NGÀNH ĐÁNH BẮT CÁ Ở VỊNH ALASKA ĐÓNG CỬA LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ: KHÔNG CÒN CÁ TUYẾT – CÁ HỒI BIẾN MẤT – HÀNG TRIỆU CHIM BIỂN CHẾT KỂ TỪ NĂM 2015


Savio
NGÀNH ĐÁNH BẮT CÁ Ở VỊNH ALASKA ĐÓNG CỬA LẦN...
Tháng 11 năm 2019, hàng ngàn con chim hải âu đuôi ngắn di cư từ Alaska nằm chết la liệt trên các bãi biển nổi tiếng ở Sydney.

Số lượng cá tuyết đã giảm xuống cực thấp, dẫn đến việc lần đầu tiên phải đóng cửa ngành đánh bắt cá ở Vịnh Alaska. Trong một động thái chưa từng có về việc số lượng cá tuyết Thái Bình Dương giảm xuống cực thấp trong lịch sử, ngành đánh cá liên bang ở Vịnh Alaska sẽ đóng cửa trước mùa đánh bắt năm 2020.

Đó là một quyết định có chút bất ngờ, nhưng là lần đầu tiên ngành đánh bắt hải sản bị đóng cửa vì lo ngại dự trữ cá trong thiên nhiên giảm xuống thấp. Nicole Kimball – Thành viên của Hội đồng Quản lý Nghề cá vùng Bắc Thái Bình Dương – trong cuộc hội đàm tại Anchorage hôm chiều thứ Sáu (ngày 6/12/2019) cho biết:

Chúng ta đang nằm ở ngưỡng của tình trạng đánh bắt quá mức.

Không thể đổ lỗi cho việc đánh bắt cá quá mức làm cho chúng tiệt chủng mà thay vào đó là do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ nước trong đại dương ấm lên liên quan đến biến đổi khí hậu đang tàn phá một số ngư trường ở Alaska, khiến các nhà sinh vật học, người dân địa phương và ngư dân lo lắng vì lợi nhuận thấp đến mức rủi ro cho sinh kế của ngành đánh bắt cá. Theo nhà nghiên cứu sinh học của NOAA Steve Barbeaux, tác giả của một báo cáo về đánh giá dự trữ cá trong mùa thu năm 2019, số lượng cá tuyết tại vùng vịnh này đã hạ giảm xuống mức thấp lịch sử, cùng với tình trạng theo đó là không có lượng cá mới sinh ra.

Cá tuyết tại vùng vịnh này đã phát triển tốt cho đến khi xuất hiện một đợt nắng nóng trên biển được gọi là “the BLOB” (Vùng Nước Sôi) vào năm 2014. Các nhà khoa học cho biết sóng nhiệt khiến nhiệt độ đại dương tăng từ 4-5°C, và cá tuyết con bắt đầu chết gần hết. Ông Barb Barbeaux nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước:

Rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến lượng cá tuyết là do đợt nắng nóng đầu tiên, và chúng tôi vẫn chưa vực dậy được.

Sau đợt nắng nóng này, số lượng cá tuyết đã giảm hơn một nửa, từ 113.830 tấn trong năm 2014 xuống còn 46.080 tấn trong năm 2017 (mất gần 68.000 tấn). Và lượng cá tuyết đã giảm đều kể từ lúc đó.

Tháng trước, Tạp chí The Big Wobble đã báo cáo thêm về sự khốn khó của nghề cá hồi hồng Alaska. Trung tâm Khoa học Prince William Sound Science Center đã khảo sát ngư trường, đánh dấu sự tuột dốc thậm tệ và tỷ lệ cá chết trước khi sinh sản tăng cao. Năm nay, hầu như không có mưa dẫn đến việc giảm lượng cá đến mức cực thấp, và các ngư đoàn ngoài khơi đã quan sát thấy những trường hợp chưa từng có về cá chết trước khi sinh sản, cũng như các đàn cá di cư vào dòng suối muộn bất thường.

Theo Trung tâm Khoa học Prince William Sound Science Center, các đàn cá còn lại cũng đã bắt đầu hành trình xấu số đi vào các con suối sau một vài cơn mưa đầu tháng Chín. Mưa tạnh và những dòng sông lại khô nước. Chẳng mấy chốc, hàng ngàn con cá đã bị mắc kẹt trong các hồ thủy triều mà không có đủ nước để quay trở lại vịnh. Thế là chúng đều ngạt thở. Các chuyên gia của trung tâm cho biết:

Trong 10 ngày đầu tiên của tháng 9, chúng tôi đã thống kê được lượng cá chết ở một trong những dòng suối tăng từ gần như không có lên đến gần 30.000 con cá hồi hồng, và tất cả đều chết trước khi sinh sản. Đội ngũ thủy thủ ngư trường của chúng tôi ước tính 10.000 con đã chết trong chỉ một đêm. Chúng tôi chưa bao giờ ghi nhận bất cứ điều gì tương tự từng xảy ra trong quá khứ.

Vào tháng 11/2019, hàng ngàn con chim hải âu đuôi ngắn di cư từ Alaska đã chết trôi trên những bãi biển nổi tiếng của Sydney, và những chim chết hoàn toàn không liên quan gì đến các trận cháy rừng lớn ở đây. Hàng ngàn con khác, những con hải âu đuôi ngắn đang chết dần trên biển, là nguyên nhân đã được xác nhận về sự thiếu hụt cá trầm trọng ở Thái Bình Dương.

Xác chết của chim được phát hiện tại một số bờ biển, bao gồm Bondi, Manly và Cronulla. Những con chim đã di cư trở lại miền nam Australia để sinh sản sau khi trải qua mùa hè ở Alaska. Nhưng theo các chuyên gia, một số lượng chim cao hơn mức bình thường đang chết trên đường di chuyển do thiếu dinh dưỡng. Những con chim cần phải có đủ sức để thực hiện chuyến bay di cư 14.000km qua Thái Bình Dương, nhưng loài nhuyễn thể và các loài cá nhỏ khác mà chúng cần ăn rõ ràng đang suy giảm do nhiệt độ nước biển tăng.

Tổ chức BirdLife Australia đã gọi vấn đề này là một cuộc khủng hoảng thật sự. Trong một tuyên bố trên trang web của mình, nhóm này cho biết:

Trong 5 năm liên tiếp, nhiệt độ mặt nước ngoài khơi Alaska ấm lên một cách bất thường, dẫn đến sự thiếu hụt kinh khủng các loài hải âu và mồi cho chim biển, dẫn đến hàng ngàn đàn hải âu chết dạt vào dọc theo các bãi biển ở Alaska.

Theo Cơ quan Dịch vụ Quản lý Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (U.S. Fish and Wildlife Service), chúng đã chết đói. Đó không phải là một sự kiện đơn lẻ; mà thay vào đó chính là một loạt những cái chết thảm khốc. Bắt đầu từ cuối tháng 6/2019, những cái chết này tiếp tục xảy ra dọc theo nhiều vùng duyên hải Alaska, dần dần tiến về phía nam, cho đến tháng 8/2019. Vô số con hải âu chết cũng dạt vào Bán đảo Nga Chukotka. Mặc dù rất nhiều con chim được tìm thấy đã chết trên các bãi biển, đây vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi.

Credit NOAA. Vùng nước nóng bất thường ngoài khơi Thái Bình Dương đã xuất hiện và đang tàn phá sự sống dưới đại dương.

Phần nổi của tảng băng trôi! Chim biển chết hàng loạt tại Alaska trong năm 2019

Vào tháng 5/2019, Cơ quan Dịch vụ Quản lý Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) và Dịch vụ Quản lý Công viên Quốc gia (NPS) bắt đầu nhận được báo cáo về những con chim biển đã chết và đang chết từ vùng biển bắc Bering và Chukchi, bao gồm gần Khu bảo tồn Quốc gia Bering Land Bridge.

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 năm 2019, hàng ngàn con hải âu đuôi ngắn được báo cáo là đã chết và bị trôi dạt trên các bãi biển ở khu vực Vịnh Bristol, hoặc được quan sát thấy là ở trong tình trạng rất yếu và đang cố gắng ăn lưới cá hồi ở vùng nước phía trong thềm lục địa (Trích dẫn của TBW: hầu hết cá hồi đã chết trước khi sinh sản). Đến giữa tháng 8/2019, tình trạng cá chết đã mở rộng về phía bắc, với số lượng nhỏ hơn nhưng ở diện rộng, vào vùng biển phía bắc Bering và Chukchi, dọc theo vùng duyên hải Alaska và Bán đảo Chukotka của Nga.

Các loài chim hải âu rụt cổ (puffins), chim murres và chim auklets cũng được ghi nhận đã chết, nhưng với số lượng thấp hơn nhiều so với loài hải âu. Ngoài ra, loài hải âu đuôi ngắn còn sống được chứng kiến với số lượng lớn vào tháng 8/2019 ở Vịnh Alaska, dọc theo bờ biển của Glacier Bay và công viên quốc gia Kenai Fjords và vịnh vịnh Kodiak. Thật bất thường khi thấy loài này vẫn duy trì số lượng lớn ở những khu vực này, vì chúng thường ở ngoài khơi và đến từ nam bán cầu để tìm thức ăn ở vùng biển Bering và Chukchi trong mùa hè và mùa thu.

Trong lịch sử, thỉnh thoảng hiện tượng chim biển chết hàng loạt đôi khi xảy ra ở Alaska; tuy nhiên, các sự kiện chết hàng loạt với số lượng lớn hiện đang xảy ra mỗi năm kể từ năm 2015. (Trích dẫn của TBW: hàng triệu con chim biển nhỏ được ghi nhận đã chết kể từ năm 2015, năm nay, nó là loài hải âu đuôi ngắn, nhưng những năm gần đây đã có cả chim murr và auklets chết, được cho là do nạn đói).

Trong các đợt chết gần đây, người ta xác định những xác chim được liên tục kiểm tra từ vùng biển Bering đến Chukchi là đã chết vì quá đói. Xác chim biển từ các lần chết hàng loạt năm 2019 đã được thu thập từ nhiều địa điểm và gửi đến Trung tâm Sức khỏe Động vật hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) để kiểm tra và xét nghiệm. Kết quả ban đầu cho thấy chết đói là nguyên nhân gây tử vong cho hầu hết các lần chim chết ở những nơi nêu trên. Tuy nhiên, vào tháng 6 /2019 ở phía Đông Nam Alaska, việc tiếp xúc với saxitoxin (một loại độc tố sinh học liên quan đến ngộ độc vỏ sò bại liệt) cũng được cho là có liên quan tới một đợt chết hàng loạt của loài nhạn Bắc Cực đang sinh sản.

Tạp chí The Big Wobble đã báo cáo về một đợt chim biển chết hàng loạt chưa từng thấy ở Alaska và Canada kể từ năm 2015. Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học coi là yếu tố góp phần làm giảm lượng chim biển, với các báo cáo về các loài chim Anh như chim nhạn và chim kittiwakes đối mặt với tương lai bất ổn khi nhiệt độ nước biển tăng. Đặc biệt, loài hải âu rụt cổ Puffins đã chịu tổn thất to lớn trong những năm gần đây, và một báo cáo từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature) vào tháng 4/2019 đã cảnh báo các loài chim biển biểu tượng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng ngàn con chim biển đã chết được tìm thấy khi dạt vào bờ từ các đảo trên Biển Bering đến các ngôi làng phía bắc Eo biển Bering – dấu hiệu của một cái chết khác ở những vùng biển ấm lên trên khu vực Bắc Thái Bình Dương. (Con số thực tế có thể lên tới hàng triệu con vì hầu hết đã chết trên biển.) Cơ quan Quản lý Dịch vụ Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ báo cáo rằng, phần lớn những con chim chết là loài Fulmars phía bắc và hải âu đuôi ngắn, những loài di cư xa để đến mùa hè về lại vùng biển ngoài khơi Alaska và các vùng phía bắc khác. Ngoài ra, cơ quan liên bang này còn cho biết số chết cũng bao gồm một số loài chim kittiwakes, murres và auklets nữa.

Nguyên nhân đang được điều tra. Đến nay, phẫu nghiệm xác động vật chết cho thấy những con chim rất gầy và hốc hác – không có thức ăn trong dạ dày/ruột và ít/không có chất béo trên cơ thể. Ông Ken Stenek, một giáo viên ở Shishmaref và tình nguyện viên tham gia một chương trình theo dõi chim biển cho hay:

Ngay bây giờ, chúng tôi biết rằng chúng đang chết đói, không đủ sức để bay, rơi xuống biển và chỉ có thể giữ đầu chúng trên mặt nước cho đến khi chết đuối.

Con số chính xác vẫn chưa rõ ràng. Các đợt chết hàng loạt mới xảy ra trong năm 2015 và 2016, 2017 và 2018 đang kéo theo sự mất mát lớn của các loài chim murr, là sự kiện chết hàng loạt lớn nhất của loài Murre được ghi nhận ở Alaska, và là nguyên nhân từ việc sinh sản kém đối với loài chim murr ở Vịnh Alaska và Eo biển Bering. Tiếp theo đó cũng là cái chết của hàng ngàn con chim hải âu rụt cổ puffin được tìm thấy vào mùa thu năm ngoái trên đảo St. Paul ở Pribilofs và trước đó, cái chết hàng loạt của loài chim murres và auklets dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ. Trong mỗi đợt chết như vậy, những con chim đói đã để lại các xác gầy rộc cùng với mỗi đợt sóng mang đến dòng nước biển ấm lên bất thường.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Siêu bão/Lốc xoáy

HAGIBIS CÓ THỂ TRỞ THÀNH CƠN BÃO MẠNH NHẤT TRONG NĂM 2019

Tin từ NOAA xác nhận vào ngày 8/10/2019: Siêu bão HAGIBIS hiện đang là cơn bão mạnh nhất trên hành tinh, và có thể trở thành cơn bão mạnh nhất trong năm 2019. JTWC (Trung tâm Cảnh...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Lòng tham và kiêu ngạo

CÓ GÌ MÀ PHẢI XOẮN LÊN?

Tôi nhớ lúc giữa tháng 1/2020, đám dân chủ dỏm – và đầu nguồn là trang web tin xạo Đại Kỷ Nguyên tung ra một loạt tin đồn và thuyết âm mưu về việc phòng thí nghiệm Trung...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic