GÓC NHÌN CÁCH MẠNG VỀ VIRUS

Chắc các bạn còn nhớ Tiến sĩ Zach Bush – một chuyên gia về y sinh học, sức khỏe, nội khoa, dưỡng tâm – mà chúng tôi đã có lần giới thiệu trong bài viết:

Dưới đây là một video clip phỏng vấn chi tiết Zach Bush để làm rõ các quan điểm đã được nêu trong bài trước.

Như lời của nhà sản xuất truyền thông – phóng viên dẫn chương trình, ông Del Matthew Bigtree trên kênh The HighWire, nếu bạn quan tâm tới sức khỏe của chính mình, sức khỏe của con mình, sức khỏe của ông bà mình, và của các thế hệ tương lai; nếu bạn quan tâm tới hành tinh Trái Đất này; nếu bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra, thế thì tôi hy vọng rằng bạn sẽ dành thời gian xem và lắng nghe thật kỹ từng chi tiết trong cuộc phỏng vấn này, bởi vì tôi tin rằng đây sẽ là cuộc thảo luận mà sẽ dẫn chúng ta đi tới tương lai, sẽ mang ánh sáng tới nơi từng là bóng tối, và như tuyên bố đầy cảm xúc mà vị y tá chúng ta mới xem đã nói: mang tới các giải pháp.

Có các giải pháp đang chờ ở phía trước. Chỉ là chúng ta có chấp nhận hay không mà thôi.

Clip này khá dài – tốn của bạn hơn 1 giờ xem. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy”, thời gian vàng bạc mà bạn đã bỏ ra sẽ có thể được trả lại bằng một món quà nhận thức vô giá và xứng đáng. Sau khi xem các phân tích của Zach Bush trong video này, chúng tôi nghĩ rằng mọi câu hỏi rõ ràng nhất của các bạn về đại dịch coronavirus sẽ được trả lời đầy đủ. Và bạn sẽ biết cách sống với COVID-19 một cách an toàn hơn.

Thôi, Hành tinh Titanic sẽ không viết dài dòng nữa, bởi điều đó cũng chẳng quan trọng bằng những gì được nói đến trong clip này. Xin mời bạn xem tại:

Xin cảm ơn nhóm các bạn cộng tác viên đã thực hiện (chuyển ngữ, làm phụ đề) và gửi tặng Hành tinh Titanic, với ước mong chia sẻ với cộng đồng một góc nhìn mới về đại dịch đang xảy ra hiện nay.

Nguồn video gốc tại:

Dưới đây là bản viết lại cuộc phỏng vấn này, được chia thành các mục cho bạn đọc dễ theo dõi, nếu không thích xem video quá dài:

Lời mở đầu của Del Bigtree

Khách mời tiếp theo của tôi là một người rất quan trọng. Tôi đã từng có cơ hội phỏng vấn Zach Bush rồi. Cũng từng thấy anh nói chuyện nhiều lần khi chúng tôi chia sẻ cùng một sân khấu trước đây. Zach là một bác sỹ đa chuyên khoa nổi tiếng, chuyên môn gồm nội khoa, nội tiết học và chăm sóc giảm nhẹ. Bài giảng của anh chủ yếu là về sự cần thiết của việc từ bỏ triệt để nông nghiệp hoá chất, và thuốc tây, cùng những nỗ lực không ngừng của anh để chỉ ra một lối đi cho người tiêu dùng, nông dân và các ngành công nghiệp siêu lớn có thể làm việc cùng nhau, vì một tương lai khang kiện cho con người và hành tinh. Nếu bạn quan tâm tới sức khoẻ của chính mình, sức khỏe của con mình, sức khỏe của ông bà mình và các thế hệ tương lai; nếu bạn quan tâm tới trái đất này; nếu bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra, thế thì tôi hy vọng rằng bạn sẽ dành thời gian lắng nghe thật kỹ cuộc phỏng vấn này, bởi vì tôi tin rằng đây sẽ cuộc thảo luận mà sẽ dẫn chúng ta đi tới tương lai, sẽ mang ánh sáng tới nơi từng là bóng tối, và như tuyên bố đầy cảm xúc mà vị y tá chúng ta mới xem đã nói: mang tới các giải pháp. Có các giải pháp đang chờ ở phía trước. Tôi tin là một thế giới tuyệt vời đang ở phía trước. Tôi hy vọng là các bạn sẽ yêu thích cuộc phỏng vấn tuyệt vời này với Zach Bush.

Del Bigtree (DB): Chào Zach, cám ơn anh đã tham gia chương trình và đã dành ra một phần thời gian trong ngày của mình. Tôi biết cả hai chúng ta đều muốn cố gắng gặp nhau và gặp mặt trực tiếp. Nhưng tôi phát hiện ra là tôi sẽ phải cách ly ở Hawaii nếu đến đó, mất 14 ngày và rồi…

Zach: À, ông sẽ không thích thế đâu.

DB: Vâng, kiểu như là tôi sẽ bị kẹt ở Hawai thì sẽ kinh khủng thật đấy. Nhưng sẽ khó làm chương trình này và khó mà tiếp tục làm những công việc chúng ta đang làm. Tất nhiên chúng ta cũng đã cân nhắc điều này, và bởi vì anh không thể bay thẳng đến Texas, nếu mà được thì tốt quá. Nếu anh quá cảnh ở California hoặc Washington, anh sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Thế nên chúng ta đã quyết định làm theo cách này. Nhưng dù sao thì tôi muốn cám ơn anh đã dành thời gian cho chương trình.

Và anh biết không? Một trong những bài phỏng vấn có nhiều người xem nhất mà tôi từng làm trên kênh Highwire là khi chúng ta thực sự đi vào thảo luận về quần xã sinh vật đường ruột và về mối tương tác của chúng ta với vi khuẩn và virus trên thế giới. Thế nên tôi đã rất muốn liên hệ với anh.

Nhưng đối với những người không biết gì về công việc của anh, anh biết đấy, tôi đã từng gặp anh, và anh là người dường như am hiểu về các đại dương, các mỏ than, và về chăm sóc người sắp qua đời. Anh có thể cho tôi hay là làm sao các câu chuyện khác nhau như này lại được gói cả trong lý lịch của anh vậy? Anh sẽ mô tả chuyên môn của anh như thế nào?

Hành trình của Zach Bush

Zach: Tôi mới vô tình va phải một khái niệm tuyệt vời trong những bài viết về nông nghiệp bền vững rằng có một cái gì đó như là khúc quanh tuyệt hảo của tự nhiên. Và tôi nghĩ rằng đó là mô tả đúng nhất về sự nghiệp của tôi, một sự vòng vèo hoàn hảo. Sự nghiệp của tôi có nhiều khúc quanh như vậy lắm.  Khi tôi lần đầu tiên khám phá hệ thống trường đại học, tôi đã quyết định sẽ trở thành kỹ sư. Rồi trong cái bi kịch mà chỉ một đứa 18 tuổi mới có thể tạo ra, tôi đã rất đau khổ vì mối quan hệ với người bạn gái đầu tiên trong đời. Và tôi nghĩ rằng mình đã quá đau khổ tới mức cần nghỉ học 1 năm.

Và không lâu sau quyết định đó, một người cô gọi điện hỏi thăm và bà ấy mời tôi đến Phillippines làm việc tại một nhà hộ sinh, và tôi thì chưa từng làm chuyện gì liên quan tới ngành y trong đời cả. Việc liên quan nhất tôi đã từng làm là dựng mái cho các trại trẻ mồ côi ở Mexico và những việc tương tự vậy. Nghĩa là, tôi đã thấy các cơ sở y tế trước đấy, nhưng chỉ thế thôi.

Rồi tôi có mặt ở Phillippines và trong vòng 2 tuần người phụ nữ phụ trách kiểm tra sức khoẻ trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi phải khẩn cấp trở về vì chuyện gia đình ở Canada. Và tôi được giao trách nhiệm. Một đứa trẻ 19 tuổi kiểm tra sức khoẻ cho trẻ mới sinh 14 ngày tuổi trong các khu đất lấn chiếm ở Phillippines. Và đó là khi tôi tìm ra phép màu của sự sống và tôi thực sự không tài nào dứt ra khỏi hành trình đi vào môn sinh học về con người này được nữa. Sau 6 tháng chứng kiến các bé chào đời, tôi đã quyết định không thể nào quay lại ngành chế tạo robot và làm kỹ thuật như tôi đã từng muốn nữa, mà chỉ nghĩ tới việc trở thành một trợ lý phẫu thuật hay gì đó tương tự. Và rồi khi tôi đang theo đuổi con đường đó, ai đó đã nói thế này “Cậu biết sao không Zach, chỉ còn 1 năm nữa thôi là cậu thành tiến sĩ y khoa, khi đó cậu tha hồ chọn lựa công việc và mọi thứ.”

Cái người nói tôi chỉ cần học thêm 1 năm nữa thôi không hề biết họ đang nói gì. Vì cuối cùng thì 17 năm sau đó tôi mới hoàn thành việc học y vì tôi đã đi sâu vào một vài chuyên ngành khác nhau. Vâng, đúng thế, sau khi học y tại Đại học Colorado, một hành trình phi thường. Tôi yêu trường y. Lần đầu tiên tôi thấy yêu trường học.

Trải nghiệm đầu tiên là môn giải phẫu đại cương, và nó làm cho đầu tôi sáng ra. Đột nhiên tôi biết, tôi cảm giác như mình không thể quên bất cứ điều gì. Tôi cảm thấy như thể mọi thứ đột nhiên trở nên hợp lý, bởi vì tôi đã có thể nhìn tới tận các mô sợi và những thứ tinh vi đẹp đẽ. Ông biết không? Khi ông mổ xẻ một cơ thể con người trong 4 tháng, ông tưởng tượng đi, ông sẽ biết từng mạch máu, ông sẽ biết từng động mạch, ông sẽ biết hệ bạch huyết, ông sẽ biết từng dây thần kinh một trong cơ thể đó. Và rồi thứ cuối cùng ông mổ ra, lý thú làm sao, lại là đôi bàn tay. Và ông mổ đôi bàn tay ấy, và đó là trải nghiệm đầy cảm xúc choáng ngợp mà ông không hề trông đợi, bởi lẽ ông mới lột da một khuôn mặt và ông đã nghĩ đó là thứ dữ dội nhất ông từng làm, nhưng vì một lý do nào đó, một bàn tay con người lại có nhiều chất-người đến thế được viết lên đó, và đó là một chuyện thật choáng ngợp.

Vậy là, cái sự nghiệp y khoa của tôi, tôi tin là nó có thể truy nguyên trở về bàn tay của một người phụ nữ 82 tuổi mà tôi đã mổ xẻ. Và bàn tay bà cứ như một cuộc đào xới khảo cổ để tìm kiếm sự minh triết của con người vậy. Các nếp gấp của bàn tay đó và mọi thứ khác. Và nó đã khích lệ tôi đặt ra những câu hỏi sâu xa hơn và giữ cho mình một lòng ham hiểu biết, về chuyện làm người thì có nghĩa là gì, được bao bọc trong địa hạt của mô tế bào thì có ý nghĩa ra sao. Và vì thế, tôi đi sâu vào nội khoa, và tôi nghĩ là nội khoa sẽ giúp tôi hiểu biết toàn diện về hữu thể người. Nó là ngành nghiên cứu làm nền tảng cho tất cả các chuyên ngành: tim mạch, thận và tất cả các chuyên ngành khác nữa.

Đến cuối hành trình nghiên cứu nội khoa đó, tôi đã trở thành trưởng bộ môn, một vị trí thuộc khoa ở Đại học Virginia, và tôi đã dạy ở đó trong 1 năm. Và khi giảng dạy về nội khoa tôi nhận ra rằng mình chỉ mới gãi trên bề mặt của sự hiểu biết về cách cơ thể sinh học thực sự vận hành. Tôi đã học được rất nhiều về bệnh tật nhưng tôi đã không hiểu tại sao sự sống lại diễn ra được. Và, tôi đã nghe về hệ nội tiết trước đó rồi, và trong tâm trí mình, tôi vẫn luôn ngờ rằng có thể đó là bí mật, có thể là thứ ngôn ngữ của cơ thể con người, khi mà các hormones này điều phối nhịp nhàng 70 triệu tế bào để khơi mào sự sống. Và thế là tôi đã nghiên cứu hệ nội tiết. Đến đoạn cuối của hành trình là nghiên cứu về ung thư và phát triển phương pháp hoá trị. Và rồi tôi nhận ra là chưa có ca ung thư nào trong lịch sử có nguyên nhân là do thiếu can thiệp bằng hoá trị. Và thế là tôi nhận ra tôi đang đâm đầu vào ngõ cụt mà sẽ chẳng bao giờ đưa tôi tới được một giải pháp gốc rễ.

Và sau đó tôi đi vào chuyên ngành chăm sóc người sắp chết và giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân, nghĩ rằng có lẽ ở đấy tôi sẽ không gây hại và sẽ giữ được lời tuyên thệ của mình và tôi sẽ học được gì đó về sự sống và cái chết. Và đó là một đoạn kết đẹp đẽ kể từ trải nghiệm sự sinh ra của các em bé ở Phillipines. Và nhất định là có một sự sinh ra lần thứ hai.

Và hành trình đó đã kéo tôi ra khỏi hệ thống bệnh viện, bởi vì tôi bắt đầu nhận ra tôi muốn biết nhiều hơn về sự sống, và để biết về sự sống tôi khám phá ra rằng mình cần phải biết nhiều hơn về dinh dưỡng. Và thế là tôi đã mở một trung tâm về dinh dưỡng 10 năm trước, và mở một phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của riêng mình, nghiên cứu về quần xã vi sinh vật, 8 năm trước, vì nhận ra rằng không phải hệ nội tiết là ngôn ngữ và hệ thống điều phối của cơ thể con người, mà chính là quần xã vi sinh vật. Chính quần xã vi khuẩn và nấm mà chúng ta sống trong đó mới là mạng truyền thông của sự sống. Và đó là hành trình đầy phấn khích của tôi hơn 8 năm qua, để đào sâu vào bản thân sự sống trong quần xã vi sinh vật.

Quan điểm của Zach Bush về Covid

DB: Tôi đã rất muốn liên lạc với anh, bởi lẽ con đường chúng ta đi có những điểm tương đồng, thể hiện qua những gì chúng ta phát ngôn, nhưng anh không có vẻ là người gió chiều nào theo chiều nấy. Anh thực sự có cách nhìn của riêng mình. Và tôi vẫn hy vọng là đại loại, anh có thể chia sẻ với tôi quan điểm của anh về Covid-19. Tôi biết anh là người bận rộn. Tôi không nghĩ là anh xem chương trình của tôi. Tôi cũng không biết là anh từng tuyên bố gì. Tôi chỉ muốn cởi mở với anh bởi vì là anh là một người mà tôi thực sự đã từng theo dõi mà kết nối mọi thứ với nhau theo một cách mà có vẻ đồng điệu với tôi. Quan điểm của anh về Covid là gì trong trải nghiệm mà tất cả chúng ta đang có trên phạm vi toàn cầu này?

Zach: Tôi nghĩ là để có câu trả lời thấu đáo tôi cần lùi lại khỏi tình huống hiện tại. Chủng virus này sẽ lây lan trong cộng đồng, và cũng giống như mọi chủng coronavirus khác chúng ta từng thấy gây chết chóc trên diện rộng, nó sẽ biến mất trong vòng 2 năm. Chủng đầu là SARS, không vaccine, không gì cả. Chúng ta chỉ là đã phát triển miễn dịch cộng đồng, hay sự thích ứng, hoặc là cái môi trường sinh học trong thực tế sản sinh ra loại virus đó đã biến mất. Và thế là nó biến mất dạng, trong năm 2002 nó đã xảy ra và tới năm 2003 nó biến mất. MERS xuất hiện năm 2012, và đến năm 2013 thì biến đi, không vắc-xin. Những thứ như vầy vẫn đang quét qua môi trường, và chúng ta dựng nên một câu chuyện thời sự từ một số ít trong số này: SARS, MERS, Covid. Nhưng nếu ta nhìn lại, chẳng hạn năm 1976, khi chúng ta thấy sự tăng vọt của các hội chứng do virus, tầm năm 1976 là khi chúng ta bắt đầu thấy các loại virus lây từ loài này sang loài kia thực sự bắt đầu có biểu hiện kỳ lạ. Về mặt quần xã gien (genome), chúng ta ghi nhận tới 12.800 loại virus mới trong khoảng thời gian đó, mà đó mới chỉ là những loại mà chúng ta xoay sở để ghi nhận, tìm kiếm và phân loại được thôi. Có thể có tới gấp 100 lần thế, hay 10.000 lần thế, hay cả 10 triệu lần thế các loại virus mà chúng ta vẫn chưa biết tới. Lượng thông tin genome trong khí quyển, trong đất và trong hệ thống nước thì vượt quá năng lực phân tích của các siêu máy tính của chúng ta.

Vậy nên, khi có ai đó đến và nói là có 1 loại virus mới, ý nghĩ đầu tiên của tôi là “thế quái nào mà anh nghĩ là nó mới?” Anh kết luận thế dựa trên dữ liệu nào? Anh đã quét bộ gien của tất cả các loại virus trên hành tinh này trước đây chưa? Và câu trả lời là, anh tuyệt đối không thể. Có tới 10 lũy thừa 31 loại virus trong không khí, 10 lũy thừa 31 loại virus ở trong nước biển. Có 10 lũy thừa 30 loại virus trong đất. Nghĩa là, chúng ta được bao bọc, hay chúng ta đang hấp thụ chúng, theo nghĩa đen, chúng ta đang hít thở chúng, chúng ta – thông qua da, thông qua tai, thông qua mắt, thông qua các cơ quan của mình – đang là các cỗ máy hấp thụ thông tin genome kể từ khởi thủy giống loài của chúng ta, và còn xa hơn cả khởi thủy ấy nữa là cái môi trường genome mà chúng ta trôi nổi bên trong đó.

Và vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải rất thận trọng khi nói rằng có bất cứ cái gì đó mới dưới ánh mặt trời này, bởi vì rất ít khả năng thứ đó chưa từng có mặt trên trái đất trước kia. Trái đất đã trải qua 6 cuộc đại tuyệt chủng. Chúng ta đang ở giữa cái thứ sáu. Nó đã chứng kiến những biến cố lớn xảy ra trên hành tinh này. Nó đã thấy sự trồi sụt của các lục địa. Nó đã thấy những đổi thay phi thường của khí hậu. Đã có lúc toàn bộ hành tinh này bị băng giá bao phủ, gần như hoàn toàn. Và rồi băng tan và nước các đại dương dâng lên. Và ta có các biến cố núi lửa phun trào khủng khiếp, làm bao phủ bầu trời bởi các hợp chất của lưu huỳnh và các loại axít độc hại. Trái đất này là lịch sử của các biến cố mang tính thảm hoạ. Ngay lúc này đây, nhân loại chính là biến cố thảm hoạ đang diễn ra trên hành tinh này.

Và vì thế chúng ta nên ý thức về vai trò của mình ngay lúc này như là một lực lượng huỷ diệt và một lực lượng thao túng hệ sinh vật tận căn cốt của nó, và chúng ta không nên quá kinh ngạc khi chứng kiến sự suy sụp của sức khoẻ chính mình. Đây là điều dễ nhất về mặt khoa học mà ta có thể dự đoán được. Nhóm nghiên cứu của tôi rất nhỏ. Tôi là một nhà khoa học độc lập, tự đầu tư cho phòng thí nghiệm nhỏ của mình. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm những thứ đang làm vì chúng thú vị, và ngay cả nếu chúng ta sẽ tiến bước đi đến bờ tuyệt chủng cùng với phần còn lại của nhân loại, thì hãy làm điều đó với đôi mắt mở to, và tôn vinh vẻ đẹp mà chúng ta đang ở trong đó. Sự sống thật đẹp đẽ một cách phi thường. Và ý tôi cũng bao gồm cả loại virus này luôn, như thể một màn trình diễn phi thường của cái đẹp. Có một thứ ngôn ngữ genome trên hành tinh này mà chúng ta đã định danh là virus và rồi chúng ta định danh chúng, tôi nghĩ là nhầm lẫn, như là một phần của quần xã vi sinh vật, và rồi chúng ta đã biến chúng thành kẻ thù. Và thế là chúng ta đã kể một câu chuyện buộc tội lạ lùng cho một thứ ngôn ngữ mã gien, một loại ngôn ngữ của sự sống. Và câu chuyện mà chúng ta cần kể khác đi ấy, là sự sống này thì đẹp đẽ kinh hồn, và nó thích nghi, và nó tự tái tạo, và nó luôn tìm kiếm những giải pháp tiếp theo. Và cách mà chúng ta tìm kiếm giải pháp và sự thích nghi là thông qua các loại virus. Đó là cách chúng ta làm. Đó là cách sự sống vẫn luôn làm. Và vì thế, nếu ta nguyền rủa một loại virus, tức là ta đang nguyền rủa thứ ngôn ngữ này của bản thân sự sống. 

Vẻ đẹp của virus

DB: Ý của tôi là, tôi thấy những gì anh vừa nói rất khó hiểu với số đông. Ý anh là gì … chúng ta được dạy rằng virus là kẻ thù. Chúng ta chặn đứng, anh biết đấy, vắc-xin đã chặn đứng bệnh sởi, chúng ta đã chặn đứng bệnh bại liệt, chúng ta chặn đứng bệnh đậu mùa. Lý do là: những thứ đó đều đã giết người. Ý của anh là sao khi nói là virus không phải là những kẻ xấu? Ý tôi là, khi tôi nghĩ về điều này, anh sẽ nói sao về bệnh bại liệt? Anh sẽ nói gì về các căn bệnh chết người này mà y học đã chặn đứng được trước kia? Sao anh lại có thể nói rằng virus là thứ tốt đẹp? Điều đó có nghĩa là gì? Chúng tương tác với cơ thể tôi ra sao để tôi có thể nhìn ra bất cứ vẻ đẹp nào trong đó, dù cho ở bất cứ khía cạnh nào?

Zach: Đúng là vậy, khi chúng ta thấy có một sự xâm nhiễm nào đó, cho dù chúng ta đang nói về HIV và AIDS, hay chúng ta đang nói về một loại vi khuẩn nhỏ bé gọi là Vasilis có thể gây ra bệnh lao. Hay tình huống Covid này là một ví dụ tuyệt vời để minh họa. Thì khi chúng ta tương tác với thế giới vi sinh vật, thứ chúng ta đang mô tả là một trải nghiệm thuộc về cơ địa hay hệ sinh thái. Và đó là một hệ sinh thái rộng lớn khi nó ở trạng thái khoẻ mạnh. Và hệ sinh thái đó luôn luôn thích ứng và điều chỉnh với các nhân tố gây stress. Khi chúng ta thấy một loại vi sinh vật nào đó trở thành dịch bệnh ở một nơi nào đó – và bại liệt là một ví dụ tuyệt vời. HIV là một ví dụ tuyệt vời. Ở những vùng dịch nơi mà virus đơn giản là có mặt trong môi trường ở một mức độ mà có rất nhiều khả năng là chúng ta sẽ thấy được những biểu hiện thích nghi của con người trong môi trường đó sẽ hấp thụ loại vi sinh ấy. Vì thế cho nên một số người sống ở vùng dịch bệnh bại liệt thì sẽ trở một thứ bệnh mà chúng ta gọi là bệnh bại liệt. Nhưng rất nhiều người ở ngoài nhóm nhỏ dân số mắc bệnh ấy cũng đang bị phơi nhiễm với loại virus bại liệt đó thông qua hệ thống nước hay các hệ thống tương tự đó chứ.

Nghĩa là, những vi sinh vật này vẫn luôn là những thành tố tự nhiên ở trong môi trường rồi. Số lượng người nhiễm HIV có vẻ như được chẩn đoán dưới mức nhiễm thực tế rất nhiều. Có một nghiên cứu thực sự đáng chú ý đã tầm soát 8000 người khoẻ mạnh không có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm, đã từng được xét nghiệm sàng lọc âm tính thông qua các ngân hàng máu hay các kiểm tra tương tự, và rồi người ta đã tiến hành phân tích genome với vài trăm loại virus đã được biết đến, thì họ tìm thấy có tới 42 loại virus trong máu của những bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh này, không có triệu chứng gì, không có tiền sử bệnh và đã được xét nghiệm âm tính bằng phương pháp kiểm tra kháng thể và phương pháp tương tự, cho những virus như HIV hay các virus kiểu đó. Họ đã tìm thấy một số lượng lạ thường virus HIV và Hepatitis C (viêm gan C) và tất cả những tình trạng thế này, trong nhóm người không-triệu-chứng này, cho thấy rằng các loại vi sinh vật này là một phần trong trải nghiệm sinh học bình thường hàng ngày của chúng ta. 

Thỉnh thoảng chúng ta sẽ tìm thấy một hội chứng suy giảm miễn dịch vốn không phải là trải nghiệm của loài người. Chúng ta sẽ đi vào chuyện hệ miễn dịch con người trong ít phút nữa, nhưng điều đang xảy ra là có sự mất cân bằng mà có thể đột ngột xảy ra ở nơi mà tất cả các loại vi sinh vật này [đang cư ngụ], và trong cơ thể người thì lại có rất nhiều. Ông biết đấy, chúng ta đang nói tới 30.000 loài vi khuẩn, và ai mà biết được là bao nhiêu trong số 5 triệu loài nấm, bao nhiêu trong số 300.000 loài ký sinh. Chúng ta đã rất kém cỏi trong việc thực sự hiểu một cơ địa khoẻ mạnh của cơ thể người thì đang làm những gì, nhưng cứ nhìn vào những người săn bắt hái lượm ở Châu Phi ngày nay và so với đường ruột của người Mỹ trong dự án của Jeff Leach mà xem, ta có thể thấy rằng người Mỹ hiện giờ đang sống với tầm 10% quần xã vi sinh vật đường ruột nên có.

Và như vậy là chúng ta thiếu hụt tới 90%. Khi ta thành ra thiếu hụt tới 90%, thì ở trong hệ sinh thái, ta sẽ thấy cỏ dại chiếm chỗ. Và cỏ dại sẽ đến và mọc quá mức trong một khu đất y như cái cách mà chúng làm ở sân sau nhà chúng ta. Khi ta đi dùng máy cắt để dọn cỏ sân sau, hay phá huỷ hệ sinh thái cân bằng của một đồng cỏ, ta sẽ ngay lập tức thấy cỏ dại xuất hiện, chúng đã không xuất hiện khi có sự đa loài. Chúng đã không hiện diện một cách rõ rệt nhưng chúng đã ở đó vì hạt giống của chúng có sẵn trong môi trường đủ để ngay khi có cơ hội thích hợp, chúng sẽ nảy mầm. Nhưng chúng ta cần nhìn vào những nông dân ở đây, những người đang làm nông nghiệp tái tạo, để nhận ra rằng cỏ dại chưa bao giờ là vấn đề. Cỏ dại là dấu hiệu sự đa loài suy giảm. Và tôi sẽ nói điều tương tự về virus bại liệt hay HIV, về bất kỳ sự xâm nhiễm kiểu này, rằng khi có sự đa loài, chúng ta có thể đạt được trạng thái ổn định, nơi mà hàng trăm ngàn loài cỏ và các dạng sống thực vật trong một khu rừng duy trì được một sự cân bằng sinh thái và sẽ không có cơ hội cho trạng thái mất cân bằng hay bệnh tật nảy nòi ở trong môi trường ấy.

Nếu ta đổ một đống chất độc màu da cam vào môi trường, hay là họ hàng gần của nó là Round up hay glyphosate, là ta phá huỷ khu rừng đó, rồi ta sẽ thấy một hệ thống rất mất cân bằng và cỏ dại xuất hiện. Nhưng cỏ dại không phải là vấn đề. Trong thực tế, chúng lại là một phần của giải pháp, kỳ diệu thay. Và vì thế những thứ cỏ dại mà giờ chúng ta thấy trong nông nghiệp tái tạo chính là một phần trong cách thức của tự nhiên để tái tạo lại hệ sinh thái. Và nghĩa là cỏ dại có vị trí ban đầu quan trọng này trong việc tái lập mạng lưới nấm sợi và cơ chế vận hành thông minh trong đất, mà có thể từ đó tái thiết hệ vi sinh thái cho vi khuẩn và nấm, rồi cuối cùng là cho các cây con, và sự đa loài sẽ quay lại, xuất phát từ ngân hàng hạt giống nằm sâu trong đất, và lại hiển lộ lần nữa.

Cho nên khi chúng ta thôi phá hoại đất và để cho nó được quay trở về trạng thái nguyên sơ; khi mà chúng ta ngưng cày xới, chúng ta ngưng phun xịt và chúng ta để yên cho tự nhiên làm việc của nó, chúng ta sẽ có thể thấy những đồng cỏ nguyên sơ mà chúng ta tưởng đã tuyệt chủng cả 200 năm rồi quay trở lại, không cần thiết phải gieo hạt gì cả. Nó rỉ rả quay trở lại từ mạng lưới trong đất. Nó chính là sự sống và chính là sự đa loài, và nó dựa vào diễn thế từng bước của cỏ để tiến tới sự đa loài. Khi quần xã vi sinh vật trong cơ thể một con người bị mất cân bằng, khi ta đẩy họ ra khỏi trạng thái cân bằng tự nhiên ban đầu của một hệ thống săn bắt – hái lượm – cân bằng với hệ sinh thái của họ, ra khỏi hệ sinh thái mở rộng của họ và chúng ta buộc họ vào sống trong một ngôi làng, nơi họ uống nước bị ô nhiễm bởi các loại phân. Họ không thể tiếp cận với nước sạch. Chúng ta đã diệt hết cỏ và sự đa dạng của đồng cỏ trong ngôi làng của họ. Giờ họ đang đi trên thứ đất sét không có sự sống và họ sống trong những căn chòi cũng đắp bằng đất sét nén chặt. Họ mất hết kết nối với thứ đất trồng đầy vi sinh vật. Đó là khởi đầu của bệnh dịch. Đó là khởi đầu của nơi mà chúng ta thấy được những sự mất cân bằng này. Và bệnh lao là một ví dụ nổi bật của một tình trạng mà đã không trỗi dậy cho tới khi chúng ta tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, và đột nhiên ở London và New York, chúng ta có các ổ dịch lao xảy ra trong các thành phố, bởi vì chúng ta đã quá tách rời khỏi hệ sinh thái cân bằng đó, hệ sinh thái của sự hoà hợp ở những nơi ấy.

Và rồi ta quay lại nông trại làm theo phương pháp tái tạo đó và nói, ờ thì được rồi, về vi khuẩn lao hay Covid hay bất cứ loại vi sinh nào mà ông đã chỉ ra đó. Bệnh lyme (viêm nhiễm do vi khuẩn từ vết cắn của rận ve) là một ví dụ điển hình, ngay lúc này. Chẳng phải lyme chỉ là một loại cỏ dại sao? Nó chỉ là sinh vật tìm thấy vị trí thích hợp của mình trong một hệ sinh thái bị hư hại. Và trên con đường trở về, nó đang thực hiện vai trò của mình trong việc đưa chúng ta trở lại với sự đa loài mà thôi. Ấy thế mà với tư cách là các thầy thuốc, chúng ta được dạy là hãy tiêu diệt nó. Với tư cách là các nông dân, chúng ta được dạy là hãy diệt trừ nó. Và thế là chúng ta vội vã diệt tất cả cỏ dại, và rồi chúng ta lại thắc mắc tại sao cỏ dại năm sau lại nhiều hơn, và tại sao cây trồng của chúng ta năm sau lại tệ hơn, nên chúng ta phải bỏ thêm phân đạm, và các hoá chất đầu vào và tất cả những thứ tương tự. Và cây trồng thì yếu hơn nên chúng dễ bị tổn thương bởi côn trùng và các thứ khác, nên sẽ phải bỏ nhiều thuốc diệt cỏ hơn, nhiều thuốc trừ sâu hơn, và chúng ta bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn này. Và rồi chúng ta thắc mắc tại sao con cái chúng ta, từ tỷ lệ mắc bệnh mãn tính chỉ 1.2%, theo các cuộc khám sàng lọc gần đây nhất của chương trình Medicaid thì  52% trẻ em bị rối loạn mãn tính hoặc mắc bệnh mãn tính. Từ 1.2% những năm 1960, nay lên tới 52%. Vậy thì điều gì trong vòng 50 năm qua đã gây ra cái đại dịch tiêu mòn hệ sinh vật, hay mất mát hệ sinh vật ở trẻ em và trong đất nông nghiệp? Và câu trả lời chính là cuộc chiến chống lại quần xã vi sinh vật. Vậy nên khi chúng ta thấy sự xuất hiện của một cái gì đó kiểu như Covid hay cái gì đó kiểu như HIV, chúng ta có thể tin rằng HIV không phải là vấn đề. Mà đó là do thiếu vắng cơ chế hoạt động thông minh ở “tầng đất” của cơ thể chúng ta, hay ở tầng đất trong các khu vườn của chúng ta, hay trên đồng ruộng của chúng ta. Chúng ta vẫn đang phá hủy sự đa dạng của hệ vi sinh – là thứ giúp cho hệ sinh thái cân bằng. Rồi chúng ta gọi chúng là các mầm bệnh. Chúng ta gọi chúng là những con vi trùng nguy hiểm, nhưng trên thực tế chúng đã ở đây từ lúc khởi thủy, dưới dạng thức nào đó.

Và với toàn bộ cái khái niệm quân sự hoá mọi thứ này thì con người thậm chí chẳng thể bắt kịp tốc độ của sự đa dạng sinh vật, sự biến chủng của virus. Chúng sinh sôi với tốc độ quá nhanh và chúng cũng rất nhanh trong việc thay đổi bộ gen của mình. Chúng ta chẳng thể theo kịp chuyện đó. Chẳng có phòng thí nghiệm nào trên thế giới lại có thể làm việc này nhanh bằng tự nhiên. Tự nhiên là một cỗ máy đẹp, dễ thích nghi.

Thuyết âm mưu về Covid

DB: Thế thì, điều đó sẽ dẫn tôi tới câu hỏi tiếp theo. Thực ra thì hiện giờ trên các phương tiện truyền thông đều thấy những câu hỏi này: Có phải là nó được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán không? Hay ở một phòng thí nghiệm ở North Carolina rồi được đưa tới Vũ Hán? Nó bị lọt ra ngoài? Hay nó là một loại vũ khí sinh học? Nó có phải là do con người tạo ra?

Tôi nghe các nhà khoa học nói rằng họ đang nhân giống và làm tiến hóa các loại virus này cho mục đích nghiên cứu khoa học. Có những câu hỏi đặt ra về việc liệu có nên làm việc đó hay không. Gain-of-function (tăng-cường-chức-năng) là cụm từ mà hồi này chúng ta đang nghe người ta nói rất nhiều. Việc tạo ra những loại virus gain-of-function này ấy. Hôm qua tôi có nghe một nhà khoa học nói là họ đang sử dụng những kỹ thuật gain-of-function này và bọn họ đang cho những tác nhân gây bệnh này tiến hóa với tốc độ gấp 8 triệu lần so với tốc độ trong tự nhiên. Và có vẻ như anh vừa mới bảo với tôi điều hoàn toàn ngược lại. Quan điểm của anh là gì? Liệu có khả năng nó là do con người tạo ra không? Và đấy có phải là lý do khiến nó có thể nguy hiểm chết người hơn không? Quan điểm của anh ra sao trong cuộc đàm luận này?

Zach: À, mọi thống kê về sức khỏe công cộng từ trang web của CDC Mỹ về số liệu tử vong liên quan tới hô hấp có lẽ là nguồn tốt nhất để xem xét. Có thực sự là chúng ta có một đại dịch đang diễn ra vào ngay lúc này hay không? Và điều mà chúng ta có thể nói một cách tự tin là, xét từ chính những số liệu của CDC đang có, đây là một mùa tử vong rất nhẹ gây ra bởi bệnh hô hấp. Nó là một trong những mùa nhẹ hơn cả trong 7 năm vừa qua. Cái năm mà chúng ta gặp những vấn đề nghiêm trọng dẫn đến tử vong do bệnh hô hấp là năm 2017, và nguyên nhân là vì cúm mùa. Đó là một chủng cúm mùa tệ hại đã lan ra khắp thế giới. Chúng ta đã có tỉ lệ tử vong là 7%. CDC đã thông báo tỉ lệ tử vong 7% vào tháng Giêng năm 2017 và nói rằng đây sẽ là một mùa cúm thảm họa. Và đúng là như vậy. Như ông có thể thấy, số tử vong do bệnh hô hấp tăng vọt vào năm đó, vượt trên khá nhiều so với đường cơ sở biến động theo mùa mà chúng ta thấy. Và đó là tính cả viêm phổi và các tác nhân gây bệnh khác ngoài cúm mùa, nhưng cúm mùa chịu trách nhiệm cho sự tăng vọt này. Chúng ta đã không thấy sự tăng vọt đó xảy ra vào năm nay. Không thấy có sự tăng vọt của số ca tử vong do bệnh hô hấp vượt qua đường cơ sở biến động theo mùa mà chúng ta thấy. Và mọi năm đều có những tác nhân gây bệnh luân phiên nhau dẫn tới kết cục là viêm phổi và chết do bệnh hô hấp, mà chúng ta chưa khám phá ra được nó là cái gì. Chúng ta đã không nỗ lực trong việc giải mã genome hoặc không có đủ năng lực phòng thí nghiệm để đi tìm cái thứ đó.

Và vì thế tôi xin nói, trước hết là, không có bất cứ chứng cớ nào, theo con số tử vong bởi bệnh hô hấp ở Mỹ, để nói rằng đang có một thứ gì đó mới mẻ khủng khiếp đã xuất hiện là vũ khí khủng bố bằng sinh học cả. Nếu ai đó đã tạo ra loại virus này thì chúng ta cũng chẳng cần phải thấy sợ họ làm gì, bởi vì họ đã làm một công việc thật kém cỏi. Cúm mùa hồi ba năm trước còn lấy đi nhiều mạng người hơn là cái thứ này. Thế nên nếu đây là một loại vũ khí sinh học, thì bọn họ vẫn còn chưa giỏi giang gì trong chuyện chế tạo cho lắm. Nó có giết chết một số người không? Có lẽ là thế? Người ta hẳn nhiên đã chết với Covid ở trong máu, nhưng như tôi đã nói, nếu như ta nhìn vào bộ gien có trong máu của 8000 người khỏe mạnh, ta sẽ thấy rằng, có tầm 42 loại virus thường thấy, bao gồm cả HIV, là tương đối thông dụng trong nhóm người đó. Thế nên, khi chúng ta đi xét nghiệm máu theo phương pháp PCR và nói rằng có bằng chứng DNA của Covid trong máu của mình, thì tất cả những gì chúng ta nói được là nó là một phần của khu vườn, rằng Covid giờ là một phần của cơ địa của ta. Covid có chịu trách nhiệm về triệu chứng sau này hay không, chúng ta không thể đánh giá được, vì khi Havard phân tích nguyên nhân tử vong do Covid thì họ thấy rằng thực ra ô nhiễm không khí mới là cái dự đoán tốt hơn so với bất kỳ tác nhân nào khác trong môi trường. Tốt hơn cả sự hiện diện của virus, khả năng tử vong được dự đoán dựa trên có bao nhiêu microgram bụi mịn nhỏ hơn 2.5 nanometer trong không khí mà ta đang thở. Đó là thứ khiến ta sẽ chết. Nó mạnh đến nỗi mỗi micron bụi đều được tính.

Chuyện là, một năm trước, tôi tham gia Lễ hội Sun Valley Wellness, và tôi đã chỉ cho mọi người ở đó thấy nơi nào trận đại dịch tiếp theo sẽ xảy ra, ngay miền trung Trung Quốc. Và tôi đã trưng ra bản đồ phun Roundup (thuốc diệt cỏ) ở Trung Quốc và nói rằng, nó sẽ xuất hiện ở chính chỗ này, bởi vì đó là nơi con người chúng ta đặt áp lực lớn nhất lên hệ sinh vật. Và thế nên, khi một nhà khoa học hôm qua có nói, những phòng thí nghiệm đang làm chuyện này nhanh gấp 8 triệu lần so với tự nhiên, thì thực ra mà nói, tự nhiên có thể làm chuyện này ở bất cứ tốc độ nào mà nó cần. Tự nhiên có tính thích nghi cao hơn rất nhiều so với khả năng của các phòng thí nghiệm. Nhưng tôi sẽ nói rằng tự nhiên đã có rất ít lý do để thực sự tăng tốc việc thay đổi genome trong vòng vài ngàn năm qua, cho tới khi chúng ta mở rộng nền nông nghiệp công nghiệp hóa lên tầm mức mà giờ chúng ta đang có. Và giờ đây với hơn 2 triệu tấn kháng vi sinh vật được đổ xuống đất trồng mỗi năm, chúng ta đang gây áp lực khủng khiếp lên quần xã vi sinh vật. Và vì thế, tôi tin quần xã vi sinh vật giờ đây đang tăng tốc việc tạo ra các vật liệu gien trong genome mà chúng ta gọi là virus, bởi vì nó cần phải thích nghi nhanh hơn, so với bất cứ lúc nào khác trong 55 triệu năm vừa qua. Có một thế lực của tự nhiên đang diễn ra mà chúng ta gọi là sự tuyệt chủng đang thúc đẩy một dòng thông tin đồ sộ tuôn trào từ bản thân hệ sinh vật để thích nghi.

Và cần phải nhận ra rằng ta cũng đang sản sinh ra chúng nữa. Sự căng thẳng của chúng ta cũng sản sinh một lượng lớn thông tin genome. Chúng ta có gọi những cái đó là virus không? Không, ta gọi chúng là các exosome, và có những cách khác nhau để chúng ta phân loại những thứ đó, nhưng thực ra đó chỉ là vấn đề từ vựng. Hệ sinh vật phải chịu áp lực sẽ biểu lộ những thông tin genome mới và chúng ta cũng làm thế từng giây. Cứ mỗi giây thì tôi đều biểu lộ những micro RNA khác nhau và các micro RNA của tôi thoát ra ngoài cơ thể tôi. Micro RNA của tôi được mang theo trong những exosome bé xíu này, và nó không phải là một gien mã hóa protein đầy đủ. Nó chỉ là những kẻ đưa tin nhỏ bé đến toàn bộ quần xã gien (genome) xung quanh tôi, tới các vi sinh vật xung quanh tôi, tới các thành viên gia đình quanh tôi, tới những con vật nuôi, tới những người mà tôi đi ngang qua, tới những cái cây mọc quanh tôi, tôi đang biểu đạt thông tin dưới dạng genome về mức độ căng thẳng hiện tại của tôi.

Và nghĩa là mọi sinh vật trên hành tinh này đều đang sản sinh ra thứ này. Giờ hãy tưởng tượng 7 tỉ con người đang biểu đạt những thông tin genome như thế này. Giờ hãy tưởng tượng 1.4 triệu tỉ vi khuẩn trên cơ thể ta đang biểu đạt các thông tin genome mà xem. Tùy loại môi trường sống, ít nhất 30% cho tới 50% số virus trong môi trường, là được tạo ra bởi vi khuẩn. Chúng ta gọi chúng là các virus kí sinh vi khuẩn. Và có nghĩa là vi khuẩn đang tạo ra những thông tin gien này. Các tế bào của con người cũng đang tạo ra những thông tin gien này. Nếu không phải chúng ta đang sản sinh ra những thông tin gien, các exosome, dưới dạng một virus, thì chúng ta cũng đang tạo ra những thiết bị báo hiệu dưới dạng micro RNA này thôi. Chúng ta đang xuất ra những thứ này theo đúng nghĩa đen. Giờ, làm sao một phòng thí nghiệm lại nói được rằng họ có thể làm chuyện đó nhanh gấp 8 triệu lần so với sự phức tạp đến thế của tự nhiên cho được? Họ đơn giản là không thể làm được.  Tôi có thể tranh cãi chuyện này cả ngày. Là bất khả về mặt vật lý để một phòng thí nghiệm có thể làm chuyện này nhanh hơn. Họ có thể làm nhanh hơn đối với một chuỗi DNA không? Hẳn nhiên rồi, nhưng họ sẽ phải đặt cược rằng những gì mà họ đang tạo ra ở đấy sẽ tương tác được với môi trường theo một thể thức thông minh nào đó.

Hãy nghĩ về một đống phân lợn. Đây là một dạng bài tập tư duy ưa thích của tôi. Một trong những nơi chúng ta sử dụng thuốc kháng vi sinh vật nhiều nhất ngay lúc này là ở lợn, ở trong ngành sản xuất đạm, sản xuất thịt. Và phân lợn hiện giờ được xem là một loại chất thải nguy hại. Việc vận chuyển nó trên các tuyến quốc lộ là bất hợp pháp. Thế nên ở North Carolina, nơi chúng ta có những cơ sở nuôi lợn lớn nhất nước, với Smithfield và các công ty tương tự ở dưới đó, bọn họ thực sự có những cái hồ chứa phân lợn. Họ xây dựng các con đê để giữ hàng trăm ngàn mét khối phân lợn, mà họ không thể vận chuyển đi được. Họ cũng không thể chôn xuống đất, bởi vì nó là một chất thải nguy hại. Tất cả những gì họ được phép làm là chứa nó trong những hồ đầm phân lợn đồ sộ này.

Trong cái hố phân lợn đó, ta sẽ có đâu đó chừng 10 mũ 15 loại virus trong mỗi một muỗng đầy. Và con số 10 mũ 15 đó, ta có rất nhiều số 0 chạy đằng sau con số 1. Vậy là ta có cái nhà máy sao chép virus đồ sộ này gồm hàng trăm ngàn mét khối phân lợn đầy những vi khuẩn, virus ký sinh vi khuẩn, và toàn bộ cỗ máy sản sinh ra virus này. Trong một cái hồ chứa đầy phân như thế, ta sẽ có một nhà máy. Một nhà máy sản xuất virus. Một nhà máy biến đổi vật chất di truyền của hàng triệu tỉ và hàng triệu tỉ và hàng triệu tỉ các tế bào đang sản sinh ra những loại virus mới, kiểm định chúng, đọc sai chúng, tạo nên những biến đổi về genome. Và rồi một protein mới trở nên thích nghi và giờ ta sẽ có một loại virus mới, hay là một thiết kế gien virus mới. Và rồi ta lại chuyển dịch nó lần nữa thông qua việc đọc sai.

Và như thế tốc độ mà chỗ phân lợn này đang làm việc này rốt cuộc đạt tới con số sửng sốt và công suất đáng kinh ngạc. Và vì vậy tôi rất vui lòng ngồi xuống với bất cứ quan chức chính phủ nào hay chuyên gia phòng thí nghiệm nào và thách họ đặt cược: phòng thí nghiệm của ông/bà có thực sự vượt mặt một đống phân lợn hay không? Và tôi chỉ nghĩ, chúng ta sẽ thấy, hết lần này tới lần khác, rằng nó (đống phân lợn) sẽ giỏi hơn. Ta chẳng thể cạnh tranh được với tự nhiên về khả năng thích nghi của nó. Chúng ta nghĩ mình đang tự làm tất cả việc biến đổi gien này, nên chúng ta nghĩ mình thật thông minh, vì mình đã biến đổi về mặt di truyền một loại gien thành ngô, hay đậu nành, hay thứ này thứ kia. Các người có đùa không chứ? 50 phần trăm bộ gien của người là virus. Chúng ta được tạo bởi các loại virus. Ít nhất 10 phần trăm của bộ gien chúng ta là từ các loại retro-virus (virus phiên mã ngược) giống như HIV. Chúng ta được xây nên bởi bộ máy của quần xã virus (virome). Và thế nên đừng có bảo tôi là anh đã phát hiện ra một gien và giờ anh có khả năng đồng sáng tạo với Mẹ Thiên Nhiên. Chúng ta chỉ đang gãi trên bề mặt của cái gọi là hình tướng thực sự của biến đổi gien. Và tự nhiên làm việc đó với một tốc độ nhất định và chẳng hề có cái quyết tâm kiểu tư bản chủ nghĩa nào đằng sau cả. Khi anh cộng thêm cơ chế đẻ ra tiền vào việc biến đổi gien, giờ anh lại thay đổi tự nhiên lần nữa. Tự nhiên làm việc này mà không có một hệ thống đạo đức nào cả, toàn bộ mục đích của tự nhiên là sự đa dạng sinh vật và duy trì sự sống. Hành tinh này là minh chứng, hết lần này tới lần khác, rằng nó muốn sự đa dạng sinh vật, và nó muốn có sự sống chừng nào thời gian còn tồn tại. Chúng ta đã tự đặt mình chống lại cái tự nhiên đó, cái thế lực đã tuyên bố chính nó là nhà vô địch về sự đa dạng sinh vật và sự sống trên trái đất, và chúng ta đang phá hủy điều đó.

Chuyện gì đã xảy ra tại miền trung Trung Quốc?

DB: Vậy thì bây giờ hãy dẫn tôi, với tất cả những điều ấy … chúng ta đã nói về: cách mà chúng ta có mặt ở đây, virus làm nên chúng ta, chúng ta có những cái hồ lớn chứa phân lợn. Hãy dẫn tôi tới chuyện Covid-19 đi thôi. Anh biết đấy, vừa nãy anh đã nói là tầm một năm trước anh đã dự đoán đâu đó ở vùng miền trung Trung Quốc, tôi đoán ý anh là tỉnh Hồ Bắc hay nơi nào đấy tại khu vực đó, rằng sẽ có một chủng virus. Hoặc một trận đại dịch tiếp theo sẽ đến từ chỗ đó. Nhiều người đang nói rằng thật quá mỉa mai là chúng ta có một phòng thí nghiệm cấp độ 4 ở đó.

Theo anh, đâu sẽ là thuyết phù hợp nhất để giải thích cho chuyện đã xảy ra tại miền trung Trung Quốc? Có phải đó là nơi chuyện này khởi phát? Và Covid-19 là như thế nào so với các loại virus khác mà chúng ta đã quan sát trước đó?

Zach: Khoa học về Covid đang nổi lên nhanh chóng, nhưng để nói rằng chúng ta biết bất cứ điều gì về nó thì thật sai lầm, đấy là lý do tại sao tôi thấy rất bất mãn với những gì chính phủ và với các nhóm quản lý trong ngành y như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Viện Y tế quốc gia (NIH) và Đại học John Hopkins đang nhìn nhận vấn đề này vào lúc này. Có những trường đại học đang tuyên bố số liệu bao nhiêu người đã chết vì Covid. Về mặt khoa học thì là bất khả để họ có thể nói “có ngần này người chết vì Covid.” Lúc nào mà chả có rất nhiều người chết bởi những tình trạng bệnh hô hấp kì lạ.

Dường như là có một triệu chứng tương tự với Covid. Và triệu chứng đó có ở một chủng coronavirus khác từ hồi năm 2001 và 2002, đó là SARS. Và mô tả về SARS thì quá là lạ thường trong y văn. Khi ta đọc những nghiên cứu khoa học ban đầu được công bố vào năm 2002, 2003 về SARS, trong đó nói rõ rằng người bệnh chuyển sang tái xanh, và rồi phải đợi cho tới khi cuối cùng phổi của họ bị tràn dịch, rồi họ mới chết. Trình tự diễn biến đó thì rất quan trọng. Họ trở nên tái xanh trước khi phổi của họ có dịch. Như vậy là không phải suy hô hấp đã dẫn tới việc họ bị tái xanh, và rồi cuối cùng, với dịch tràn trong phổi, tiến triển thành viêm phổi rồi chết.

Đây chính xác là điều xảy ra với chủng Covid, là một loại coronavirus khác, biểu hiện ban đầu là chứng giảm ô-xy mô, nghĩa là mất ô-xy trong mô tế bào, nên người bệnh có biểu hiện tái xanh và có lượng ô-xy trong máu xuống thấp đáng kể. Nhiều người trong số họ trông khá là thoải mái: họ không thở gấp, họ không có bất kỳ dấu hiệu nguy cấp nào. Và thế là các bác sĩ vò đầu bứt tóc để tìm ra lý do tại sao cái người bệnh đang ngồi kia nói chuyện với tôi, với mức ô-xy máu thấp như thế này, mặt thì tái xanh, và rồi đi đến chỗ suy đa tạng – gan là thứ đầu tiên bị suy, khi họ điều tra tình trạng người bệnh. Có một bài nghiên cứu hay ho đã chỉ ra điều mà các thí nghiệm ban đầu trên 5000 bệnh nhân có triệu chứng kiểu Covid ở thành phố New York. Trong số 5000 bệnh nhân này, đa phần thậm chí còn không bị sốt. Nhiệt độ trung bình là 37 độ C, là nhiệt độ bình thường của cơ thể. Vậy là họ không bị sốt, họ không có bất cứ một dấu hiệu nguy cấp về hô hấp nào. Ấy thế nhưng họ bị sưng gan và men gan tăng cao. Đây là phát hiện duy nhất trong phòng thí nghiệm mà có vẻ là có sự nhất quán. Các tế bào bạch cầu của họ không tăng cao như khi họ có virus trong người. Họ không có cả sự thay đổi về triglycerides – là dấu hiệu của một sự viêm nhiễm nào đó.

Không có cái gì trong bài nghiên cứu đó mà tôi không đọc kỹ, và tôi kiểu như, hãy chỉ cho tôi cái bằng chứng rằng cái người này đang bị nhiễm virus đi. Hãy chỉ cho tôi cái bằng chứng rằng có một dấu hiệu nào đó trong hệ miễn dịch hay ở đâu đó, rằng có một sự trỗi dậy của virus coi. Thay vào đó, bọn họ đang chết vì giảm ô-xy mô. Bọn họ bị mất ô-xy ở cấp độ mô. Và các mô của họ đang bị đói ô-xy. Và hóa ra là, khi ta có thương tổn kiểu giảm ô-xy mô, mất ô-xy ở trong phổi, ta sẽ có một thứ được gọi là tổn thương dạng kính-mờ (khi chụp X-quang phổi), ta sẽ có dịch bắt đầu tích tụ trong phổi do thương tổn giảm ô-xy mô – một sự thiếu ô-xy. Ở trong hệ mạch, ta bắt đầu gặp phải sự rối loạn trong lớp cấu tạo kiểm soát dòng chảy của chất lỏng gồm máu và bạch huyết, làm mất khả năng giãn mạch, rối loạn cơ chế vận chuyển máu cùng tất cả những hiệu ứng liên quan, và điều đó dẫn đến sự ứ trệ, hình thành các cục máu đông. Thế là toàn bộ cơ thể, từ gan, tới dòng máu, tới các cơ quan khác của ta, bao gồm cả phổi, đều có biểu hiện mất ô-xy. Việc này trông như thể chúng ta đột ngột đặt người bệnh này lên đỉnh của ngọn Everest vậy, đưa họ từ mức nước biển lên tới đỉnh ngọn Everest trong vòng có 5 phút, và diện mạo của bệnh nhân đột nhiên thành ra như vậy. Chuyện đó đã xảy ra hồi năm 2002, và nó đang xảy ra một lần nữa. Vậy chuyện gì đang diễn ra ở đây nếu như không có dấu hiệu nào của việc nhiễm virus? Chuyện gì đang diễn ra, và tại sao chúng ta lại đang tìm thấy Covid ở trong một vài mẫu máu này?

Cho dù chúng ta xem xét SARS, MERS hay căn bệnh hiện tại, thì có vẻ là một loạt các chuyển biến đang diễn ra trong máu gây nên một sự tổn thương kiểu ở độ cao rất cao so với mực nước biển, hay là tổn thương giảm ô-xy mô đối với toàn bộ hệ thống. Và rồi, cuối cùng, nếu chúng ta không chữa được vấn đề đó, bọn họ sẽ bị tràn dịch phổi, bởi lẽ chúng ta đã không đảo ngược được cái vấn đề giảm ô-xy mô này. Nếu ta đặt máy thở cho họ, thì thực ra ta chỉ làm cho tình hình tệ đi, bởi vì ô-xy áp lực thì rất độc hại, và ô-xy áp lực cao thì rất độc hại cho các mô của phổi. Nếu ta nạp ô-xy vào và máu vẫn không bám kết ô-xy, thì có nghĩa là ta vẫn chưa chữa được chứng giảm ô-xy mô. Và thế là ta đang thúc đẩy tổn thương ô-xy-hóa, là một dạng viêm, vào trong một mô mà không thể hấp thụ ô-xy ở cấp độ mô được. Nên chúng ta thấy rằng đang có một tỉ lệ tử vong lạ thường, 88% số người thở máy ở New York tử vong. Chẳng có nơi đâu trên thế giới này mà chúng ta lại thấy mức độ tử vong cao đến vậy. Vậy nên chúng ta (các bác sĩ) là một phần của vấn đề, khi chúng ta cứ nghĩ rằng cái chúng ta đang có ở đây là một chứng suy hô hấp. Từ SARS cho đến bây giờ – 18 năm trôi qua, khoa học đã cho chúng ta thấy rằng đây là một tổn thương giảm ô-xy mô. Chứ không phải là một dạng nhiễm virus.

Nghĩa là, nếu đó là một loại virus tràn ngập trong hệ thống cơ thể ta, ta sẽ thấy hệ miễn dịch của mình đáp ứng một cách thích hợp. Có thể bị sốt khi nhiễm Covid ở giai đoạn sau, nhưng nó không xảy ra vào lúc bắt đầu quá trình nhiễm. Thực ra là sang tuần thứ hai thì ta mới có xu hướng thấy sốt tăng cao và tất cả những chuyện khác. Nhắc lại lần nữa, 5000 người được khảo sát ở New York, nhiệt độ cơ thể họ hoàn toàn bình thường vào lúc khởi đầu. Chỉ cho đến nhiều ngày sau đó, khi phổi họ đã đầy dịch, ở trong môi trường bệnh viện, thì giờ họ sẽ có nhiễm khuẩn thứ phát làm cho họ bị sốt. Và thế là có những dấu hiệu ở giai đoạn sau cho thấy hệ thống cơ thể bị áp đảo, tổn thương giảm ô-xy mô, và cả đống triệu chứng giống như bị bệnh truyền nhiễm. Nhưng vào lúc khởi đầu thì không. Và càng sớm chừng nào chúng ta chấp nhận chuyện này với tư cách cộng đồng y khoa, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ cứu mạng sống người bệnh càng nhanh chóng. Chúng ta cần phải chữa trị bệnh này như là một tổn thương giảm ô-xy mô, và ta có rất nhiều số liệu đáng quan tâm ở ngoài kia. Và ngay lúc này tôi đang làm một bộ phim về những gì tôi nghĩ là đang diễn ra, và những suy nghĩ đó của tôi có lẽ là không đầy đủ, bởi lẽ phòng khám của tôi không được phép mở cửa lúc này, một sự thật mỉa mai. Nếu anh nghĩ anh đang có sự quá tải bệnh viện, thế thì đừng có đóng cửa tất cả các phòng khám chứ, chẳng hạn, đừng có nói rằng tất cả các phòng khám ngoài kia mà không liên kết với bệnh viện thì đột nhiên trở nên không-thiết-yếu chứ. Nếu anh không muốn một hệ thống bệnh viện bị quá tải, thế thì hãy giữ cho các phòng khám được mở cửa. Nhưng đó là một chuyện bên lề.

Tôi vẫn chưa được điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh này, nhưng tôi xin đề nghị bất cứ thầy thuốc nào bắt đầu tìm hiểu bệnh này – chúng ta cần phải chữa trị bệnh này như là một tổn thương giảm ô-xy mô, tương tự như với ngộ độc xi-a-nua. Và vì vậy chúng ta cần bắt đầu xử lý để thay đổi hình dạng của hemoglobin, là chuyện mà chúng ta có thể làm được. Chúng ta biết cách chữa ngộ độc xi-a-nua. Ngộ độc xi-a-nua có triệu chứng y như Covid, gồm không sốt, bệnh nhân xanh tái với các dấu hiệu của suy gan và tổn thương giảm ô-xy mô đối với các cơ quan, sau này phát triển tới kết cục tử vong do bệnh hô hấp. Và như thế, chúng ta có một phác đồ đáng tin cậy để điều trị ngộ độc xi-a-nua, và đó là ba mũi tiêm nhanh của bộ kit điều trị ngộ độc xi-a-nua, và ta sẽ sử dụng những thứ như sodium nitrate ở trong mũi tiêm đó để thay đổi hình dạng của hemoglobin, sao cho nó có thể lại bám kết được với ô-xy tạo thành methemoglobin. Và chúng ta có một cơ chế điều trị ngộ độc xi-a-nua đã được FDA chấp thuận. Chúng ta phải chuyển đổi tư duy theo cách đó. Liệu tôi có đúng không? Liệu việc đó có giải quyết được vấn đề hay không? Có thể là nó phức tạp hơn thế. Nhưng, nếu chúng ta không điều trị hemoglobin như một tổn thương ban đầu thì chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được sự lây nhiễm ở giai đoạn sau này, là chuyện đang diễn ra. Xin nói lại lần nữa, người ta sẽ không chết vì Covid, mà họ sẽ chết vì các bệnh viêm phổi thứ phát mà về bản chất là do vi khuẩn gây ra, ở giai đoạn sau này. Và vài người trong số đó sẽ chết vì suy tạng do giảm ô-xy mô, nhưng họ sẽ không chết chỉ vì một loại virus. Ta không thấy có bất cứ một dấu hiệu nào ở 5000 bệnh nhân đó cả.

Có phải loại virus này gây giảm ô-xy mô?

DB: Vâng, nhưng chủng virus này đang gây ra vấn đề đó, đúng thế không? Ý tôi là, chẳng phải đó chỉ là chuyện ngữ nghĩa khi nói rằng, “thì, loại virus này không gây sốt, theo cái cách một loại virus sẽ làm,” nhưng thực tế thì nó gây ra vấn đề về hemoglobin này, cái việc không thể vận chuyển ô-xy một cách đúng đắn này – điều mà đã được vị tiến sĩ y khoa ở New York chỉ ra, Kyle Sidell là người đã bước lên và nói, “có vẻ như các bệnh nhân của tôi đang ở độ cao 1000 mét vậy”. Vậy là, một mặt, ta có thể nói “ồ, nó không phải là bệnh do loại virus ấy đâu, mọi người không nên sợ hãi,” nhưng có những người mà ở họ loại virus này đang gây ra vấn đề giảm ô-xy mô, không phải thế sao?

Zach:  Nó tham dự vào chuyện đó, chắc hẳn rồi. Chúng ta vẫn chưa chứng minh được điều đó – nhưng, vâng, tôi nghĩ là có một khả năng nhất định là loại virus này đang dự phần vào việc làm lộ ra sự thay đổi hemoglobin này. Và khi tôi nói tới làm lộ ra, thì nó không thể là nguyên nhân trực tiếp được, chứ nếu không thì bất cứ ai mà phơi nhiễm với loại virus này cũng sẽ bị tổn thương dạng giảm ô-xy mô. Nhưng có rất ít người phơi nhiễm với virus và có hình thành kháng thể và có tất cả những triệu chứng thông thường ta đã dự kiến, mà lại thực sự diễn biến thành suy tạng. Chỉ một vài phần trăm rất nhỏ thôi. Và nói tới protein của loại virus này, người ta bảo là có một loại protein mới, và điều này vẫn cần phải được chứng minh– nhưng người ta nói là có một chuỗi RNA mới lập trình cho một protein mới, khác so với SARS và MERS. Ô-kê, tuyệt. Nhưng có một cái gì đó ở SARS và MERS gây ra cùng một thứ, và nghĩa là vẫn có một thứ gì đó ổn định trong các dòng coronavirus này mà sẽ làm bộc lộ, ở một phần trăm nhỏ các bệnh nhân, hiệu ứng kiểu này ở hemoglobin.

Thế thì chúng ta có nên nói rằng, là loại virus này đang gây ra chuyện đó không? Nếu là loại virus này đang gây ra chuyện đó, thì xin nhắc lại, tất cả mọi người phơi nhiễm với nó đều bị như vậy. Vậy thì loại virus đang làm gì? Loại virus này dường như đang vạch trần sự độc hại của môi trường chúng ta đang sống. Có một điều thực sự rất buồn trong chuyện này. Những người bị chết vì căn bệnh này thì phần lớn đều sống ở những nơi không khí ô nhiễm, có dư lượng hóa chất nông nghiệp của Roundup cao và dư lượng bụi mịn – nhỏ hơn 2.5 micron cũng cao. Và miền Bắc Italia, thành phố New York, Seatle, Louisiana: là những nơi mà hai hiện tượng trên diễn ra ở mức cao nhất ở châu Âu và Mỹ. Chất độc trong nông nghiệp kết hợp với ô nhiễm bụi mịn gây ra vấn đề. Ở Trung Quốc, tình cờ nơi đó là Vũ Hán và toàn bộ tỉnh Hồ Bắc. Tỉnh Hồ Bắc có dư lượng Roundup cao nhất, và, đại loại là, sự hủy hoại đất trồng trọt. Bắc Kinh và phía nam Bắc Kinh có nồng độ bụi mịn trong không khí cao nhất, còn Hồ Bắc thì rất độc hại. Chúng ta đang nói về nồng độ bụi mịn gấp 40 lần ở New York. Tức là ô nhiễm không khí tại Hồ Bắc độc hại khủng khiếp. Và ở trong không khí ô nhiễm đó, chúng ta biết là nó mang theo rất nhiều thứ bao gồm cả xi-a-nua. Xi-a-nua như chúng ta biết là một phần của không khí ô nhiễm thông thường, trong thực tế thì có một báo cáo rất thú vị của tổ chức Earth Justice (Công lý cho Trái đất) vừa mới được công bố vài tháng, trước khi toàn bộ câu chuyện đại dịch này diễn ra.

Có một yêu cầu chính thức của Earth Justice dưới dạng một vụ kiện tập thể dành cho Cục bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) vì không tính toán và không làm gì cả về mức xi-a-nua tăng cao. Và ở trong nhiều thành phố tại Mỹ, nồng độ xi-a-nua vượt ngưỡng nhà nước cho phép, hết lần này đến lần khác, thế nhưng chẳng có một động thái gì được thực hiện. Vậy là, Earth Justice đã nhận ra điều này, và vài tháng sau đó, chúng ta thấy người ta chết vì một thứ gì đó trông giống như bị nhiễm độc xi-a-nua. Thế nên điều mà tôi nghĩ đáng quan tâm ở đây là cái khả năng của Tự nhiên, trong cái nồi hầm độc hại của đất trồng hấp hối trong thuốc diệt cỏ glysophate, Roundup, giữa vùng thâm canh cao độ của Trung Quốc, đã làm lộ ra mối quan hệ giữa xi-a-nua và hemoglobin. Và đây có phải là một sự kiện mang tính thích nghi xảy ra như Tự nhiên vẫn luôn như vậy? Nếu như đây là một nghiệp vụ quân sự, thì một lần nữa, xin nói rằng bọn họ đang bắt chước một thứ gì đó xảy ra vào năm 2001 và 2002, và vì vậy, nó chẳng có gì mới. Bọn họ đã khôi phục lại nó – và trông thì nó có tỉ lệ tử vong thấp hơn rất rất rất nhiều so với SARS. Với SARS thì dường như chúng ta có tỉ lệ tử vong có lẽ là tầm 8% hoặc 10%. Thật khó để biết, bởi lẽ hồi đó chúng ta thực sự đã không làm tốt lắm trong việc tầm soát đại trà. Có thể là đã có rất nhiều người không triệu chứng với SARS nữa.

Nhưng chắc chắn là lần này, tôi nghĩ chúng ta thấy một tỉ lệ tử vong thấp hơn rất, rất nhiều. Có lẽ vào khoảng 0.1 tới 0.3 phần trăm, đại loại thế. Nghiên cứu mới nhất của Stanford xem xét Santa Clara với toàn bộ dân số thành phố đã đi đến con số khoảng 0.1%, đại loại thế. Nghĩa là chúng ta đang ở đâu đó quanh tỉ lệ tử vong của loại cúm thông thường. Vậy nên nếu chủng virus này là mới, nếu nó mang tính quân sự, thì mục đích của bọn họ có lẽ không phải là để giết người, và bọn họ chẳng biết mình đang chơi với cái gì.

Vậy có một loại virus ở đây không? Có. Nó đang làm được gì? Nó dường như đang vạch trần sự độc hại của môi trường sống của chúng ta mà chính ta đã gây ra. Và bản thân loại virus này thì không đủ để gây tử vong. Chúng ta còn cần phải có một trận bão ô nhiễm không khí hòa nhịp với nó, và cứ mỗi một micron bụi mịn tăng lên thì con số tử vong sẽ tăng lên 20 lần, theo nghiên cứu của Harvard. Cứ mỗi một micron ô nhiễm không khí – và khi tôi nói với anh rằng mật độ bụi mịn đó ở Hồ Bắc tăng lên 40 lần, thì khả năng xảy ra một dịch bệnh vì tổn thương dạng giảm ô-xy mô ở đó là cực kỳ cao. Sống ở trong môi trường như thế, mức độ rủi ro tử vong của anh sẽ tăng lên hàng trăm lần. Và rồi chúng ta đã thấy tử lệ tử vong đột ngột rơi xuống tới gần 0, không phải bởi vì người ta bị hạn chế đi lại mà tôi tin rằng đó là vì, nếu ta nhìn vào số liệu theo dõi mức độ ô nhiễm không khí của họ, thì nó đã xuống dưới 40 micron trên một mét khối không khí, trong hai tuần sau khi không còn hoạt động gì diễn ra ở Hồ Bắc nữa. Và thế là, nhờ dừng hoạt động của con người lại mà chúng ta đã lấy xi-a-nua ra khỏi không khí và đột nhiên, chẳng còn ai chết vì Covid nữa. Mọi người ai ai cũng nghi ngờ, kiểu “Trung Quốc đang nói dối. Chắc chắn là người ta vẫn tiếp tục chết.” Và tôi khoái chí lắm khi Mỹ lúc nào cũng nghĩ rằng Trung Quốc nói dối. Lúc nào cũng nghĩ rằng Nga đang nói dối. Đó là cơ chế mặc định của chúng ta rồi, kiểu như, ai mà làm thế! Chúng ta nghĩ là mình không nói dối à? Tin được ai trong ngành truyền thông bây giờ? Ta nghĩ ai là người không nói dối ở đây? Và tự dưng thành ra là Trung Quốc đang nói dối…

DB: [cười lớn]

Zach: Nếu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cứ giữ cái phức cảm thượng đẳng này với người Trung Quốc, thì đúng là ngốc. Bởi vì chúng ta có những bệnh viện mà thậm chí còn không thể xoay sở làm sao để kiếm được khẩu trang y tế cho các bác sĩ và y tá của mình, bởi lẽ ta không biết phải làm sao để làm ra một cái khẩu trang, vì Trung Quốc sản xuất nó cho chúng ta rồi.

DB: Đúng thế.

Zach: Căn bản là chúng ta quá … lười biếng. Chúng ta lười và chỉ chăm chăm tới lợi ích kinh tế đến nỗi chúng ta thậm chí còn không cân nhắc những hậu quả của một chiếc khẩu trang sản xuất ở Trung Quốc rẻ hơn 7 cent so với ở Mỹ, nên chúng ta giao họ gia công. Nghĩa là chúng ta cũng chẳng sáng láng gì trong việc nhận biết nguy cơ, nhận biết vấn đề an ninh. Chúng ta chỉ phản ứng, và chúng ta bực bội với thế giới, và chúng ta sợ – và rồi chúng ta đổ lỗi cho Trung Quốc và đổ vấy cho cái này cái kia. Chúng ta làm gì có ai để đổ lỗi ngoài chính mình, vì sự kém cỏi của mình trong khâu chuẩn bị, vì thiếu sự chuẩn bị từ trước mang tính dự đoán cho những sự việc như thế này. Chúng ta có một thành tích đáng thất vọng về bảo vệ sự thật và công lý ở đất nước này trong 20, 30 năm vừa qua. Nó thực sự đã bị xói mòn và vì thế chúng ta cần phải nhìn vào một thực tế, là chúng ta là một đế chế đang sụp đổ, và cái thứ Covid này làm phân tán sự chú ý của chúng ta để khỏi nhìn ra một sự thật là đang có một sự bất ổn kinh tế rất lớn ở đất nước này, mà chủ yếu bị tác động, như tôi tin, bởi ngành chăm sóc sức khỏe trị giá 3.7 nghìn tỉ đô la không theo kịp đà phát triển của các căn bệnh mãn tính. Có một…

Việc phong tỏa có tác dụng gì với Covid-19 không? Liệu chúng ta có thể ngăn quần xã sinh vật sinh sôi nảy nở tự nhiên bằng cách tự nhốt chính mình lại không?

DB: Cho tôi hỏi anh điều này. Chúng ta nhìn vào Trung Quốc. Chúng ta nhìn vào nước Mỹ. Nước Mỹ hiện giờ có tỉ lệ tử vong tăng như tên lửa, nhưng tôi nghĩ chuyện này sẽ trở nên rất thú vị. Chúng ta biết rằng có nhiều trong số những con số này là bị thổi phồng. Tất cả những ai tử vong – như anh đã nói, đều xét nghiệm Covid dương tính.  Cứ có Covid là sẽ được kết luận là chết vì Covid. Tôi nghĩ là ta sẽ thấy bọn họ sẽ rút lại các con số này khi nó bắt đầu khiến cho Anthony Fauci trông có vẻ kém cỏi. Nó sẽ khiến cho Andrew Cuomo trông chẳng ra gì. Nó sẽ làm cho Deborah Birx trông thật tệ hại. Và tôi nghĩ họ sẽ nhận ra rằng mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp bằng việc cố đẩy lên cái mà có vẻ như là một nỗi sợ để khiến nước Mỹ phải phản ứng một cách đúng đắn. Họ sẽ nói rằng, hượm đã, có vẻ chúng ta đã xử trí với chuyện này tệ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng đặc biệt, tôi muốn nói về chuyện phong tỏa, bởi lẽ có rất nhiều nghiên cứu hiện giờ đang được công bố, cho thấy rằng Trung Quốc thực sự đã đi qua đỉnh dịch trước khi họ áp dụng phong tỏa.

Zach: Chính thế.

DB: Thế có nghĩa là có lẽ là nó không có hiệu quả. Tôi nghĩ nếu như ta định trỏ tới một đất nước mà thực hiện phong tỏa khá là sớm, thì đó sẽ là nước Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta đã dừng việc đi lại sớm hơn hầu hết các nước khác. Chúng ta đã chuyển sang tình trạng phong tỏa, thế nhưng người đứng đầu tiền nhiệm [của FDA] đã ra mặt và nói rằng:

[Đoạn tin thời sự có Scott Gottlieb]: Chúng ta chưa thấy kiểu đi xuống của số ca mắc như chúng ta dự kiến sẽ thấy tại thời điểm này.

DB: Chúng ta chưa thấy thật, kiểu như, tỉ lệ tử vong vẫn giữ nguyên. Nó vẫn đang tiếp diễn, chúng ta không kiềm chế được nó và giờ chúng ta sẽ phải mở lại. Vậy nên câu hỏi của tôi dành cho anh là: việc phong tỏa có tác dụng không? Hay là, nó có tác dụng đối với Covid-19 không? Nhìn chung thì nó có tác dụng nào không? Có vẻ như rằng chúng ta đã thực hiện sớm hơn bất kỳ ai và chúng ta vẫn thành ra thế này, anh biết đấy – Thử nghe nhé, có hai cách nhìn nhận việc này, đúng không? Tỉ lệ tử vong vẫn là một con số thực sự rất nhỏ, nếu như ta chỉ giữ lại số liệu thực chết vì Covid-19. Italia nói rằng có 12% số người tử vong được tuyên bố là chết vì Covid-19. Thực ra chỉ có 12% là chết vì Covid, như họ nói. Còn 80 mấy phần trăm còn lại, 88% đã chết bởi các biến chứng của những bệnh mà họ mắc phải trước đó. Tôi nghĩ con số của nước Mỹ chúng ta cũng sẽ gần giống như thế.

Nhưng sự phong tỏa – anh đã nghiên cứu virus, anh đã nghiên cứu vi khuẩn: quần xã sinh vật. Liệu chúng ta có thể ngăn quần xã sinh vật sinh sôi nảy nở tự nhiên bằng cách tự nhốt chính mình lại không? Tôi nghĩ đó là câu hỏi rốt ráo.

Zach: Không chỉ là chúng ta không thể nào ngăn điều đó, mà chúng ta cũng không muốn thế, đó là quan điểm của tôi. Và rằng, tốc độ thích ứng của hành tinh này được xác định bởi dòng khí luân chuyển trên hành tinh này, và rằng các thông tin genome đâu phải đợi đến khi loài người xuất hiện. Các thể loại virus đã phát tán khắp địa cầu từ lâu trước khi con người xuất hiện, mà thực ra nếu không có cuộc diễu hành của virus, là những thông tin gien pha trộn với môi trường sống, và có lẽ là cung cấp thông tin cho môi trường sống trong hàng tỉ năm, thì chúng ta thậm chí còn chẳng được xuất hiện. Và do đó, chúng ta biết rằng virus có thể du hành nhanh chóng khắp hành tinh này mà không cần đến sự đi lại của con người. Không cần tới –

Có phải máy bay làm lây lan virus?

DB: Không cần tới máy bay chăng? Ý tôi là, chúng ta được bảo là do máy bay, phải không? Máy bay là thứ làm lây lan virus.

Zach: cái đó giờ đây được gọi là khoa sinh vật không khí (nghiên cứu các vi sinh vật và bào tử trong không khí), là môn khoa học nghiên cứu về cách các máy bay, anh biết đấy, chuyển vận virus đi khắp nơi nhanh hơn. Nếu nó nhanh hơn, là ta có ý nói về số ngày giảm xuống, có thể là ba đến năm ngày, vì ta chỉ phải chờ không khí vượt qua Thái Bình Dương, lâu nhất là vài tuần ở những nơi không khí đi qua.

Có hai cách virus dịch chuyển đã được đo lường. Một là giọt bắn qua đường hô hấp, cách này thu hút sự chú ý những người theo trường phái đeo khẩu trang. Vậy nên, những người muốn bạn đeo khẩu trang, muốn bạn tự cô lập, đang nghiên cứu các giọt bắn, và những giọt bắn mang virus đi xa tầm 1 mét. Và nếu đó là cách virus dịch chuyển thì máy bay đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền virus khắp hành tinh thật.

Nhưng tất nhiên trước đó chúng ta đã chả lan truyền virus trên toàn cầu rồi, ông biết đấy, chúng ta đã phát triển du lịch bằng đường hàng không. Và, tôi nhắc lại, có khả năng là chúng ta có thể thay đổi mật độ virus trong các môi trường khác nhau nhưng chúng ta sẽ không xóa sổ được virus bằng cách bỏ không đi máy bay nữa. Các bằng chứng cho điều này vẫn tiếp tục được công bố và ông biết đấy, tôi nghĩ quần xã virus (virome) mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu một cách hiệu quả. Một nghiên cứu thực sự thú vị ở Tây Ban Nha gần đây đã chứng minh rằng ta có thể tìm thấy những hạt virus giống nhau trong các chỏm băng gần như cùng thời điểm mà ta tìm thấy virus trong các hệ thống sa mạc và khắp nơi ở châu Âu. Vì vậy, người ta tìm kiếm khắp Châu Âu, ở tất cả các hệ sinh thái khác nhau – rất khác nhau, hầu hết những nơi ấy không có người ở. Và chúng đã xuất hiện – virus xuất hiện gần như đồng thời trong những môi trường khác nhau này. Vì vậy, cái mà người ta đang nghiên cứu bây giờ là một nửa kia của các cách mà virus lan truyền, là qua khí dung. Lan truyền qua giọt bắn hoặc chất lỏng sẽ đi xa được 1 mét. Còn với khí dung, nơi mà virus không bám vào một giọt chất lỏng mà thực ra là ở trong không khí và được bao quanh bởi một túi khí thay vì một túi chất lỏng, nên chúng có thể di chuyển rất xa và đáng chú ý là chúng sống sót lâu hơn nhiều so với khi ở trong chất lỏng. Và không ai thực sự tìm ra lý do tại sao hoặc cơ chế bảo vệ là gì nhưng các hạt bụi sẽ bám vào xung quanh cái túi khí đó.

Đáng quan tâm là chúng ta có thể phá vỡ sự phân bố bình thường của virus do ô nhiễm không khí. Một số nghiên cứu thực sự thú vị về bệnh cúm đang cho thấy rằng ở những khu vực ô nhiễm không khí cao thì có thể có mật độ truyền virus bất thường qua các hạt khí dung vì chúng liên kết với chính ô nhiễm không khí. Và vì vậy, một lần nữa, tôi lập luận rằng chúng ta sẽ hoàn toàn chấm dứt bất kỳ đại dịch coronavirus nào trong tương lai nếu ngay khi chúng ta thấy một chủng virus xuất hiện, chúng ta ngay lập tức ngừng đi xe cộ và mọi người phải đi xe đạp, ván trượt, giày trượt patin và những phương tiện phi cơ giới khác và tiếp tục cuộc sống của mình một cách bình thường. Nếu chúng ta làm như thế thì virus dạng khí dung sẽ phát tán trên trái đất trong vài tuần và vài tháng, và sẽ tự dàn trải theo một phân bố rất đồng đều và chúng ta sẽ không có những túi virus mật độ cao trong những túi người mật độ cao. Và vì vậy ta sẽ không thấy sự xâm nhập của virus vào hệ sinh vật cao như hiện giờ. Thêm nữa, chúng ta sẽ không thấy ngộ độc xi-a-nua và ngộ độc do ô nhiễm không khí – những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong đối với nhiều loại virus đường hô hấp.

Vì vậy, một cách tiếp cận rất đơn giản sẽ là: cứ vào mỗi mùa Thu, chúng ta nên áp dụng chiêu này: chúng ta sẽ trở thành một cộng đồng chỉ đi phương tiện công cộng. Cứ vào tháng 10 đến tháng 11, khi mức Vitamin D của chúng ta bắt đầu sụt giảm và chúng ta mất đi cơ chế hoạt động thông minh trong đất, sự tái hấp thụ các chất chứa carbon – sự tái hấp thụ lượng cacbon trong khí quyển (vào đất) gần như bằng 0 vào tầm tháng 10. Tất cả cây xanh của mùa xuân, mùa hè và mùa thu đã hút hết CO2 và mêtan, có thể còn lại một lượng các chất chứa cacbon khác, chiếm tầm 3% hoặc 4% tổng lượng cacbon của chúng ta, vào cuối thời điểm đó. Và rồi giữa tháng 10 đến tháng Giêng, đúng vào thời điểm mà cái được gọi là mùa cúm xảy ra, lượng CO2 và mêtan trong khí quyển tăng vọt lên và nó chạy loạn lên cho đến khoảng tháng 6. Và đó là lý do tại sao chúng ta thấy mùa cúm có mối tương quan hoàn hảo với carbon trong khí quyển tuân theo các chu kỳ tự nhiên của đất và chúng ta gọi đó là mùa cúm.

Tôi không nghĩ có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bệnh cúm gây ra sự chuyển mùa (cúm) hoàn hảo này vì virus không quan tâm đó là mùa gì. Virus có thể được tạo ra bởi bất kỳ tế bào nào của con người vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, vào mọi lúc. Điều dường như làm thay đổi hoạt động của nó là lượng Co2, mêtan và các chất cacbon khác mà chúng ta tạo ra do giao thông vận tải và các cơ chế khác, và rồi chúng ta tạo ra mùa cúm. Chúng ta tạo ra một hội chứng gây tử vong và bệnh đường hô hấp, mà thực chất là một chu kỳ tự nhiên của quần xã vi sinh vật trong đất bất hoạt đột ngột, không tham gia vào cùng chu kỳ hô hấp đó nữa. Và do đó, hệ hô hấp của cả hành tinh, bao gồm cả con người, bắt đầu bị suy vì trạng thái bất hoạt đó.

Và cái chết xảy đến. Điều đó xảy ra hàng loạt trong tự nhiên, chúng ta gọi đó là mùa Thu và mùa Đông. Từ trong sự chết đó, ta tái hấp thụ dưỡng chất vào đất và ta sẵn sàng cho một chu kỳ sống mới bùng nổ. Chúng ta đi đến chỗ chấp nhận rằng đây là một hiện tượng do virus. Quần thể gien của virus đang liên tục thể hiện bản thân nó ra và khi nó ở trong sự đa dạng của vi sinh vật – khi nó ở trong hệ sinh thái thân thiện, có sự đa dạng sinh vật thì không có chết chóc và bệnh tật. Rồi mùa nối mùa trôi qua, chúng ta thấy cái chết và bệnh tật gia tăng. Nếu như chúng ta chuyển sang dùng xe đạp và các phương tiện giao thông không phát thải carbon vào mùa thu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy tỷ lệ tử vong do cái mà chúng ta gọi là mùa cúm giảm rõ rệt.

Virus sẽ vẫn sống chung với chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không chết vì nó nữa.

Ô nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên 65 tuổi mà không có bệnh đi kèm nào khác. Liệu chúng ta có thể gọi đó là chết già không?

DB: Anh là một trong những người tiến hành nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng anh cũng đang làm việc trong một nhà an dưỡng cuối đời. Theo tôi hiểu là anh làm việc với người cao tuổi. Trên khắp thế giới, chúng ta được các nhà khoa học bảo cho biết, một cách hùng hồn, về các vấn đề sức khỏe như anh đã mô tả rất rõ – và những lý do khác nhau có thể gây ra chúng.  Nhưng ô nhiễm không chỉ là một nguyên nhân, mà còn ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên 65 tuổi mà không có bệnh đi kèm nào khác. Tôi tự hỏi, anh biết đấy, 20 năm trước, liệu chúng ta có thể gọi đó là chết già không? Theo một cách nào đó, chẳng phải chúng ta chỉ đang lu loa lên, anh biết đấy, kiểu như, xác định điều gì đó, kiểu như, người ta nói về nó – nhưng chúng ta chưa bao giờ xem xét bệnh cúm theo cách này. Chúng ta chưa bao giờ xét nghiệm hàng triệu người, anh biết đấy, để xem ai thực sự bị cúm. Có một lượng lớn, anh biết đấy, một lượng lớn tri thức khoa học chỉ toàn là các giả thiết. Bây giờ chúng ta đang tìm hiểu sâu hơn và chúng ta có các nhà khoa học trên khắp thế giới, nhà virus học, nhà toán học, tất cả đều nói “nếu chúng tôi đã làm thế với bệnh cúm, chúng tôi có thể đã khiến bạn sợ chết khiếp trong suốt hai mươi năm qua rồi. Lần nào chúng tôi cũng có thể trưng ra cho bạn thấy tỷ lệ tử vong và gán riêng nó cho một loại bệnh và khiến mọi người phát hoảng”. Các phương tiện truyền thông góp phần lớn trong việc này.

Nhưng đặc biệt vì anh đã từng làm công việc chăm sóc người già nên tôi chắc rằng họ rất lo lắng. Đó là gì, anh biết đấy, thông điệp ở đây là gì? Chúng ta có nên sợ chết khi già đi không? Tôi có một bà mẹ vợ mà tôi thấy khá lo vì bà đang sống ở New York. Tôi nghĩ New York đang xử lý vấn đề này rất tệ. Tôi nghĩ chúng ta không muốn cái kết cục trong một bệnh viện ở New York. Có vẻ như họ sẽ đặt máy thở cho ta. Họ vẫn đang mắc kẹt với cách tiếp cận điên rồ đó, anh biết đấy, nhưng tôi muốn bà cảm thấy an tâm. Điều mà những người trên 65 tuổi nên biết ấy, theo anh, điều ấy là gì, chúng ta nên biết điều gì về chuyện này? Và nhất là nhóm rất nhỏ đó lại có xác suất gặp phản ứng cấp tính cao hơn nhiều.

Zach: Đây đều là những câu hỏi rất hay. Tuổi tác là điều đáng quan tâm. Nếu ta xem xét độ tuổi trung bình của các ca tử vong và theo như chúng tôi theo dõi đại dịch hiện nay, thì miền bắc nước Ý già hơn miền nam nước Ý từ sáu đến tám tuổi. Đó là một trong những nước có dân số già nhất thế giới, trung bình là khoảng 49 tuổi. Mỹ và Trung Quốc khoảng 36 tuổi. Vậy là dân số nước ta trẻ hơn mười ba tuổi. Và vì vậy, khi ta thấy Mỹ có số người chết vì virus cao nhất so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới ngày nay thì cần phải hỏi điều gì đang xảy ra với Mỹ và tại sao có vẻ như người Mỹ có tuổi sinh học già hơn so với tuổi thực? Tại saoTrung Quốc có cùng độ tuổi, tuổi trung bình, hay nhiều nước châu Âu có độ tuổi trung bình tương tự như nước ta mà tại sao chúng ta lại chết nhiều hơn?

Và câu trả lời là khá hiển nhiên. Khi ta xếp hạng về bệnh mãn tính hoặc các vấn đề sức khỏe, mọi thứ từ tử vong sơ sinh cho đến cuối đời, thì Mỹ đứng thứ 35 trên thế giới, anh biết đấy, theo các phép đo lường thân thiện nhất của chính phủ. Các tổ chức giám sát cho rằng chúng ta có thể xếp hạng gần 46 hay gì đó so với thế giới. Nhưng chúng ta đang ở đâu đó từ vị trí 35 đến 49 so với thế giới.

DB: Vậy là chúng ta là phần chóp đuôi của tất cả các xã hội hiện đại. Chúng ta …

Zach: Chúng ta đang ở cuối …

DB: Ở cuối danh sách.

Zach: Nếu ông nhìn vào các nền kinh tế, các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu, thì không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đứng chót về các vấn đề sức khỏe. Và tại sao người Mỹ lại chết nhiều, và tại sao nước ta có nhiều ví dụ những người chết trẻ? Đó là bởi vì chúng ta đau ốm hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Và cụ thể là với chủng Covid này, hóa ra chúng ta biết rằng coronavirus, cả chủng cúm thông thường cũng như những phiên bản dữ dội hơn của nó và SARS, MERS và Covid đều bám vào một thụ thể trong phổi được gọi là enzym chuyển đổi angiotensin (ACE2). Và do đó, thụ thể ACE2 này biểu hiện tự nhiên trên bề mặt phổi của chúng ta.

Khi chúng ta già đi, ACE2 có thể tăng lên, nhất là nếu có bệnh đường hô hấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) chẳng hạn, có biểu hiện ACE2 rất cao trên bề mặt phổi. Có nhiều bệnh gây nên chứng này. Nhưng COPD là bệnh phổi duy nhất có nguy cơ tử vong cao vì virus. Tất cả những bệnh nguy hiểm còn lại đều liên quan đến mạch máu như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não, phải không nào? Những bệnh này, bệnh tiểu đường và những bệnh tương tự cũng tăng nguy cơ tử vong vì virus.

Nếu ta xem xét những bệnh đi kèm khiến người ta chết dần chết mòn và mối quan hệ của chúng với thụ thể ACE2 này thì sẽ thấy khá là lý thú. Bởi vì ACE2 tăng lên một cách tự nhiên trong mô phổi bị tổn thương do tràn khí khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhưng bệnh tim mạch không gây tăng ACE2, cho đến khi ta thêm hai loại thuốc. Khi ta thêm một loại thuốc statin, đột nhiên toàn bộ hệ thống điều chỉnh làm tăng các thụ thể ACE2. Nên phải kê thêm chất ức chế ACE – là khuyến cáo số một từ tất cả các hiệp hội y tế – đây là loại thuốc đầu tiên mà người bị tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh thận mãn tính phải dùng – và bác sĩ có thể bị kiện vì sơ suất nếu không cho bệnh nhân dùng một trong những loại thuốc này – chính là một chất ức chế ACE.

Nếu người bệnh không dung nạp chất ức chế ACE, thì tác dụng phụ phổ biến nhất của chất ức chế ACE là ho, vì anh biết đấy, thuốc đã điều chỉnh làm tăng ACE2 trong phổi của họ, và bây giờ họ phản ứng với môi trường một cách bất thường. Vì vậy, nếu bị ho do thuốc ức chế ACE, tức là ta đã làm thay đổi sự cân bằng trong phản ứng của họ với môi trường, thì cần kê thêm ARB, một loại thuốc đối kháng thụ thể angiotensin, để một lần nữa điều chỉnh tăng các thụ thể ACE2.

Và do đó, các chất ức chế ACE và chất đối kháng ARB hiện được coi là một yếu tố nguy cơ chính gây tử vong do Covid. Tại sao? Bởi vì nó điều chỉnh tăng lượng thụ thể ACE2. Và vì Mỹ là nước có có số người dùng thuốc cao nhất thế giới. Đúng vậy đấy, nước ta có tỷ lệ bệnh mãn tính cao. Và để đối phó với những căn bệnh mãn tính đó, chúng ta sử dụng những loại thuốc mà chúng ta biết là có thể khiến ta có nguy cơ chết vì coronavirus.

Vì vậy, nếu chúng ta có một tổ chức y tế công cộng đích thực mà thực sự lo ngại về lượng người chết trong vài tháng tới do một loại coronavirus mới được phát hiện ở tỉnh Vũ Hán, thì điều đầu tiên chúng ta nên làm là thông báo: Thưa các bác sĩ, các vị cần phải đổi thuốc cho tất cả các bệnh nhân của quý vị đang sử dụng thuốc ức chế ACE sang thuốc đối kháng canxi hoặc một số cách thức kiểm soát huyết áp khác, hoặc là như này, yêu cầu họ ăn uống lành mạnh, nhưng gì thì gì, hãy cho họ ngưng dùng thuốc ức chế ACE. Nếu chúng ta đã làm thế, chúng ta có thể đã cứu được hàng ngàn sinh mạng rồi. Đừng cho họ dùng statin. Nguy cơ tử vong do đau tim khi một người ngưng dùng thuốc statin trong khoảng thời gian ba tháng, sáu tháng thì gần như bằng 0.

Vì vậy, hãy bỏ statin đi, cho họ theo chế độ ăn uống lành mạnh, chủ yếu dựa trên thực vật để cholesterol của họ không tăng lên, và rồi cho họ ngưng dùng chất ức chế ACE. Nếu chúng ta đã làm như thế, chúng ta có thể đã thay đổi hoàn toàn tổn thất nhân mạng ở Mỹ. Chúng ta đã biết rằng những loại thuốc này làm tăng ACE2, và chúng ta đã biết căn cứ vào SARS, MERS và chủng corona gây cảm cúm thông thường rằng nó bám vào thụ thể ACE2. Nếu chúng ta đã làm điều đó, chúng ta có thể đã cứu được hàng ngàn sinh mạng, trên khắp đất nước, chứ chưa kể trên toàn thế giới.

Và lẽ ra, chúng ta nên ngừng tiêm phòng cúm, vì theo một nghiên cứu bất thường được công bố vào năm 2017 cho thấy rằng nếu chúng ta tiêm phòng cúm, nguy cơ ta bị nhiễm coronavirus vào năm sau sẽ tăng lên. Và đây không chỉ là với corona, mà là sáu loại virus đường hô hấp phổ biến khác – nguy cơ đó sẽ tăng lên. Và chuyện này rất hay gặp, là một hiện tượng khoa học được mô tả rõ rằng nếu ta phơi nhiễm với virus cúm thực sự, ta sẽ phát triển được cái gọi là miễn dịch chéo, giúp ta miễn dịch với cả những loại virus thậm chí không hiện diện trong bệnh cúm. Ta có được dữ liệu cho hệ thống miễn dịch này và từ giờ ta sẽ có đề kháng với các loại virus khác.

Nếu ta không bị cúm, nhưng lại bị phơi nhiễm với một loại protein bất thường trong virus cúm đó (thông qua vắc-xin) và ta phải tạo ra một loại kháng thể kỳ lạ để chống lại nó, thì ta không thể có được đáp ứng của hệ thống miễn dịch cộng đồng bình thường với môi trường, nên ta sẽ có nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Vì vậy, điều mà chúng ta cần làm là – nếu chúng ta thực sự tin rằng thứ này gây chết người gấp 10 lần so với bệnh cúm, mà thực ra, hồi đầu họ đã nói nó gây chết người gấp 100 lần so với bệnh cúm. Nếu họ thực sự tin như thế, thì vào tháng 12 họ phải đình chỉ tất cả các loại vắc-xin cúm. Không dùng vắc-xin cúm nữa, hãy bỏ thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng ARB và thuốc statin đi. Đừng tiêm vắc-xin cúm, chúng ta sẽ lèo lái qua mùa này (theo cách khác) vì chúng ta có một chủng virus mới.

Chúng ta đã không làm bất cứ việc nào trong số đó. Chúng ta biết thông tin khoa học đó. Viện Y tế quốc gia (NIH) biết thông tin khoa học đó. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) biết thông tin khoa học đó. Nhưng chúng ta đã không có động thái y tế công cộng nào để bảo vệ cộng đồng khỏi coronavirus. Tại sao chứ?

Tôi nghĩ chúng ta đại loại đã biết – tôi đã biết ngay vì tôi biết tính toán mà – bất cứ ai biết tính toán, ngay khi con tàu du lịch đầu tiên dừng lại ở Oakland thì chúng ta đã biết mọi điều cần biết về chủng virus này, rằng chẳng ai chết trên con tàu đó cả. Trong 14 ngày, họ đã bị cách ly trên con tàu đó. Virus có chu kỳ lây nhiễm 5 ngày. Ta sẽ phát triển các triệu chứng trong vòng 5 ngày, giả như có phát triệu chứng.

Lẽ ra chúng ta phải thấy rất nhiều người bị tái xanh, ông biết đấy, do suy gan và tất cả những biến chứng khác trên con tàu đó. Đó là nhóm dân tệ nhất mà bạn có thể cách ly, khi họ có độ tuổi trung bình là trên 70 trên con tàu đó. Lại có cả trẻ em chạy khắp nơi. Thế là ta có bọn trẻ con, những kẻ trao đổi quần xã vi sinh vật tốt nhất ngoài chó ra – chó chắc chắn là tốt nhất – nhưng trẻ em có năng khiếu tuyệt vời là chúng rất giỏi giao tiếp với quần thể vi sinh vật. Và thế là ta có bọn trẻ chạy chơi khắp con tàu, ta có những người già – họ bị cách ly nhưng người ta không cô lập họ. Người ta đã không tách những bệnh nhân đó khỏi nhau trong vài tuần đầu tiên đó.

Và do đó, đáng lẽ ra thiệt hại nhân mạng đã rất lớn trên con tàu đó nhưng thậm chí không có ai bị nguy kịch. Tôi nghĩ chỉ một hay hai người đã bị ốm nặng. Phần còn lại trong số 3.700 người thì thậm chí không có triệu chứng gì, chỉ có 100 người hoặc hơn có xuất hiện các triệu chứng vào cuối 14 ngày. Có vài người, sau vài tuần, đã chết và chúng ta nói rằng họ chết vì coronavirus. Coronavirus chắc chắn đã có trong trải nghiệm của họ, nó đã hiện diện, có thể đã góp phần nào đó làm bộc lộ độc tính của thuốc statin và thuốc ức chế ACE và ông biết đấy, vắc-xin cúm mà họ đã dùng, nhưng cuối cùng chúng ta biết rằng số người thiệt mạng vì nó trên con tàu đủ thấp để nếu chúng ta ngoại suy trên toàn nước Mỹ, chúng ta sẽ thấy con số tử vong đâu đó khoảng 0,1%, tệ nhất thì có thể là 0,3%.

Và chúng ta biết rằng bệnh cúm có thể, ông biết đấy, gây ra tỷ lệ tử vong là 7% vào năm 2017. Vì vậy, ngay từ đầu chúng tôi đã biết rằng đây sẽ không phải là thứ chết người trên diện rộng, trừ khi chúng ta xử lý sai, và chúng ta đã làm sai thật. Thay vì học hỏi từ quá khứ, chúng ta đã xử lý nó như thể nó là một loại virus hiểm độc, và mọi cái chết xảy ra đều đổ lỗi cho corona thay vì cách tư duy của chúng ta. Cách nghĩ của chúng ta, những người thầy thuốc, thì cho rằng đây là suy hô hấp và cần cho bệnh nhân này thở máy – chính nó – chính cái lối suy nghĩ đó đã giết người.

Chúng ta đã không phản ứng với những thứ có trong tầm tay của mình, vì là bác sĩ, thành thật mà nói, chúng ta đã bị tẩy não để không sử dụng mắt, mũi, ngón tay và hệ thống giác quan của mình để khám bệnh. Chúng ta không tin bất cứ điều gì cho đến khi nó đi qua phòng thí nghiệm huyết học hoặc máy chụp cắt lớp MRI. Nếu không làm hai điều đó, chúng ta không – chúng ta chưa từng được phép tin tưởng vào trực giác của chính mình, vào năng lực tính toán lượng tử khổng lồ và năng lực ra quyết định thông minh của mình. Chúng ta bị lấy đi khả năng đó và chúng ta còn bị đe dọa kiện cáo nếu không có dữ liệu MRI và huyết học để chống lưng cho mình.

Chúng ta không thể động cựa gì. Chúng ta tê liệt y như hệ thống y tế, tê liệt bởi nỗi sợ làm sai, làm gì đó khác khuôn mẫu hiện tại, và vì vậy chúng ta đang đánh mất các bệnh nhân của mình. Vậy nên, vào mùa đông tới, tất cả các bác sĩ hãy trả lời: với những gì các vị biết, các vị sẽ làm gì vào mùa thu tới? Các vị có định tiêm chủng cho bệnh nhân của mình không? Bởi vì chúng ta biết là có khả năng chúng ta sẽ vẫn còn thấy Covid ở trong môi trường thêm một mùa nữa. Phải mất hai năm để coronavirus này rời đi.

Nhân tiện, hãy biết rằng – chủng virus này sẽ biến mất, tôi đã nói ở đầu chương trình, giờ nói lại lần nữa. Nhưng điều này rất quan trọng. Hỡi nước Mỹ, hỡi thế giới, chủng virus này sẽ biến mất vào mùa hè năm sau, và khi họ ra mắt vắc-xin vào năm tới, họ sẽ nói rằng vắc-xin đã diệt trừ virus. Điều đó là không thể về mặt sinh lý học, điều đó là không thể về mặt khoa học, và nó chưa bao giờ xảy ra với các chủng coronavirus đã từng lây lan trước đây. Vì vậy, chúng ta đừng bị lừa dễ dàng như vậy, được chứ?

DB: Đúng vậy.

Zach: Vào một chương trình khác chúng ta có thể nói về việc tôi có tin vào vắc-xin hay không. Tôi nghĩ rằng có một cách thông minh mà chúng ta có thể theo để tìm hiểu về vắc-xin trong tương lai, nhưng kể từ năm 1986, ông biết rõ hơn ai hết, chúng ta đã không thử nghiệm tính hiệu quả và độ an toàn của các vắc-xin nữa. Vậy vắc-xin có quan trọng không? Zach có chống lại vắc-xin không? Không, Zach hoàn toàn ủng hộ một mô hình miễn dịch và tiêm chủng cho trẻ nhỏ mới, thông minh, có hiểu biết về quần xã vi sinh vật. Đó là những gì tôi muốn mọi người tham gia. Và lời mời ở cuối phim này sẽ là mời truy cập trang web của tôi và ký tên vào bản kiến nghị với tư cách là một bác sĩ hoặc nhà khoa học vì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ em và chương trình tiêm chủng thông minh.

Chúng ta cần đưa kiến thức khoa học mới của 30 năm qua vào nghiên cứu quần xã vi sinh vật, để cập nhật hiểu biết của mình về mối quan hệ của chúng ta với quần xã vi sinh vật, và chúng ta cần ngừng coi mình là kẻ thù của chúng, và cần nhìn nhận mình như một thành viên của hệ sinh thái. Chúng ta là một thành viên trong cộng đồng vi sinh vật này, thực chất thì bản thân chúng ta là một hệ sinh thái, và bây giờ chúng ta cần cải tiến khoa học tiêm chủng để hiểu được vai trò tinh tế đó của vi sinh vật trong bộ gien của chúng ta, vi sinh vật trong khả năng đáp ứng nhạy bén của hệ thống miễn dịch của chúng ta, vi sinh vật trong năng lực thích nghi và chống lại ung thư cùng các bệnh mãn tính đang thực sự đe dọa sự sống trên trái đất.

Chúng ta cần một cuộc tiến hóa. Chúng ta cần tiến hóa vượt qua nỗi sợ của mình.

DB: Để kết thúc buổi hôm nay, chúng ta đã toàn nói về virus làm những gì. Còn về tổn hại thì sao? Ý tôi là, anh cũng làm việc với người già. Chúng ta đang nhốt người già lại, họ không được gia đình đến thăm. Người ta đang chết một mình trong các bệnh viện. Người ta không thể tham gia tang lễ để đưa tiễn họ cùng gia đình họ nữa. Chúng ta thực sự đã thành ra, anh biết đấy, tôi sẽ nói là vô nhân đạo với những người già đang ở tình cảnh cuối đời này, cho dù đó là do Covid gây ra hay một cơn đau tim xảy ra vì họ đã không được nhập viện.

Đâu là hy vọng cho tương lai? Có hy vọng gì trong chuyện này không ? Chúng ta sẽ học được gì khi tiếp tục dấn bước? Bởi vì, ở một mức độ, anh biết đấy, anh mô tả cỏ dại như một thứ quan trọng. Chúng giống như virus đều quan trọng. Nhưng kết nối giữa con người với nhau thì cũng rất quan trọng trong chuyện này. Anh nghĩ sao về hậu quả của căn bệnh hoặc sự lây nhiễm mà tôi gọi là sự bế quan tỏa cảng – như anh đã nói, cách tiếp cận sai lầm của chúng ta tự nó là một căn bệnh về tư duy. Anh muốn mọi người biết điều gì – như anh biết đấy, với tư cách nghề nghiệp, anh phải nhìn vào mắt những người này, những người sắp đi qua giai đoạn chuyển tiếp sống và chết này. Chúng ta có nên sợ chết không ? Có phải chúng ta đang chết đi không? Chuyện này có vô nhân đạo không ? Có hy vọng để chúng ta đi tiếp không, hay chúng ta chỉ đang nhìn vào một thế giới đen tối, như anh biết đấy, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta?

Zach: Giả sử có những tội ác chống lại loài người đang được thực thi ngay lúc này, thì tôi không tin rằng nó được thực thi trong một phòng thí nghiệm quân sự. Tôi tin rằng nó nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của những bệnh nhân đang hấp hối một mình. Có thời điểm nào trong lịch sử mà chúng ta đã từng quyết định rằng ta cần phải đồng loạt bỏ mặc cho người của ta chết một mình không? Thủy quân lục chiến được dạy không bao giờ bỏ một người lính trên chiến trường. Thủy quân lục chiến theo đúng nghĩa đen sẽ lao vào súng máy, vào hỏa lực tên lửa, để đi túm lấy người lính bị thương đó để họ không chết một mình trong tay kẻ thù.

Chúng ta đã gây nỗi sợ trong nhân loại đến mức nào mà ta để cho những người già đáng kính của chúng ta, và những thanh niên của chúng ta, những người sắp chết bởi tình trạng này, phải chết một mình? Thế còn tệ hơn cả hỏa tiễn. Nó còn tệ hơn chuyện này. Và chúng ta đã gây sợ hãi đến mức ấy vì một loại virus có vẻ như có tỷ lệ tử vong tương tự như virus cúm. Chúng ta đang làm gì với nỗi sợ bạo ngược này? Chúng ta đang xé toạc chính cái nền tảng của ý nghĩa làm người. Trong chúng ta có một động lực bẩm sinh để duy trì kết nối, duy trì sự hiện diện của nhau, để có mối tương giao với nhau. Hiến pháp của chúng ta đã viết rằng sẽ không cấm tụ tập công khai, không ngăn chúng ta gặp nhau và thực hành đức tin tâm linh, áp dụng kinh nghiệm tâm linh của mình.

Và nếu có chốn nào là đất thiêng của miền tâm linh, thì đó là nơi sinh của một đứa trẻ, và nơi sinh của một người già sắp sang bờ bên kia. Con người ta được sinh ra hai lần. Lần đầu tiên hẳn nhiên phải phi thường lắm nếu chúng ta có thể nhớ được hết, rằng nó đã tuyệt vời thế nào. Khi ta còn trong bụng mẹ, ta có thể nghe thấy âm thanh lùng bùng và ta có thể nghe thấy giọng nói của các thành viên trong gia đình, ta có thể nghe thấy tiếng chó sủa, ta có thể nghe tiếng đóng cửa – không rõ tiếng đâu, nhưng ta có thể nghe đấy.

Ta có thể thấy ánh sáng sớm mai lọc qua da bụng mẹ và qua thành tử cung. Ta có thể thấy sự chuyển tiếp của những cái bóng đang lướt qua. Ta có thể thấy thế giới tươi đẹp này và tất cả đều có sắc đỏ. Đó là những màu đỏ và cam như thể có một cảnh hoàng hôn ở bên trong đang diễn ra xung quanh ta, và rồi có bóng tối yên bình vào buổi đêm, và nó tĩnh lặng, và ta có nhịp tim của mẹ mình kề bên, và ta có cái chốn thiêng phi thường của mọi chốn thiêng ấy, cái không gian chở che mà ta được ở trong ấy.

Thế rồi, đột nhiên, vào cuối chín tháng, toàn bộ sự hiện hữu của con người ta cho đến lúc ấy chỉ biết có không gian này – ta phải kinh qua sự kiện khốc liệt này, áp lực dồn dập đè lên ta, và ta được bao phủ bởi vi sinh vật khi trôi xuống và hệ miễn dịch của ta chưa bao giờ gặp chuyện này, toàn bộ cơ thể ta chưa bao giờ thấy trọn vẹn cái thể sống đang mã hóa nên ta này, và ta đang trong cuộc chuyển tiếp qua đường hầm tối tăm và chịu sự thúc ép tứ bề này. Nhịp tim của ta là 180 và có lúc đẩy lên tới 250 vì ta đang ở trong trạng thái chịu áp lực cao độ về mặt sinh lý và ta nghĩ rằng ta sắp chết.

Tôi nghĩ điều đó hẳn phải vượt trên các khả năng ở cấp độ mô tế bào. Ta tưởng mình đang chết vì ánh sáng không còn và tất cả những gì ta nghe thấy là tiếng vỡ tung do áp lực và là tất cả những gì ta đang trải qua – và rồi đột nhiên ta được ra ánh sáng, mọi áp lực biến mất. Và ta chẳng thể tin nổi vẻ đẹp xung quanh mình. Khuôn mặt của mẹ ta thật không gì tả xiết. Có hàng nghìn màu sắc chỉ riêng trong con ngươi của mắt bà ấy đang ngắm nhìn khuôn mặt ta, và ta đang chăm chú vào đó trong giây lát, và rồi có thứ gì giống như vầng hào quang của ánh sáng và màu sắc từ sự trào tuôn của những thứ sợi trên đầu mẹ ta mà chúng ta gọi tóc ấy và nó tạo ra những chiếc cầu vồng màu sắc này, và tất cả những gì ta có thể làm là chăm chú nhìn lên mái tóc của mẹ mình và ngắm nó một lúc. Và rồi đột nhiên có sự phi thường này, các bạn biết đấy, cảnh tượng mở ra, với màu xanh lá cây và xanh dương, và hoàng hôn đầu tiên trong đời ta. Ta không thể tin được là thế giới này lại đẹp đến thế.

Và rồi chúng ta quên mất điều kỳ diệu rằng mình đang được sống ngay lúc này. Ta quên rằng mình được sống trong sự màu nhiệm vi tế của cái đẹp, mỗi ngày. Và ta sống mòn trong những cái hộp có vách thạch cao thiếu vắng sự đa dạng của quần xã vi sinh vật, trong một chiếc ô tô nhựa xả khói, thải khí xi-a-nua và vi độc tố ra môi trường, và suốt cả ngày dài ta làm việc trong tòa nhà văn phòng và những căn phòng trải thảm thải khí gây ung thư, và tiếp đó ta ghé cửa hàng tạp hóa và nhặt một mớ thực phẩm đã được xử lý bằng chất gây ung thư trước khi thu hoạch. Và rồi chúng ta về nhà và lại ngồi với thứ ánh sáng xanh, ông biết đấy, những thiết bị làm rối loạn nhịp sinh học của ta, và chúng ta thấy chán nản và mất kết nối.

Và rồi ta trải qua sự kiện phi thường này. Đột nhiên phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tối đen, và thị lực của ta bị giảm, rồi ta bắt đầu nhìn thấy lại các thứ qua tấm kính tối mờ, và ta thấy những cái bóng, và ta thấy chuyện này, có một cảm giác bị chèn ép dữ dội khi cơ thể ta tự nó bắt đầu suy sụp. Ta không thể thở, nhịp tim yếu dần, mọi thứ bắt đầu trôi đi, và rồi đi vào đường trong đường hầm tối tăm này, ta có thể nghe thấy những giọng nói, có lẽ thế, và ta có cảm giác choáng ngợp này của cơ thể, như thể ngay lúc này sẽ bị nghiền nát vào hư vô. Và rồi ta bước ra ở phía bên kia, nó đẹp đẽ và tươi sáng hơn cả những gì mà ta có thể tưởng tượng, rồi đột nhiên người bác sĩ đó hồi sức cho ta và lôi ta trở về với cơ thể, và ta kể với người bác sĩ ấy: ở phía bên kia đẹp hơn nhiều. Tôi đã sẵn sàng ra đi. Tôi đã sẵn sàng để tái sinh. Tôi mới phát hiện ra rằng tôi được chấp nhận hoàn toàn ở thế giới bên kia. Tôi là một tạo vật đẹp đẽ làm từ năng lượng ánh sáng và tôi rất phấn khích khi được ở đó.

Mối nguy hiểm mà chúng ta gặp phải ngay lúc này không phải là một loại virus. Mối nguy hiểm mà chúng ta có ngay bây giờ là chúng ta đã tự triệt sản từ cái chết. Chúng ta đã tạo ra sự vô sinh trong thời khắc chết, mà cái chết mới là lý do tối thượng chúng ta ở đây. Chúng ta ở đây vì một trải nghiệm mang tính chuyển hóa, nơi chúng ta khám phá ra rằng mình không phải là thực thể sinh học, mà là thực thể tâm linh, chúng ta là những tạo vật của ánh sáng. Chúng ta là những thực thể tâm linh bị mắc kẹt trong lớp vỏ sinh học trong chốc lát, và chúng ta học lấy việc sợ hãi tất cả những điều đó, và vì thế mà chúng ta đang bỏ lỡ vẻ đẹp của cuộc sống. Chúng ta đang bỏ lỡ vẻ đẹp khuôn mặt của những người thương yêu, của khuôn mặt những đứa con mình. Chúng ta đang bỏ lỡ vẻ đẹp của nhau, và chúng ta đang để cho nhau chết trong cô độc, xuất phát từ nỗi sợ thứ vật chất di truyền nào đó bay lơ lửng trong không khí và đã có từ thuở hồng hoang.

Chúng ta có một câu chuyện sai đang diễn ra, và nó chẳng phải là một thuyết âm mưu, chẳng phải phòng thí nghiệm của chính phủ nào đó. Mà đó là cảm xúc sợ hãi của con người, và chúng ta sợ cái chết của chính mình, trong khi nó lại là sự tái sinh của chúng ta. Chúng ta cần định hướng lại chính mình đối với cuộc sống. Chúng ta cần chỉnh đốn lại, không phải chỉ mỗi hệ thống y tế mà thôi. Chúng ta cần chỉnh đốn lại các ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Chúng ta cần chỉnh đốn các ngành năng lượng và giao thông vận tải cho phù hợp với hệ sinh vật. Chúng đã chỉ cho chúng ta cách sản sinh ra năng lượng sạch. Chúng đã chỉ cho chúng ta thấy năng lượng được tạo ra như thế nào ở cấp độ tế bào.

Chúng ta có thể làm điều đó. Chúng ta có thể chỉnh đốn lại tất cả những điều đó và trước hết chúng ta cần tôn vinh sự sống và ngừng sợ hãi cái chết, và chúng ta sẽ đối xử với nhau khác đi. Chúng ta không cần một cuộc cách mạng, chúng ta cần một cuộc tiến hóa. Chúng ta cần tiến hóa vượt qua nỗi sợ của mình và chúng ta cần tìm thấy tình yêu, và tình yêu không phải là một đồ vật, nó không phải là thứ để tóm lấy. Đó là một trải nghiệm, và tôi tin như vậy, ông biết đấy, qua sự minh triết của một người bạn thâm tình của tôi, Patrick Gentempo, người mà năm ngoái đã trao tôi món quà đặc biệt này – tình yêu không phải là cái dệt nên vạn vật, nền tảng của vạn vật là cái đẹp, và phản ứng của chúng ta khi trông thấy cái đẹp chính là tình yêu. Nếu ta cảm thấy không được yêu thương, nếu ta cảm thấy ta không biết yêu lấy bản thân thì có nghĩa là gì, hay người thân yêu của ta ngay lúc này đang hấp hối, vậy thì hãy đừng gắng gượng khởi sinh cảm xúc yêu thương, và hãy bắt đầu làm chứng nhân cho cái đẹp, rồi bạn sẽ trải nghiệm được tình yêu.

Chúng ta cần nhìn ra vẻ đẹp của loại virus này, chúng ta cần nhìn ra vẻ đẹp của quần xã vi sinh vật, chúng ta cần nhìn ra vẻ đẹp của hơi thở con người. Chúng ta cần nhìn ra vẻ đẹp của một hành tinh biết thở khi được trao cho cơ hội. Chúng ta cần nhìn ra vẻ đẹp của xúc chạm con người, một cái ôm. Khi tình hình trở lại bình thường, tôi hy vọng đấy sẽ không phải là cái bình thường cũ. Chúng ta cần tìm ra một cái bình thường mới trong những tuần sắp tới. Khi người ta nói rằng ta có thể trở lại các hoạt động bình thường, thì đừng có quay lại các hoạt động bình thường ấy của mình. Hãy hành động thật khác đi. Hãy nhận ra cái đẹp có ở khắp nơi, gắn kết với cái đẹp, nhất là cái đẹp nơi đồng loại của chúng ta, và hãy yêu thương nhau trong trải nghiệm về vẻ đẹp của nhau, để hiện thực hóa một tương lai thật khác.

DB: Cảm ơn anh, Zach ạ. Tôi nghĩ tôi muốn kết thúc ở đó. Tôi nghĩ đó là thông điệp của chúng ta. Hãy tiến về phía trước, chúng ta không được quay lại cái bình thường, anh nói đúng đấy. Chúng ta ngoạn mục hơn nhiều so với cái bình thường chứ. Cảm ơn anh đã dành thời gian, Zach, và hãy bảo trọng nhé.

Zach: Cảm ơn ông.

Hiển thị ý kiến phản hồi (4)

Phần chia sẻ ý kiến

  • Nguyễn Nguyên

    Một bài rất hay và hữu ích với mọi người!
    Cảm ơn Website Hành tinh Titanic rất rất nhiều!

  • dang minh

    Yêu thích góc nhìn của bạn ấy , nhưng khi dính tới khoa học , thì thiết nghĩ cần nhiều dẫn chứng hơn . Tôi không làm trong lĩnh vực này nên chỉ biết nghe và suy ngẫm .

    Xin cảm ơn Titanic

  • Mai Vy

    Cảm ơn hanhtinhtitanic đã đăng tải buổi nói chuyện. Vui lòng cho hỏi đây có phải là bản full chưa? Vì khúc đầu Mr Zach có nhắc đến bại liệt, viêm gan,…nhưng xem đến cuối không thấy đề cập đến.

  • CÁC NHẬN ĐỊNH MỚI VỀ ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS – Hành tinh Titanic

    […] Đọc: GÓC NHÌN CÁCH MẠNG VỀ VIRUS […]

    • Article Author
    • Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Hệ thống Tư bản Tài chính

BI KỊCH CỦA THÓI NGHIỆN TIÊU DÙNG

Chúng ta mua những thứ chúng ta không cần, với tiền bạc chúng ta chưa sở hữu [nhờ cơ chế vay mượn tín dụng ngân hàng], để gây ấn tượng với đám đông chúng ta không ưa. Ồ, con người...

Đã đăng ở by Savio
LỜI KHUYÊN, CẦU NGUYỆN & CHỮA LÀNH

CẦN PHẢI ĐỨNG LÊN VÀ THAY ĐỔI NGAY LẬP TỨC

Chưa bao giờ, các hoạt động và phong trào bảo vệ nền khí hậu lại bùng nổ như thế ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các lần bãi khóa của cô bé Greta Thunberg đã dẫn đến một trong những cuộc...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic