác động trực tiếp khi các mốc thời gian tiếp tục sụp đổ. Ví dụ như, những vụ cháy rừng kỷ lục ở bang California (Mỹ) năm ngoái đã khiến một triệu trẻ em mất một khoảng thời gian đến trường đáng kể. Điều gì sẽ xảy ra nếu băng vĩnh cửu tan chảy hoặc lũ lụt cắt đứt những con đường quan trọng được sử dụng bởi các chuỗi cung ứng hàng hóa? Điều gì sẽ xảy ra nếu bão đánh sập nhà máy sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới? Điều gì sẽ xảy ra khi một nửa dân số thế giới tiếp xúc với muỗi mang mầm bệnh?

Ts. Hayhoe nói:

“Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến khí hậu thay đổi nhanh đến như vậy, nên chúng tôi không hiểu các tác động phi tuyến tính. Có những ngưỡng tới hạn trong hệ thống do con người gây ra mà chúng tôi không tính đến đủ. Nhiều khí thải carbon hơn có nghĩa là tác động sẽ tồi tệ hơn, đồng nghĩa với việc gây ra nhiều điều bất ngờ khó chịu hơn”.

Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy tổng số các khu vực bị đốt cháy hàng năm được dự báo sẽ thay đổi, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy tổng số các khu vực bị đốt cháy hàng năm được dự báo sẽ thay đổi, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy tổng số các khu vực bị đốt cháy hàng năm được dự báo sẽ thay đổi, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy tổng số các khu vực bị đốt cháy hàng năm được dự báo sẽ thay đổi, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.

Mất Mùa

Thời tiết không dự đoán được, như lượng mưa quá nhiều hoặc quá ít, làm giảm số lượng và chất lượng của các mùa vụ lương thực.

Làng La Ceiba Talquezal, Guatemala
Tháng 5/2017: Vụ mùa trên sườn đồi bị tàn phá do phá rừng, sâu bệnh và nạn hạn hán kéo dài. Nguồn ảnh: Marvin Recinos/AFP thông qua Getty Images, David Gray/Getty Images, String/EPA, World Food Program/Reuters.
Bang New South Wales, Australia
Tháng 10/2019: Một người nông dân đứng trên cánh đồng lúa mì thất thu. Nguồn ảnh: Marvin Recinos/AFP thông qua Getty Images, David Gray/Getty Images, String/EPA, World Food Program/Reuters.
Thủ đô Lusaka, Zambia
Tháng 1/2020: Cây trồng bị suy yếu sau khi thiếu lượng mưa mùa hè bình thường. Nguồn ảnh: Marvin Recinos/AFP thông qua Getty Images, David Gray/Getty Images, String/EPA, World Food Program/Reuters.
Tỉnh Badghis, Afghanistan
Tháng 9/2021: Một người nông dân cầm một nắm lúa mì chết từ vụ mùa của mình. Nguồn ảnh: Marvin Recinos/AFP thông qua Getty Images, David Gray/Getty Images, String/EPA, World Food Program/Reuters.

Một trong số các tác động đau đớn trong cuộc sống là nạn đói, và cuộc khủng hoảng khí hậu đang bắt đầu gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất lương thực. Vào tháng 8/2021, Liên Hợp Quốc cho biết Madagascar đang ở bờ vực của “nạn đói do biến đổi khí hậu” đầu tiên trên thế giới, với hàng chục nghìn người gặp rủi ro sau bốn năm hầu như trời không mưa. Trên toàn cầu, các hiện tượng hạn hán cực đoan trước đây ở tầm mức xảy-ra-trung-bình-mỗi-thập-kỷ-một-lần sẽ tăng hơn gấp đôi tần suất khi nền nhiệt tăng 2oC.

Nếu hâm nóng thế giới nhiều hơn mức này một chút, thì một phần ba sản lượng lương thực của thế giới sẽ gặp rủi ro vào cuối thế kỷ này, khi mùa màng bắt đầu héo úa và hư hỏng vì nắng nóng.

Nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ làm mất ổn định ngành sản xuất lương thực, chẳng hạn như tình trạng suy giảm mực nước ngầm và thu hẹp các lớp băng tuyết – là một nguồn tưới tiêu quan trọng khác ở những nơi như phía dưới dãy Himalayas chẳng hạn. Năng suất cây trồng sẽ càng giảm khi càng nắng nóng, trong khi lũ lụt và bão ngày càng lớn hơn có nguy cơ phá hủy những vùng đất nông nghiệp rộng lớn.

Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy năng suất hàng năm của bốn loại cây trồng (ngô, lúa mì, đậu tương và gạo) được dự báo sẽ rơi thấp hơn vào phân vị 2,5 so với mức tiền công nghiệp, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy năng suất hàng năm của bốn loại cây trồng (ngô, lúa mì, đậu tương và gạo) được dự báo sẽ rơi thấp hơn vào phân vị 2,5 so với mức tiền công nghiệp, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy năng suất hàng năm của bốn loại cây trồng (ngô, lúa mì, đậu tương và gạo) được dự báo sẽ rơi thấp hơn vào phân vị 2,5 so với mức tiền công nghiệp, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.
Đồ họa: the Guardian. Nguồn: Climate Impact Explorer của Climate Analytics. Lưu ý: Dữ liệu cho thấy năng suất hàng năm của bốn loại cây trồng (ngô, lúa mì, đậu tương và gạo) được dự báo sẽ rơi thấp hơn vào phân vị 2,5 so với mức tiền công nghiệp, theo một phân tích của bốn mô hình khí hậu. Khi hai trong số bốn mô hình không tương thích, chúng sẽ không được đưa ra. Số năm dự báo được xác định dựa trên kịch bản phát thải hiện tại của Climate Action Tracker.

Bất chấp sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo và gần đây là xe điện, các quốc gia vẫn bị phụ thuộc chặt chẽ vào nhiên liệu hóa thạch, tiếp tục trợ cấp tài chính cho ngành khai thác dầu, than và khí đốt với mức khoảng 11 triệu đô la mỗi phút. Chỉ riêng vấn đề ô nhiễm không khí do đốt những nhiên liệu này đã giết chết gần chín triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Nhiều thập kỷ đã bị lãng phí – Tổng thống Lyndon Johnson [vị tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ, 1908-1973] đã được các nhà khoa học cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu khi Joe Biden [vị tổng thống hiện nay, thứ 46 của Hoa Kỳ] vẫn còn đang học đại học, nhưng chính sự phủ nhận của các ngành công nghiệp và quán tính của giới chính phủ sẽ khiến nền nhiệt trung bình toàn cầu tiếp tục tăng thêm 2,7 độ C trong thế kỷ này, ngay cả khi tất cả các cam kết cắt giảm phát thải đều được đáp ứng.

Vào cuối năm nay (2021), thế giới sẽ đốt cháy 86% “ngân sách” carbon, mà vì đó, cho phép chúng ta chỉ còn một lần tung đồng xu cuối cùng để có thể duy trì mức tăng nhiệt ở dưới 1,5 độ C. Các cuộc đàm phán COP26 ở Glasgow tháng 11 này, bằng cách nào đó, sẽ phải thu hẹp khoảng cách to lớn này, vì giới khoa học cảnh báo thế giới sẽ phải cắt giảm một nửa lượng khí thải trong thập kỷ này, trước khi hoàn toàn loại bỏ chúng vào năm 2050.

Ts. Wehner cho biết:

“Mức tăng 2,7 độ C sẽ rất tệ hại.”

Ông là người đã giải thích rằng, lượng mưa cực đoan sẽ nhiều hơn một phần tư so với hiện nay, và các đợt song nhiệt có khả năng nóng hơn 6 độ C ở nhiều quốc gia. Chuyên gia Maycock cũng thêm rằng, phần lớn hành tinh sẽ trở nên “không thể ở được” ở mức nóng này. Cô nói:

“Chúng tôi không muốn sống trong thế giới đó.”

Kịch bản sắp tới – kiểu như một ngày tận thế nào đó – sẽ đến dễ dàng nếu thế giới nóng lên thêm từ 4oC trở lên, và mặc dù điều này được coi là không thể xảy ra do hành động muộn màng của các chính phủ, nhưng nó sẽ không mang lại nhiều niềm an ủi đâu.

Mọi quyết định – mỗi hợp đồng thuê khoan dầu, mỗi mẫu rừng nhiệt đới Amazon bị đốt cháy để dành cho đồng cỏ chăn nuôi, mỗi chiếc xe SUV ngốn xăng mới lăn bánh trên đường – sẽ quyết định chúng ta lao xuống vực thẳm này bao xa. Ở Glasgow, các chính phủ sẽ bị thách thức để chứng tỏ họ có chống lại từng tỷ lệ gia tăng của nhiệt độ hay không, hoặc nói cách khác, theo lời của cô bé Greta Thunberg, cuộc hội họp quan trọng này có nguy cơ trở nên vô ích, kiểu như nói là “blah, blah, blah” nhưng không làm.

Ts. Rogelj chia sẻ:

“Chúng ta đã chạm đến giây phút cuối của chiếc đồng hồ, nhưng không bao giờ là quá muộn. 1,7oC tốt hơn là 1,9oC và tất nhiên là vẫn tốt hơn 3oC. Việc cắt giảm lượng khí thải vào ngày mai sẽ tốt hơn ngày kia, bởi vì chúng ta luôn có thể tránh được điều tồi tệ hơn xảy ra. Hiện tại, mọi sự diễn ra quá chậm, nhưng chúng ta vẫn còn có thể hành động. ”

BÌNH LUẬN CỦA HÀNH TINH TITANIC:

Các kịch bản nói trên của IPPC, và đã được hình dung một cách dễ hiểu nhờ báo the Guardian, hoàn toàn không tính đến các yếu tố đột biến mà Hành tinh Titanic đã phân tích từ lâu, tại:

Chúng tôi cũng vẫn nghi ngờ và hiểu rằng, sự tham lam, kiêu ngạo và ngu dốt của loài homo sapiens là vô hạn và rất khó cân đo đong đếm được, qua phân tích trong bài:

Đừng bao giờ đánh giá thấp điều đó.

SAM CARANA, một trong những bí danh của giới khoa học khí hậu có lương tâm trên toàn cầu, đã phân tích như sau trên blog của mình (dĩ nhiên họ phải dùng bí danh vì tránh việc bị trả thù):

Theo NASA, Copernicus và Ts. James Hansen [cựu giám đốc NASA Goddard], tháng 9/2021 là tháng 9 ấm nhất thứ hai về ghi nhận nền nhiệt kỷ lục, sau tháng 9/2020, bất chấp hiệu ứng làm mát của chu kỳ La Niña hiện đang xảy ra. Bản đồ của NASA cho thấy Bắc Băng Dương đã bị tác động nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của các mức nhiệt cao.

Bản đồ của NASA cho thấy mức tăng nhiệt bất thường hiện nay là 0,96°C so với giai đoạn năm 1951-1980. Với việc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow, từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021 này, thì điều quan trọng phải nhận ra rằng, khi sử dụng giai đoạn lịch sử từ năm 1951 đến năm 1980 làm cơ sở để so sánh mức tăng nhiệt, thì không chính xác như khi so sánh với thời kỳ tiền công nghiệp (năm 1900). Vậy, nền nhiệt độ đã tăng bao nhiêu so với thời kỳ tiền công nghiệp và xu hướng ở đây là gì? Liệu COP26 có đề cập đến và nói rõ điều đó hay không?

Chúng ta hãy cùng thực hiện các phép tính một lần nữa. Xu hướng trong biểu đồ đầu tiên dưới đây chỉ ra rằng, dữ liệu của NASA cần được điều chỉnh thêm 0,29°C nữa để thay đổi đường cơ sở so sánh mức tăng nhiệt từ giai đoạn năm 1951-1980 ngược lại, về đến năm 1900.

Tất nhiên, năm 1900 vẫn chưa chính xác là thời kỳ tiền công nghiệp đâu. Biểu đồ thứ hai cho thấy ba xu hướng:

  • Đường biểu diễn (xu hướng) màu xanh lá cây dựa trên dữ liệu chưa điều chỉnh của NASA (dựa trên việc so sánh mức tăng nhiệt với giai đoạn 1951-1980).
  • Đường biểu diễn (xu hướng) màu hoa cà (magenta) dựa trên dữ liệu được điều chỉnh tăng thêm 0,79°C cho nền nhiệt ghi nhận được vào năm 1750, cho các mức nhiệt bất thường cao hơn ở vùng cực và mức nhiệt độ bầu khí quyển bên trên đại dương. Xu hướng màu hoa cà này cho thấy chúng ta đã vượt qua ngưỡng tăng nhiệt 1,5°C rồi khi Thỏa thuận Khí hậu Paris được ký vào năm 2015, trong khi mức tăng +3°C có thể bị vượt qua trước năm 2050.
  • Đường biểu diễn (xu hướng) màu đỏ dựa trên dữ liệu được điều chỉnh thêm 1,28°C – tức là cộng thêm 0,49°C vào dữ liệu màu hoa cà khi so sánh với giai đoạn lịch sử năm 3480 trước Công nguyên. Xu hướng màu đỏ cho thấy chúng ta đã vượt qua ngưỡng tăng nhiệt 2°C khi Thỏa thuận Paris được ký vào năm 2015, trong khi mức tăng nhiệt bất thường +5°C có thể bị vượt qua vào năm 2060.

Một điểm khác cần xem xét chính là tác động của các biến số ngắn hạn trong thời gian sắp tới. Biểu đồ thứ ba hiển thị cùng một đường biểu diễn dữ liệu màu đỏ, tức là mức tăng +1,28°C được điều chỉnh, với hai xu hướng được thêm vào: xu hướng màu đỏ dựa trên dữ liệu về mức tăng nhiệt từ năm 1880 đến tháng 9/2021 và xu hướng màu xanh lam dựa trên dữ liệu về mức tăng nhiệt từ năm 2015 đến tháng 9/2021.

Xu hướng màu xanh dương phù hợp hơn với các biến số ngắn hạn, chẳng hạn như El Nino, vết đen trên Mặt Trời và hoạt động của các núi lửa. Xu hướng màu xanh lam cho thấy nhiệt độ hiện đang bị kìm hãm.

Trong vòng một vài năm tới, các vết đen trên Mặt Trời có thể đạt đến đỉnh của chu kỳ hiện tại và chúng trông mạnh hơn so với dự báo.

Hơn nữa, chu kỳ El Niño xảy ra tiếp theo có thể làm tăng đáng kể nền nhiệt độ bề mặt hành tinh. Hình ảnh dưới đây chỉ ra rằng, mức chênh lệch giữa mức nhiệt độ ở đỉnh El Niño và mức nhiệt độ ở đáy La Niña có thể hơn đến nửa độ Celsius. NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ) hy vọng chu kỳ La Nina đang xảy ra hiện nay (tháng 11/2021) sẽ có tác động sâu hơn và tiếp tục tồn tại trong năm 2022 (hiện điều đó đang rõ ràng cho đến tháng 2/2022 rồi).

Tình huống rủi ro đặt ra ở đây chính là, chúng ta sẽ đi vào chu kỳ El Niño tiếp theo, trong khi các vết đen trên Mặt Trời ngày càng tăng, và các tác động của sol khí bụi mịn trong bầu khí quyển có thể giảm dần, khiến nền nhiệt độ hành tinh tiếp tục tăng lên. Sự gia tăng nhiệt độ nhiều hơn có thể xảy ra khi các bụi khí gốc sunfat hiện đang được đồng phát thải bởi giao thông và công nghiệp sẽ giảm đi, đồng thời việc giải phóng các bụi khí khác như carbon đen và nâu có thể tăng lên đáng kể do lượng gỗ đốt và cháy rừng diễn ra nhiều hơn.

Hơn nữa, những thay đổi tự nhiên trong ngắn hạn như vậy có thể hoạt động như một chất xúc tác, gây ra nhiều phản hồi phát sinh với mức độ dữ dội hơn bao giờ hết. Những phản hồi như vậy có thể dẫn đến sự sụp đổ của biển băng tại Bắc Cực và phun trào một lượng lớn khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide, tiếp tục làm tăng nền nhiệt độ bầu khí quyển một cách đột ngột, như được minh họa bởi đường biểu diễn (xu hướng) màu xanh dương ở trên.

Vệ tinh MetOp-2 đã ghi nhận được một số lượng khí methane gia tăng đáng sợ trong thời gian gần đây. Vào ngày 14 tháng 10 năm 2021, đỉnh mật độ khí methane chạm mức 4,354 ppb (phần nghìn), được ghi nhận ở độ cao khí quyển 293 mb (bảng bên trái), trong khi mức trung bình 2068 ppb được ghi nhận ở độ cao khí quyển 367 mb (bảng bên phải). Hình ảnh chỉ hiển thị một phần của hành tinh, vì vậy có thể có một số vấn đề với vệ tinh này, nhưng đó có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại cho những điều sắp xảy ra.

Đáng buồn thay, IPCC tiếp tục trò chơi hạ mức tăng nhiệt độ và tránh đề cập đến nguy cơ gia tăng mạnh sẽ có thể xảy ra sớm hơn dự kiến, đồng thời thúc đẩy ý tưởng rằng loài người vẫn tiếp tục có một “ngân sách carbon” được phân chia cho các bên gây ô nhiễm, để họ lại có thể tiếp tục xả thải thêm trong nhiều thập kỷ tới. Hy vọng rằng các chính trị gia tại COP26 sẽ làm điều đúng đắn.

Xem bài phân tích của Sam Carana tại:

Will COP26 in Glasgow deliver?

HÀNH TINH TITANIC

là một kênh thông tin phi lợi nhuận và độc lập. Chúng tôi không nhận đăng tin quảng cáo hoặc bất cứ nguồn tài trợ nào từ các chính phủ hay tập đoàn kinh tế, để giữ vững quan điểm nói thẳng, nói thật và nói chính xác về cuộc khủng hoảng khí hậu cho Cộng đồng dân cư Việt Nam – một trong những quốc gia sẽ bị tác động nặng nề vì cuộc khủng hoảng ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU. Vì thế, mỗi khoản tiền bạn đọc đóng góp cho chúng tôi đều sẽ giúp bảo vệ và phát triển kênh thông tin duy nhất bằng Tiếng Việt về biến đổi khí hậu này. Xin cảm ơn.

ỦNG HỘ HÀNH TINH TITANIC

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Khí Carbon Dioxide

TỔNG LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN TOÀN CẦU NĂM 2018 ĐÃ TĂNG HƠN 2,8%

Theo Tập đoàn Rhodium Group chuyên Nghiên cứu và Phân tích Dữ liệu Kinh tế và Chính sách Hoa Kỳ, lượng khí thải carbon dioxide của Mỹ trong năm 2018 đã gia tăng thêm 3,4%, cho dù...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Lòng tham và kiêu ngạo

10.000 CON LẠC ĐÀ TẠI AUSTRALIA BỊ GIẾT VÌ ĐÃ UỐNG NƯỚC QUÁ NHIỀU

Bắt đầu từ ngày 8/1/2020, chính quyền Nam Australia đã bắt đầu chiến dịch xả súng giết hàng nghìn con lạc đà hoang. Họ sẽ dùng trực thăng và xe quân đội để thực hiện cuộc tàn sát...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic