NGƯỜI VIỆT NAM TRONG 50 NĂM TỚI NÊN BIẾT ĐIỀU NÀY


hanhtinhtitanic
NGƯỜI VIỆT NAM TRONG 50 NĂM TỚI NÊN BIẾT...

Mời các bạn nghe Paul Beckwith – một nhà vật lý học và đang là giáo sư cộng tác cho Đại học Ottawa (Canada) – nói trong video clip sau về mức độ gia tăng nhiệt độ của vùng thảm họa khi nền nhiệt toàn cầu bị đẩy lên cao do hiệu ứng nhà kính từ khí thải công nghiệp. Ông hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tập trung vào đề tài Biến đổi Hệ thống Khí hậu Đột ngột (Abrupt Climate System Change) nơi khí quyển, đại dương, Bắc Cực, khí methane, và ngành cổ khí hậu học (paleoclimatology).

Cho các bạn không rành tiếng Anh, chúng tôi sẽ tóm tắt mội vài điểm chính trong bài chia sẻ của Paul:

1. Đặc tính sinh lý của cơ thể người không thể chịu đựng được quá 6 tiếng đồng hồ trong điều kiện nhiệt độ môi trường 36°C và độ ẩm từ 90% trở lên. Sự kết hợp giữa lượng nhiệt cao và hơi nước tạo ra tình trạng “hấp nóng” (Wet-bulb) (ví dụ như, với 35°C và độ ẩm 100%), và con người không thể sống sót khi ở trong một điều kiện như thế (không thể tiết mồ hôi để giải tỏa nhiệt). Thậm chí một người khỏe mạnh không thể chống chịu quá 6 tiếng đồng hồ trong môi trường có mức nhiệt độ và độ ẩm như thế, dù người đó ngồi trong bóng râm và có gió thoảng. Độ ẩm và nhiệt độ sẽ gia tăng mức nguy hiểm theo tỷ lệ thuận, đặc biệt là độ ẩm. Sự nguy hiểm vẫn rình rập dù nhiệt độ ở mức 31°C – 34°C, nhưng có độ ẩm cao (100%)

Để biết tình trạng “hấp nóng” là gì, xin các bạn đọc bài sau:

2. Với kịch bản phát thải khí nhà kính đạt lượng phản xạ nhiệt RCP8.5 – nghĩa là nền kinh tế của con người vẫn “hoạt động như hiện nay” (Business-As-Usual) và không có bất cứ nỗ lực cắt giảm nào, một số nơi trên hành tinh của chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng này, và đơn giản là không thể sống được. Để biết về khái niệm của các kịch bản RCP, xin mời đọc:

Đừng coi thường các thuật ngữ khoa học này, vì trong tương lai, các bạn và con cái, cháu chắt sẽ phải rất quan tâm đến chúng để sống sót.

3. Vào năm 2070, với kịch bản RCP8.5, những nơi sau đây sẽ đối mặt với tình trạng “hấp nóng” này: Vùng đồng bằng phía Bắc của Trung Quốc (bao gồm cả Thượng Hải, Bắc Kinh), vùng Nam Á (Pakistan và vùng đồng bằng Sông Hằng, Sông Ấn thuộc Ấn Độ), Vùng Vịnh Persian và Trung Đông (Abu Dhabi, Doha, Dubai, và vùng bờ biển thuộc Iran). Đây là những nơi sẽ thường xuyên có mức nhiệt trung bình từ 36°C trở lên. Hiện nay, có một số khu vực chạm mức nhiệt kỷ lục, như là 50°C gần Vùng Vịnh, 49°C ở Baghdad… Dĩ nhiên, thật đáng kiếp nếu những nơi này phải hứng chịu lửa hỏa ngục do họ đang làm giàu và hưởng thụ lạc thú nhờ khai thác dầu mỏ và thải một lượng lớn khí nhà kính (Trung Quốc).

Thế nhưng, nếu các bạn xem kỹ phút thứ 9:30 trên clip, thì thấy vùng ảnh hưởng còn bao gồm cả các nước nghèo như Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Philippines, Yemen, Somalia… Đó là tương lai của tất cả chúng ta.

4. Phần lớn những nơi Paul Beckwith liệt kê ở trên đều có vùng đồng bằng và duyên hải lớn, với lượng dân số sống tập trung cao, và phải lao động ngoài trời để canh tác và mưu sinh. Với mức nhiệt cao và độ ẩm lớn, một người khỏe mạnh và lực lưỡng chỉ có thể chịu được 6 tiếng ngoài trời trước khi anh ta kiệt sức và chết. Mức nhiệt cao còn gây ra những cơn sóng nhiệt, hạn hán, tiêu diệt cây trồng. Như thế, chúng ta đã thấy trước số phận sụp đổ của nền nông nghiệp và thủy hải sản tại các khu vực này trong chỉ 50 năm sắp tới, kéo theo nạn đói và xung đột lớn vì thiếu hụt các điều kiện sống căn bản.

5. Nền nhiệt cao cũng sẽ làm cho các cỗ máy – đang được con người thiết kế trong điều kiện bình thường hiện nay – không thể hoạt động được. Máy bay không thể cất cánh và hạ cánh do lượng không khí trở nên mỏng, không đủ để nâng cánh máy bay, trừ khi chúng ta giảm tải hoặc số lượng hành khách trên máy bay. Các đường ray xe lửa sẽ bị cong vênh dưới cái nóng cực độ ngoài trời. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với các công nghệ cũ, mà phần lớn nằm ở các nước nghèo và kém phát triển, nhưng sẽ bị hâm nóng trong tương lai.

6. Cuối cùng, Paul khuyến cáo các phương pháp cần phải làm khi đối mặt với sóng nhiệt và độ ẩm cao:

– Luôn giữ cho cơ thể được chảy mồ hôi.

– Hãy cố gắng nghỉ ngơi trong bóng râm và có gió càng nhiều càng tốt.

– Cần theo dõi chặt chẽ người già và người đang bệnh ở những nơi căn hộ và không có máy điều hòa nhiệt.

– Không để con nít, thú nuôi, người, chất dễ cháy trong xe hơi bị khóa kín hoặc ở ngoài trời khi trời quá nóng.

– Hãy tắm mát hoặc thực thi các biện pháp làm mát nhanh chóng, ví dụ như vào phòng tắm, xả nước đầy vào một chỗ chứa, ngâm cả cánh tay (đến tận cùi chỏ) vào nước. Cánh tay của bạn là nơi có rất nhiều mạch máu, và khi bạn làm thế, máu trong cơ thể của bạn sẽ được lám mát nhanh chóng.

Rõ ràng là, vì các miếng thịt bò công nghiệp, vì các hộp sữa, vì các lon nước ngọt, vì các mẫu điện thoại di động, vì dòng điện sinh ra từ nhiệt điện, vì khói thải ra từ các ống xả xe hơi và xe máy, vì động lực lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và thói tiêu dùng vô độ của chúng ta, vì sự tham lam và kiêu ngạo của loài người, những dân tộc sống tại khu vực xích đạo sẽ bị chết đói và hấp nóng trong tương lai.

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Nạn đói & khát

DAY ZERO

“Day zero” được định nghĩa là ngày mà một cộng đồng dân cư địa phương nhất định nào đó trải nghiệm thời điểm KHÔNG CÒN NƯỚC để mà sử dụng – từ nước ngầm chảy...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Đại dương nóng lên

“CỖ MÁY XE LỬA KHÍ HẬU”

Trên báo điện tử TheGuardian ngày hôm qua (26/12/2017), John Abraham – một giáo sư chuyên ngành nhiệt học, với công trình nghiên cứu theo dõi khí hậu và phát triển kỹ thuật...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic