BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: VIỆC PHONG TỎA XÃ HỘI DO ĐẠI DỊCH COVID CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LƯỢNG MƯA KỶ LỤC ĐỔ XUỐNG TRUNG QUỐC HỒI NĂM 2020


hanhtinhtitanic
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: VIỆC PHONG TỎA XÃ HỘI DO...

Nguồn: BBC News

Giới khoa học cho rằng, lượng khí thải công nghiệp bị suy giảm nhanh chóng do đại dịch Covid đã đóng một vai trò quan trọng gây ra lượng mưa kỷ lục ở Trung Quốc hồi năm 2020.

Sự suy giảm khí nhà kính và các hạt vi bụi, còn được gọi là bụi mù ô nhiễm (aerosols), đã tạo ra những thay đổi trong khí quyển, làm tăng cường độ của các trận mưa như trút nước.

Hàng trăm người đã chết và hàng triệu người khác phải sơ tán trong một mùa hè có lượng mưa kỷ lục.

Nhưng việc cắt giảm lượng khí thải công nghiệp trong dài hạn không có khả năng gây ra các sự kiện tương tự.

Nhiều vùng ở miền Đông của Trung Quốc đã trải qua đợt lũ lụt nghiêm trọng vào tháng 6 và tháng 7 năm 2020. Các nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng lượng khí thải suy giảm đột ngột đã góp phần tạo ra khoảng 1/3 lượng mưa mùa hè cực đoan ấy.

Nguồn ảnh: GETTY IMAGES

Sông Dương Tử đã chứng kiến vũ lượng lớn nhất kể từ năm 1961, với mức tăng 79% vào tháng 6 và tháng 7 so với mức trung bình cùng thời kỳ trong 41 năm trước đó.

Một số nghiên cứu khoa học đã xem xét nguyên nhân gây ra lũ lụt, và chúng chỉ ra các điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã diễn ra ở Ấn Độ Dương.

Giờ đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã đưa ra một lý thuyết mới. Họ cho rằng việc giảm đột ngột lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và bụi mù, do việc ngừng hoạt động công nghiệp trong đại dịch Covid-19, là nguyên nhân chính gây ra những trận mưa như trút nước đó.

Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả chỉ ra rằng, trong bốn thập kỷ qua, lượng mưa mùa hè ở miền Đông và miền Trung của Trung Quốc đã giảm đáng kể do sự gia tăng lượng bụi mù trong khí quyển.

Những hạt này, thường là do việc đốt than đá, có thể làm giảm sự xuất hiện của các cơn bão quy mô lớn, khiến lượng mưa đổ xuống đất thấp hơn.

Các bụi mù được tạo ra từ những hoạt động của con người, bao gồm cả việc đốt than đá. Nguồn ảnh: GETTY IMAGES.

Nghiên cứu mới này cho rằng, việc thiếu các hạt vi bụi này, và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sụt giảm thấp hơn trong năm 2020, đã gây ra hiệu ứng ngược lại – làm gia tăng một lượng mưa rất lớn.

Tuy nhiên, chuỗi sự kiện kết nối, giữa việc đóng cửa xã hội con người do đại dịch với các trận lũ lụt khủng khiếp, là khá phức tạp.

Giáo sư Yang Yang đến từ Đại học Khoa học Công nghệ và Thông tin Nam Kinh đã giải thích như sau:

“Nền nhiệt trên đất liền đã tăng lên do giảm bụi mù, nhưng hiện tượng khí nhà kính suy giảm cũng khiến đại dương mát đi, và hiện tượng này làm tăng sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và nước biển trong mùa hè.”

“Đến lượt những yếu tố này đã làm tăng áp suất khí quyển ở mặt nước biển (sea level pressure) trên Biển Đông / Biển Philippines lên, và do đó khiến các đới gió tăng cường mang không khí ẩm đến miền Đông Trung Quốc, gây ra lượng mưa dữ dội.”

Các máy đào mở kênh để nước lũ thoát qua. Nguồn ảnh: GETTY IMAGES.

Hầu hết các chính phủ trên thế giới đang tìm cách giảm phát thải khí giữ nhiệt và bụi mù ô nhiễm thông qua việc chuyển đổi hệ thống năng lượng của họ khỏi nhiên liệu hóa thạch. Liệu có mối nguy hiểm nào khi thực hiện sự thay đổi này, và điều đó có thể gây ra những sự kiện cực đoan như những gì đã trải qua ở Trung Quốc vào năm 2020 không?

“Đó là một câu hỏi thú vị,” Giáo sư Yang nói.

“Do lượng phát thải khí nhà kính đã suy giảm đáng kể vào đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nó gây ra một sự thay đổi ngay lập tức và đột ngột trong các thành phần khác nhau của hệ thống khí hậu.”

“Sự thay đổi đột ngột như vậy trong hệ thống khí hậu sẽ rất khác với những thay đổi để đáp ứng với việc cắt giảm khí thải liên tục nhưng từ từ theo định hướng của chính sách kinh tế.”

BÌNH LUẬN CỦA HÀNH TINH TITANIC:

Việc thay đổi thành phần hóa học và vật lý trong bầu khí quyển có thể gây ra những đột biến về mặt khí hậu không lường trước được. Nó có thể nhấn chìm một khu vực rộng lớn, tác động đến an ninh lương thực của một quốc gia, gây ra nhiều hệ lụy lớn về kinh tế và chính trị. Một sự kiện nghiêm trọng như thế, nhưng BBC và nhà khoa học Trung Quốc cho rằng không đáng sợ và không diễn ra nữa???

Để biết được việc mất đi làn bụi mờ lãng mạn do con người quậy tung lên trong nhiều thập kỷ sản xuất công nghiệp vừa qua sẽ có tác động như thế nào đến tiến trình biến đổi khí hậu, xin xem lại bài phân tích quan trọng của Hành tinh Titanic tại:

HÀNH TINH TITANIC

là một kênh thông tin phi lợi nhuận và độc lập. Chúng tôi không nhận đăng tin quảng cáo hoặc bất cứ nguồn tài trợ nào từ các chính phủ hay tập đoàn kinh tế, để giữ vững quan điểm nói thẳng, nói thật và nói chính xác về cuộc khủng hoảng khí hậu cho Cộng đồng dân cư Việt Nam – một trong những quốc gia sẽ bị tác động nặng nề vì cuộc khủng hoảng ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU. Vì thế, mỗi khoản tiền bạn đọc đóng góp cho chúng tôi đều sẽ giúp bảo vệ và phát triển kênh thông tin duy nhất bằng Tiếng Việt về biến đổi khí hậu này. Xin cảm ơn.

ỦNG HỘ HÀNH TINH TITANIC

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Hiện tượng tăng nhiệt tầng bình lưu

MỘT ĐỢT SÓNG NHIỆT BẤT THƯỜNG HƯỚNG ĐẾN KHU VỰC BẮC BĂNG DƯƠNG TẠI SIBERIA LÀM TĂNG NỀN NHIỆT BỀ MẶT LÊN 20°C SO VỚI BÌNH THƯỜNG

Bắc Cực hoàn toàn là một đại dương không có bất cứ vùng đất liền quy mô lớn nào hiện diện ở đó. Đấy là một đại dương nhỏ nhất và có độ sâu ít nhất trong năm đại dương lớn của thế...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Dòng Nhiệt tỷ trọng

HÓA THẠCH DƯỚI ĐÁY BIỂN CHO THẤY ĐẠI DƯƠNG ĐANG TRẢI QUA MỘT SỰ THAY ĐỔI CHƯA TỪNG THẤY TRONG 10.000 NĂM QUA

Phân tích mới về các lớp hóa thạch dưới đáy biển đã cho thấy những biến đổi nơi các dòng chảy của đại dương có thể đã gây ra sự thay đổi trong hệ sinh thái Đại Tây Dương mà người...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic