CÁC QUỐC GIA BẮT ĐẦU TÍCH TRỮ LƯƠNG THỰC – ĐE DỌA GIAO THƯƠNG TOÀN CẦU


hanhtinhtitanic
CÁC QUỐC GIA BẮT ĐẦU TÍCH TRỮ LƯƠNG THỰC...

Tờ Bloomberg hôm 25/3/2020 có bài nói về chuyện đó – đang bắt đầu xảy ra trong đại dịch nCoV và nhiều thảm họa môi trường khác. Xem:

Các quốc gia bắt đầu ra lệnh đóng cửa cả ngành xuất khẩu lương thực bao gồm:

1. Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu bột mì hàng đầu thế giới, đã cấm xuất đi loại nông sản này, và còn bao gồm cả cà-rốt, đường mía và khoai tây.

2. Chính phủ Việt Nam tạm ngưng các hợp đồng xuất khẩu lúa gạo.

3. Serbia dừng dòng chảy xuất khẩu dầu hướng dương và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác.

4. Nga thì để ngỏ cửa cho bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu lương thực nào sẽ xảy ra trong tương lai, và nói rằng họ đang xem xét lệnh này sau mỗi một tuần trôi qua.

Câu hỏi đặt ra chính là, liệu đây đang là thời khắc đánh dấu một làn sóng của chủ nghĩa dân túy về thực phẩm, sẽ tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm trên toàn cầu?

Cuộc khủng hoảng đại dịch nCoV đã kích hoạt một loạt các phản ứng khác nhau. Chúng ta chứng kiến người dân tại nhiều quốc gia, từ Trung Quốc, Việt Nam, Singapore… cho đến Mỹ, Anh, Australia, Đức, Pháp, Italy… đều đổ xô đi gom hàng hóa tại nhiều siêu thị để tích trữ vì lo sợ kinh tế sụp đổ và tình trạng xấu đi của cách li và phong tỏa.

Và giờ đây, hành động này của cá nhân, gia đình, cộng đồng đã khuếch tán lên thành tác động to lớn trên bình diện quốc gia và quốc tế. Khi các gia đình, hộ dân, cộng đồng phải đóng cửa để cách li, thì quốc gia chắc chắn cũng sẽ phải làm như vậy để bảo tồn nguồn lương thực và tài nguyên nuôi sống người dân của họ vượt qua khó khăn. Đó là quy luật đương nhiên phải có.

Tuy nhiên, đó là các chỉ báo và dấu hiệu để chúng ta hiểu rằng, nếu trong tương lai có bất cứ thảm họa nào ập lên đầu nhân loại, thì tình trạng bi đát ấy khó tránh khỏi. Các nguồn cung lương thực sẽ bị cắt đứt. Những hàng hóa nhu yếu phẩm sẽ thiếu hụt trầm trọng. Xung đột sắc tộc và chiến tranh sẽ xảy ra. Và cuối cùng, người ta sẽ dùng bomb nguyên tử, súng ống và ngay cả dao rựa để giết lẫn nhau nhằm giành giật miếng ăn cuối cùng trước cơn đói khát giằng xé lương tâm.

Các quốc gia không có đất để làm nông nghiệp, hoặc vì khí hậu biến đổi mà không thể trồng trọt được nữa trên diện rộng, sẽ gặp rủi ro lớn. Tôi thấy những cái tên xuất hiện rất rõ: Singapore, Anh Quốc, Bắc Âu, Pháp, Tây Ban Nha, Australia, Châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản, và ngay cả Việt Nam (nếu chúng ta mất đi Đồng bằng Sông Cửu Long).

Thế cho nên, hãy biết rằng sẽ đến thời điểm cho dù cầm nắm tiền trong tay, bạn sẽ chẳng thể mua được gì để ăn cả. Tiền bạc không là gì cả – mà chỉ biểu trưng tạm thời cho món hàng thực sự mà thôi. Nhưng lúc này, người ta vẫn đang ca tụng và tâng bốc nền kinh tế tài chính – cùng với các sản phẩm xa xỉ của nó như máy bay, xe hơi, smartphone, nước ngọt, nước uống đóng chai, nhà hàng – khách sạn, internet, máy lạnh… – lên tận mây xanh và nghĩ rằng chúng quan trọng hơn. Sẽ đến lúc họ hiểu vấn đề và tất cả đều đã muộn rồi.

Trong những ngày qua, tôi thấy có nhiều chuyên gia bàn tán về công văn của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc tạm dừng xuất khẩu lúa gạo trong nước, cũng như các công văn liên quan của Bộ Công thương xin tiếp tục bán lúa gạo. Tôi chỉ nói thế này thôi nhé: Việc tính toán an ninh lương thực không nên đặt trên nền tảng của sản lượng và số đất chúng ta đang hiện có để gieo trồng cây nông nghiệp. Chúng ta cần phải tính luôn cả các biến số khác – mà sẽ thay đổi bất ngờ và không dự báo được, trong một khoảng thời gian ít nhất là 1 năm để phòng ngừa xác suất biến đổi – như là: thời tiết, khí hậu, nguồn nước, phân bón, dịch bệnh thiên nhiên… Nếu một trong các biến số này thay đổi, thì chúng ta sẽ phải có phương án back-up.

Trong thời đại của biến đổi khí hậu hôm nay, đâu ai biết trước được hay dự báo được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Băng có thể sụp đổ bất ngờ, kéo theo mực nước biển dâng cao. Nền nhiệt có thể gia tăng bất ngờ, vì hàng loạt đường bay trên toàn cầu bị cắt mất và bức màn bụi khí chắn nhiệt do các nền công nghiệp của con người tạo ra bị biến mất. Các cơn siêu bão có thể đổ bộ hủy diệt dân cư nông nghiệp. Nhiều sự kiện cực đoan như mưa đá, hạn hán, cháy rừng… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vì thế, trong kỷ nguyên của biến đổi khí hậu, chúng ta nên thay đổi tư duy và cách suy nghĩ đi là vừa. Thậm chí chuyện tệ hại nhất có thể ập đến trong phút chốc – y hệt như cơn đại dịch coronavirus hiện nay.

Bên dưới status này là tấm bản đồ các quốc gia hiện đang phụ thuộc vào nguồn cung ứng thực phẩm. Dữ liệu này được lấy từ Tổ chức Nông lương Thế giới, và đang sử dụng thông số trong hiện tại. Nó chưa tính tới nền nhiệt đang gia tăng khủng khiếp tại Australia, Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết vì ngập mặn, các trận lũ lụt và bão tuyết khủng khiếp ở miền Trung Tây nước Mỹ, hạn hán ở Ấn Độ, cháy rừng Amazon ở Nam Mỹ… Nó cũng chưa tính đến mật độ khí methane ngày càng gia tăng trên toàn cầu do biển băng ở Bắc Cực đang sắp biến mất, các khối băng khổng lồ tại Nam Cực chuẩn bị sụp đổ xuống lòng đại dương.

Vâng, còn nhiều thứ con người chưa biết và chưa nhận thức được, vì họ vẫn còn đang mải lo lắng trước đại dịch nCoV. Bộ não của loài homo sapiens không có chức năng nhận ra hiểm họa từ xa. Họ chỉ biết cái trước mắt mà thôi. Và tôi nói rằng, dịch bệnh chưa là gì cả so với các thảm họa ghê gớm nhất mà thiên nhiên sẽ tạo ra trong tương lai gần đâu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Khủng hoảng tâm lý con người

HỌC ĐỂ LÀM GÌ KHI KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI ĐỂ SỐNG SÓT

Phong trào Bãi Học Đường (School Strike) của cô bé 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg sẽ được hưởng ứng rộng khắp tại 51 quốc gia vào ngày Thứ Sáu 15/3/2019 này. Học sinh trên...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Dịch bệnh

MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG – MIỄN DỊCH BẦY ĐÀN

Hiện chính phủ Anh đang có chiến lược cho lây lan nCoV thoải mái để hy vọng bệnh dịch này sau khi nhiễm cho từ 60% dân số trở lên sẽ xuất hiện các case miễn dịch tự động (sau khi...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic