SO VỚI SUY NGHĨ TRƯỚC ĐÂY, CÁC QUỐC GIA GIÀU CÓ ĐÃ XUẤT KHẨU GẤP ĐÔI RÁC THẢI NHỰA SANG CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN


hanhtinhtitanic
SO VỚI SUY NGHĨ TRƯỚC ĐÂY, CÁC QUỐC GIA GIÀU...

Bài chuyển ngữ từ nguồn:

Rich countries export twice as much plastic waste to the developing world as previously thought

Tác giả: Joseph Winters
News Reporter của Grist

Những quốc gia có thu nhập cao từ lâu đã gửi rác thải của họ ra nước ngoài để vứt bỏ hoặc tái chế — và một nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập cho biết các nước này đang khiến thế giới của nhóm nước nghèo đang phát triển tràn ngập rác thải nhựa nhiều hơn so với ước tính trước đây.

Theo một phân tích mới được công bố vào tuần trước, thì dữ liệu của Liên Hợp Quốc về buôn bán chất thải toàn cầu đã không tính đến lượng nhựa “ẩn” trong hàng dệt may, các kiện giấy bị ô nhiễm và những thể loại sản phẩm khác, dẫn đến lượng nhựa thải ra đường hàng năm từ Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Anh, Mỹ… chuyển đến các nước nghèo bị ước tính thấp hơn đáng kể 1,8 triệu tấn. Các tác giả của phân tích này nêu bật những rủi ro về sức khỏe cộng đồng và môi trường mà việc xuất khẩu chất thải nhựa gây ra ở các nước đang phát triển, nơi những bên nhập khẩu thường đổ chúng xuống hố đất hoặc đốt một lượng rác thải nhựa không thể quản lý được.

Therese Karlsson, một cố vấn khoa học và kỹ thuật của Mạng lưới Quốc tế về Loại bỏ Chất gây ô nhiễm (International Pollutant Elimination Network – IPEN), một tổ chức phi lợi nhuận, cho biết:

“Các hóa chất độc hại từ những loại nhựa này đang đầu độc cộng đồng dân cư.” 

IPEN đã giúp phối hợp phân tích cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.

Ngày nay, NGƯỜI HIỆN ĐẠI dường như thường xuyên tiếp xúc với NHỰA và NHIỀU HỢP CHẤT NHÂN TẠO KHÁC so với các chất liệu có sẵn trong tự nhiên.
Người càng nghèo thì càng dễ bị phơi nhiễm với Ô NHIỄM NHỰA.

Nhiều ước tính về quy mô buôn bán rác thải nhựa có sử dụng cơ sở dữ liệu của Liên Hợp Quốc nhằm theo dõi các loại sản phẩm khác nhau thông qua một “hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa”, gán cho mỗi loại sản phẩm một mã bắt đầu bằng các chữ cái HS.  HS 3915 – thuộc về nhóm “phế liệu, vụn và mảnh vụn” của nhựa, và chúng thường được giới nghiên cứu và hoạch định chính sách giả định dùng để mô tả tổng khối lượng nhựa đang được giao dịch trên toàn cầu. Nhưng phân tích mới cho rằng cách xếp loại trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm chất thải nhựa”, vì mã HS 3915 bỏ sót một lượng nhựa lớn nằm trong các danh mục sản phẩm khác nữa.

Ví dụ như, quần áo bị thải bỏ có thể được theo dõi với mã HS 5505 và không được tính là rác thải nhựa, mặc dù 60% đến 70% tất cả các mặt hàng dệt may đều được làm từ một loại nhựa nào đó. Và một danh mục khác có mã HS 6309 — bao gồm quần áo và phụ kiện thời trang đã qua sử dụng — được Liên Hợp Quốc cho là có thể tái sử dụng hoặc tái chế, và do đó hoàn toàn không bị xem là rác thải, mặc dù ước tính có đến 40% trong số quần áo xuất khẩu này được coi là không thể sử dụng lại và cuối cùng sẽ bị đổ ra bãi chôn lấp rác.

Ô nhiễm nhựa trong các kiện giấy — những chồng giấy khổng lồ chưa phân loại được vận chuyển ra nước ngoài để tái chế — cũng có xu hướng bị bỏ qua trong các ước tính về hoạt động buôn bán rác thải nhựa quốc tế, mặc dù những kiện này có thể chứa từ 5 đến 30% chất nhựa phải được loại bỏ và hủy đi.

Nếu chỉ tính riêng nhựa từ hai loại sản phẩm này thì đã làm tăng lượng chất thải nhựa được xuất khẩu từ tất cả các khu vực trong phân tích lên tới 1,8 triệu tấn mỗi năm – bao gồm 1,3 triệu từ kiện giấy và nửa triệu từ hàng dệt may.

Con số này nhiều hơn gấp đôi lượng nhựa được tính đến nếu chỉ phân tích các thể loại “rác thải, vỏ và mảnh vụn” bằng nhựa.

Các danh mục sản phẩm bổ sung như điện tử và cao su thậm chí còn góp phần nhiều hơn vào hoạt động buôn bán rác thải nhựa toàn cầu, mặc dù Karlsson cho biết tình trạng thiếu dữ liệu khiến cho việc định lượng chính xác rác thải nhựa trở nên khó khăn hơn. Tất cả các loại nhựa này gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng quản lý chất thải ở các nước đang phát triển, dẫn đến việc một lượng lớn rác nhựa sẽ phải xử lý các bãi rác, bãi chôn lấp hoặc lò đốt. Việc đốt loại chất thải này sẽ gây ô nhiễm không khí nguy hiểm cho các cộng đồng cư dân lân cận, đồng thời các bãi rác và bãi chôn lấp có thể rò rỉ những hóa chất như PCB — một nhóm hợp chất gây ung thư ở người — vào đất đai và nguồn nước.

Hơn 10.000 loại hóa chất khác nhau được sử dụng trong quá trình sản xuất nhựa, và 1/4 số đó đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo về độc tính và khả năng tích tụ trong môi trường cũng như trong cơ thể con người. Báo cáo trên kêu gọi các ngành công nghiệp nhựa và hóa dầu minh bạch hơn về các loại hóa chất mà họ đang đưa vào sản phẩm nhựa của mình, đồng thời yêu cầu giới hữu trách quản lý yêu cầu các công ty này sử dụng ít hóa chất hơn, cũng như hóa chất bớt độc hại hơn.

Karlsson cũng kêu gọi cấm hoàn toàn việc buôn bán rác thải nhựa toàn cầu, cùng với các hạn chế có thể thực thi đối với lượng nhựa mà thế giới tạo ra ngay từ đầu. Bà nói với báo điện tử Grist:

Bất kể chúng ta đang xử lý rác thải nhựa theo cách nào, thì con người vẫn cần giảm sản lượng nhựa, bởi vì lượng rác thải nhựa được tạo ra hiện nay sẽ không bao giờ bền vững cả.

Nếu không có hành động tích cực để giảm dần sản lượng nhựa, thế giới đang trên tiến trình tạo ra tổng cộng 26 tỷ tấn chất thải nhựa vào năm 2050, mà hầu hết trong số đó sẽ bị đốt, đổ hoặc gửi đến các bãi chôn lấp.

BẠN CÓ BAO GIỜ TỰ HỎI NƠI QUẦN ÁO CỦA MÌNH SẼ KẾT THÚC VÒNG ĐỜI?

Sa mạc khô cằn nhất thế giới đã trở thành bãi rác của ngành thời trang “mì ăn liền” toàn cầu, và những núi quần áo chất đống bỏ đi ngày càng to hơn.⁣

Các bức ảnh dưới đây cho thấy hàng đống áo len, ủng và quần áo khác bị vứt bỏ ở sa mạc Atacama của Chile, nơi đang ngày càng phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm do ngành công nghiệp thời trang tạo ra.⁣

Hàng năm, có khoảng 59.000 tấn quần áo được nhập vào cảng Iquique của Chile. Chúng thường được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Bangladesh. Sau đó, chúng đi qua người tiêu dùng Châu Âu, Châu Á hoặc Bắc Mỹ trước khi đổ bộ vào Chile. Từ đó, những quần áo thải loại này được bán ra khắp Châu Mỹ Latinh.

Hãng AFP đưa tin rằng, mặc dù vậy, chỉ một phần nhỏ số quần áo được nhập vào Chile là mua tại địa phương. Ít nhất 39.000 tấn loại này không thể bán được và bị vứt ra các bãi rác ở khu vực sa mạc xung quanh cảng Iquique.

Quần áo được làm bằng chất liệu tổng hợp hoặc được xử lý bằng hóa chất có thể mất 200 năm để phân hủy sinh học và mang tính độc hại như lốp xe hoặc nhựa thải bỏ. ⁣

Trở lại năm 2019, Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 8 đến 10% lượng khí thải carbon của thế giới. Nếu đặt số liệu này vào bối cảnh chung, thì đó là nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại.

Để sản xuất một chiếc quần jean cần tới 7.500 lít nước.⁣

Hàng năm, ngành công nghiệp thời trang tạo ra khoảng 20% ​​lượng nước thải của thế giới và vứt nửa triệu tấn vi sợi tổng hợp vào đại dương hàng năm.⁣

“Nhưng giờ đây, mọi người nên bắt đầu tự đặt câu hỏi trên cho mình trước khi mua sắm quần áo thời trang.”⁣

HÀNH TINH TITANIC

là một kênh thông tin phi lợi nhuận và độc lập. Chúng tôi không nhận đăng tin quảng cáo hoặc bất cứ nguồn tài trợ nào từ các chính phủ hay tập đoàn kinh tế, để giữ vững quan điểm nói thẳng, nói thật và nói chính xác về cuộc khủng hoảng khí hậu cho Cộng đồng dân cư Việt Nam – một trong những quốc gia sẽ bị tác động nặng nề vì cuộc khủng hoảng ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU. Vì thế, mỗi khoản tiền bạn đọc đóng góp cho chúng tôi đều sẽ giúp bảo vệ và phát triển kênh thông tin duy nhất bằng Tiếng Việt về biến đổi khí hậu này. Xin cảm ơn.

ỦNG HỘ HÀNH TINH TITANIC

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Khủng hoảng tâm lý con người

HỌC ĐỂ LÀM GÌ KHI KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI ĐỂ SỐNG SÓT

Phong trào Bãi Học Đường (School Strike) của cô bé 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg sẽ được hưởng ứng rộng khắp tại 51 quốc gia vào ngày Thứ Sáu 15/3/2019 này. Học sinh trên...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Lòng tham và kiêu ngạo

SỰ DỐI TRÁ CỦA CANADA

Ở mặt này, Hạ viện Canada vừa thông qua một bản đề nghị tuyên bố tình trạng khẩn cấp nền khí hậu quốc gia, Xem: Còn mặt kia, chính phủ Canada lại bắt tay với các tập đoàn khai...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic