TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ NGUY HIỂM CỦA 2019-NCOV


Savio
TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ NGUY HIỂM CỦA 2019-NCOV

Xác suất lan truyền bệnh (R0): 3.11, tức là 1 người nhiễm sẽ lây cho hơn 3 người khác, 100 người nhiễm sẽ lây lan cho hơn 300 người khác. Xem:

Trong khi đó, TỶ LỆ HỒI PHỤC SO VỚI CHẾT + ĐANG NHIỄM (số liệu cập nhật tình trạng dịch trên toàn cầu ngày 7/2/2020) là:

1.562/(31.481+639)=4.86%

tức là trong 100 người nhiễm bệnh, chỉ có gần 5 người có thể phục hồi và khỏi bệnh hoàn toàn. Với 300 người nhiễm thêm, chỉ có hơn 14 người sẽ hồi phục. Số còn lại sẽ phải nằm chờ chữa triệu chứng, có khả năng nguy kịch và tử vong dần.

Nói cách khác, với tình hình hiện tại, khi một người bị nhiễm bệnh, cơ hội sống sót chỉ là 0,0486% mà thôi.

Vậy cần phải làm gì để dập dịch?

Điều duy nhất loài homo sapiens có thể làm được, chính là hạ chỉ số xác suất lan truyền bệnh (R0) xuống thấp hơn 1.

Việc này chỉ thành công khi người ta phát hiện được ca nhiễm sớm và cách li (quarantine) được bệnh nhân.

Hiện có 3 yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện sớm ca nhiễm và cách li ca bệnh:

  1. Các triệu chứng lâm sàng mất ít nhất từ 8 – 14 ngày mới xuất hiện rõ ràng.
  2. Khả năng lây lan đã có thể xuất hiện từ trước khi có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng ấy còn đang ở mức độ nhẹ (giống cảm cúm thường), khiến con bệnh không cảnh giác và phớt lờ.
  3. Bộ xét nghiệm chưa thể phát hiện sớm trường hợp lây nhiễm. Có trường hợp dương tính rồi lại âm tính, sau đó dương tính trở lại. Ngoài ra, nếu số lượng bệnh nhân gia tăng đột biến, thì bệnh viện sẽ không có đủ phương tiện và nhân lực để xác định và xét nghiệm.

Nhận định tình hình trên cho thấy rằng, càng phát hiện và dập dịch sớm (cách li) thì càng tốt, trước khi virus lan rộng không còn kiểm soát được nữa. Nhưng chính sự tắc trách, quan liêu, lo lắng trách nhiệm và hoảng sợ của quan chức chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã bỏ lỡ khoảng thời gian vàng này.

Việc chính quyền các quốc gia như Mỹ, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… không đóng cửa biên giới và cắt chuyến bay thông thương với Trung Quốc ngay khi phát dịch vì các lý do thương mại và ngoại giao cũng cho thấy tình trạng và tâm lý tương tự. Giờ đây, tất cả phải cuống cuồng lo cách li và phát hiện sớm ca bệnh, với hy vọng dập dịch càng sớm càng tốt.

Vâng, trong thời buổi của hệ thống kinh tế – tài chính toàn cầu hóa như thế này, cắt đứt quan hệ với một nền kinh tế đứng đầu thế giới ngay lập tức là không thể. Đó cũng là lý do vì sao trong các thảm họa sau này của biến đổi khí hậu, loài người sẽ không kịp trở tay. Quán tính tăng trưởng của nền văn minh con người quá lớn, đến độ họ tỏ ra kiêu ngạo, tham lam, chối bỏ và cuối cùng là sợ hãi trách nhiệm, khi thấy tảng băng chắn ở phía trước. Họ không có cách nào ngăn con tàu nhân loại khỏi đâm vào tảng băng và bị đắm.

Trước khi dịch 2019-nCoV bùng phát, Vũ Hán đang là 1 trong 9 thành phố đóng góp GDP đáng kể vào nền kinh tế Trung Quốc. Khi có các ca bệnh đầu tiên xuất hiện, giới lãnh đạo địa phương không dám công bố trên truyền thông vì sợ công chúng hoảng loạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hồ Bắc. Họ thậm chí còn đàn áp và bịt miệng các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo. Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Bây giờ cả thành phố bị cách li, mọi sản xuất bị đình trệ, và thế giới bỏ chạy khỏi Trung Quốc.

Tương tự trường hợp của Vũ Hán, nước Mỹ của Donald Trump vẫn chối bỏ cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Họ sẵn sàng đàn áp nhiều nhà khoa học khí hậu hàng đầu quốc gia, bịt miệng cả NASA và NOAA, và bịt mắt trước thực tại. Lo sợ cuộc khủng hoảng có thể làm suy yếu nền kinh tế quốc gia, giảm sức mạnh của Mỹ, và khiến tỷ lệ tăng trưởng cũng như việc làm gây xáo trộn nội bộ đất nước, Donald Trump đã ra sức chối bỏ, đổ tội và thậm chí là gây áp lực, tìm đủ mọi phương cách đánh lạc hướng để công chúng không còn chú ý nhiều đến vấn đề này. Nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế, vẫn tiếp tục sản xuất, buôn bán, vẫn tiếp tục xả thải khí nhà kính như thường lệ cho đến khi hệ sinh thái sụp đổ như đã dự báo.

Cuối cùng, chúng tôi – Hành tinh Titanic – đang đứng trên quan điểm của những người nghiên cứu chính sách về biến đổi khí hậu để nhận định tình hình. Chúng tôi không tỏ ra thiên vị hay ngả theo phe phái chính trị nào cả. Đứng trước sự thật của Đất Trời, mọi dối trá và kiêu ngạo của con người sẽ phải trả giá.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Lòng tham và kiêu ngạo

THAN ĐÁ Ở AUSTRALIA THIÊU CHÁY LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI

Theo Reuters ngày 7/1/2020, sau các vụ cháy rừng kinh khủng ở Australia, cùng với nền nhiệt tăng cao kỷ lục trong năm 2019 tại quốc gia này, chính quyền Scott Morrison vẫn kiên...

Đã đăng ở by Savio
Hạn hán

KHỦNG HOẢNG NƯỚC CHO ĐÀN GIA SÚC TẠI AUSTRALIA

Sử dụng một máy quay drone để ghi lại đàn gia súc gồm hơn 1.300 con bò đang tuyệt vọng túa đến bồn chứa nước, một nông dân tại bang New South Wales, Australia than thở rằng cô...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic