Ý ĐỊNH LẤN BIỂN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP


Savio
Ý ĐỊNH LẤN BIỂN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ CỦA TẬP...

Báo The Straits Times hôm 23/12/2019 đã có bài đăng phân tích về dự án lấn biển Cần Giờ, trị giá 217 nghìn tỷ VND (9.35 tỷ USD), của thương hiệu VinHomes thuộc Tập đoàn VinGroup, trong đó phân tích các tác động nghiêm trọng về mặt môi trường như sau:

  • Chính Vinhomes đã ước tính rằng họ cần 137,6 triệu mét khối cát san lấp – đủ để lấp đầy hơn 36.600 hồ bơi kích thước chuẩn Olympic – cho công việc lấn biển. Dự định số cát này sẽ lấy từ các lòng sông Tiền Giang và Hậu Giang thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi hai bờ sông của người nông dân nghèo đã đang sụp lún vì nạn khai thác cát lậu phi pháp và được sự ủng hộ của quan chức địa phương.
  • Dự án bất động sản mới này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy kinh tế, cung cấp đủ nhà cửa, khách sạn, cửa hàng, cơ sở hạ tầng, với hàng loạt căn hộ và biệt thự sang trọng, thêm một tòa nhà chọc trời 108 tầng, một sân golf, một bãi đậu du thuyền, để chứa khoảng 230.000 người dân thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có. Đó chỉ là biểu hiện của sự mất cân bằng và bất công xã hội giữa tầng lớp giàu có và 20 triệu nông dân nghèo tại Đồng bằng Sông Cửu Long ở ngay gần đó.
  • Nạn sụt lún, bão lũ thường xuyên hơn và dữ dội hơn ở bờ biển phía Nam đất nước cũng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực Cần Giờ. Bà Lê Thị Xuân Lan, cựu Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, lưu ý rằng cửa biển Cần Giờ vốn được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đảo Phú Quý che chắn, nhưng cũng vẫn chịu thiệt hại nghiêm trọng mỗi khi có bão. “Nếu bão đánh trực tiếp vào TP.HCM và Cần Giờ, tôi sợ là một thành phố xây trên đất lấn biển sẽ không trụ nổi” – bà nói. Còn nhớ khi cơn bão USAGI với chỉ cấp gió 9 đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ, trút một lượng mưa 200mm kết hợp với triều cường dâng đã gây ngập 2/3 thành phố Sài Gòn, chúng ta chưa có bất cứ nhận định và thống kê về thiệt hại đối với các vùng đất thấp như Thủ Thiêm và Cần Giờ. Xem:
  • Cần Giờ hiện tại chỉ nằm cao hơn mực nước biển một chút (cao trình ngấp nghé mực nước biển), hiện trạng này về lâu dài không báo hiệu điều gì tốt đẹp. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Long Phi, cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới, khu vực Cần Giờ sẽ thấp hơn mực nước biển ít nhất khoảng vài cm. Ông cảnh báo rằng khi ấy, gánh nặng tài chính của việc bảo vệ vùng đất lấn biển của Vinhomes sẽ rơi vào ngân sách quốc gia chứ không phải vào nhà đầu tư dự án. Đó là chưa kể đến các con số dự báo khác còn cao hơn nhiều của Đột Biến Khí Hậu, sẽ làm cho mực nước biển dâng cao hơn và nhanh hơn so với dự báo. Dự án lấn biển này đương nhiên sẽ trở thành một thảm họa được báo trước.
  • Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chỉ cách Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (di sản được UNESCO công nhận) 18 km. Khu dự trữ sinh quyển này vốn là “lá phổi xanh” bảo vệ Sài Gòn – một trong những thành phố lớn của cả nước – khỏi ô nhiễm đô thị và bão lũ, và làm giảm tốc độ sụt lún đất. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ còn góp phần tích cực trong phân hủy nước thải từ các thành phố thượng nguồn, điều hòa nước lưu vực của các cửa sông đổ ra biển, ngăn chặn xói mòn và xâm thực bờ biển; các chức năng môi trường này có ý nghĩa sống còn đối với Sài Gòn và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Các chuyên gia lo sợ rằng việc xây đê để điều chỉnh lại dòng chảy của sông – một phần của công việc lấn biển – có thể làm hỏng môi trường sống vốn nhạy cảm của các loài trong rừng ngập mặn.

Bình luận của Hành tinh Titanic:

Trên thế giới, luôn luôn có những dự án lấn biển của các tập đoàn tư bản, được sự hỗ trợ của chính sách phát triển quốc gia, ví dụ như:

Các dự án trên đặc trưng cho cơn khát bất động sản và nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của các khu vực và quốc gia có ít đất, muốn sử dụng trình độ công nghệ xây dựng cao cấp của họ để cố gắng lấn biển, mở rộng thêm diện tích đất cho dân cư ở, bất chấp các cảnh báo về mực nước biển sẽ dâng cao trong tương lai gần do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Họ nghĩ rằng với nền kinh tế giàu có, nhiều tiền bạc của mình, các khu vực lấn biển sẽ được bảo vệ tối đa.

Đã có các ví dụ về thảm họa ngập lụt do sóng cồn, mưa lớn và triều cường kết hợp xảy ra ngay cả với các quốc gia phát triển khi thiên nhiên trút cơn giận của mình bằng những siêu bão có sức mạnh khủng khiếp, nhấn chìm các “mỏm đất nhân tạo” của con người, ví dụ như:

Thậm chí các cường quốc lớn (như Mỹ, Anh, Italia…) cũng đang dự tính hủy nhiều dự án xây dựng gần vùng duyên hải, cảnh báo và rút lui các thành phố lớn vào sâu trong đất liền. Xin đọc:

Cùng lúc đó, giới khoa học ngày càng cập nhật những dự báo cho thấy hiện tượng băng tan rã tại hai cực của Trái Đất và đảo Greenland xảy ra nhanh hơn dự kiến, và mực nước biển sẽ dâng cao hơn nhiều so với trước đây. Xin đọc:

Vì thế, một lần nữa với dự án lấn biển Cần Giờ tại Việt Nam, đây là những biểu hiện kiêu ngạo cuối cùng mang đặc tính tư bản, kết hợp với nhà cầm quyền độc tài để cố đưa ra các mồi nhử cuối cùng, kích động lòng tham đầu tư bất động sản của người dân Việt Nam.

Trong khi cả thế giới rút lui khỏi bờ biển và tránh đối mặt với cơn giận của đại dương, thì Việt Nam hiện tại tung ra các dự án xây dựng dọc miền duyên hải, với các village, condotel nghỉ dưỡng, khu đô thị ven biển miền Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Sẽ có người nói, tiền của VinGroup thì VinGroup muốn làm gì kệ họ. À, đừng bao giờ suy nghĩ như vậy. Thứ nhất, tiền của VinGroup là một phần giá trị của nền kinh tế quốc gia, được tích lũy dựa trên nguồn lực và tài nguyên đã bị khai thác và lấy đi trong thực tế tài nguyên và sức lao động quốc nội tại Việt Nam. Thứ hai, giá trị thặng dư được tạo ra và cơn lốc đổ vốn đầu tư sau đó của dân chúng vào dự án này sẽ còn tạo nên sức ì và áp lực nặng nề lên nền kinh tế, lấy mất các cơ hội sau đó để phát triển bền vững và cứu trợ cho người dân nghèo tại các khu vực gặp hiểm họa khác. Người giàu được tập trung chăm sóc và bảo vệ, trong khi người nghèo bị vất ra bên lề xã hội, bị bỏ mặc cho các rủi ro do cuộc khủng hoảng khí hậu mang lại.

Chính thành phố Boston và nhiều đô thị cận biển hiện nay ở Mỹ đang than thở và kêu trời vì mực nước biển dâng, khiến họ phải tìm kiếm nguồn ngân sách khổng lồ 500 tỷ USD (xin quỹ liên bang) giúp hỗ trợ cuộc chiến không bao giờ kết thúc chống lại nước biển. Xem:

Dưới đây là bản đồ dự báo của Climate Central về mực nước biển dâng ở khu vực Cần Giờ, với nền nhiệt toàn cầu tăng +4°C và mực nước biển dâng +8,9m:

Nên nhớ, mức tăng nhiệt +4°C hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các nền kinh tế lớn hiện nay trên thế giới – và ngay cả Việt Nam – vẫn đang xả thải khí công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính tương đương với mức tăng nhiệt từ +4°C đến +5,1°C. Xem:

Đó là chưa kể đến dự báo của Hành tinh Titanic về ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU với một mức tăng nhiệt bất ngờ lên đến 18°C khi đáy biển Bắc Băng Dương sẽ giải phóng một khối lượng lớn khí methane do biển băng biến mất trong mùa hè năm nay (2020) hoặc năm sau (2021). Đọc:

Chúng tôi tự hỏi lúc ấy, thành phố lấn biển của VinGroup sẽ nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam? Tiền có thể đổ vào để bảo vệ mấy chục nghìn cư dân giàu có tại đây, biến nó thành một pháo đài cô đơn trên Biển Đông, nhưng còn nước uống và thực phẩm sẽ được lấy ở đâu ra, khi mà cái vựa lúa chính của Việt Nam là Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ biến mất.

Vâng, cứ lấn biển đi, rồi trong một ngày không xa, biển sẽ lấn trở lại. Và cứ chờ xem, sức mạnh lấn lướt của con người hay thiên nhiên, ai sẽ khủng khiếp hơn? Chỉ có một điều mà thiên nhiên thua xa con người, chính là con người có lòng tham vô đáy, mà bất cứ vực sâu và núi cao nào của hành tinh này cũng không thể bì kịp. Và điều đó chính xác sẽ trở thành hố chôn cả loài người.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Lòng tham và kiêu ngạo

ĐIỀU VIỄN VÔNG BẤT HỢP LÝ

Dưới đây là ý kiến và phân tích của một người bạn nghiên cứu về khí hậu của chúng tôi tại Mỹ – anh Nick Humphrey – về Bản báo cáo Mức chênh lệch Phát thải Khí nhà kính...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Suy giảm đa dạng sinh học

KHÍ HẬU NÓNG THÊM 2˚C SẼ ĐẨY HẦU HẾT RỪNG NHIỆT ĐỚI QUA KHỎI “NGƯỠNG NHIỆT” AN TOÀN

Trong quá trình quang hợp và sinh trưởng, các khu rừng nhiệt đới hấp thụ một lượng carbon khổng lồ từ bầu khí quyển, giúp giảm bớt hiện tượng Trái Đất nóng lên. Tuy nhiên, bản...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic