BOEING VÀ GÓI CỨU TRỢ 2.000 TỶ USD


hanhtinhtitanic
BOEING VÀ GÓI CỨU TRỢ 2.000 TỶ USD

Hôm nay, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói bơm tiền lớn nhất lịch sử quốc gia này để cứu nguy nền kinh tế: 2.000 tỷ USD.

Và CNN đưa tin rằng hãng Boeing sẽ có thể được nhận hàng tỷ USD từ đống tiền này (khoảng 58 tỷ USD). Thực ra, họ đã thua lỗ nặng nề từ vụ Boeing 737 Max 8 khi version máy bay này bị trục trặc hệ thống cánh nâng ở đuôi và việc này xảy ra trước cả đại dịch nCoV một khoảng thời gian rất lâu. Nhưng giờ đây, nhờ có Cô Vy, Boeing có thể được cứu bằng mớ tiền chưa có giá trị gì cả. Vậy làm thế nào để hợp thức hóa nó?

1. Boeing có thể tung tiền để mua lại chính cổ phiếu của công ty mình, tạo ra một cơn lốc tăng giá cổ phiếu Boeing.

2. Boeing có thể đầu tư thêm một version 747 khác chẳng hạn, còn 737 Max 8 thì tạm cất đi. Tiền lại đổ qua General Electric Co. (động cơ máy bay) và nhiều OEM làm phụ kiện máy bay khác như Spirit AeroSystems (thân máy bay), Precision Castparts Corp. (cấu trúc hàng không), Triumph Group (cấu trúc hàng không), Pratt & Whitney (động cơ máy bay), Collins Aerospace (linh kiện), Honeywell (linh kiện), Rolls-Royce (động cơ máy bay)…

Cần phải mở ngoặc là, thực ra GE (General Electric) cũng đang đắm đuối trong đại dịch này. Họ đã cho nghỉ việc 10% nhóm kỹ sư chuyên về chế tạo động cơ phản lực (tức 2.500 nhân viên). Xem:

Thế cho nên, việc quay qua sản xuất ventilators (máy trợ thở) và nhiều thiết bị phục vụ cho ngành y tế khác để nước Mỹ chống đại dịch chỉ là chuyện bình thường ở huyện để nhận thêm tiền từ gói cứu trợ dành cho khối bệnh viện (nghe nói đâu khoảng 300 tỷ USD). Nay thì GE lại có thể được thêm nhiều tiền nữa bơm từ Boeing qua. Việc GE hay Ford chuyển qua làm máy thở chỉ đơn giản là chuyển ngành kinh doanh để kiếm tiền. Thế mà vẫn có rất nhiều người VN ở bên này tung hô kiểu như “GE, Ford bỏ mọi sự để phục vụ tổ quốc Mỹ. Nước Mỹ vĩ đại là vì thế”. Thật mắc cười. Thời buổi này chế tạo xe hơi và động cơ máy bay để cạp đất mà ăn ư?

3. Boeing có thể giảm bớt giá bán các version 737 Max 8 đã sửa chữa vì đã có tiền của chính phủ đắp vào, khiến doanh thu được nâng lên và bù lại khoảng thời gian chờ đợi vì thất thu. Bán được nhiều máy bay thì lấy lợi nhuận bù lỗ. Và thực ra, các quốc gia mua hàng của Boeing trả nợ giùm cho hãng này. Còn chuyện các quốc gia ấy lấy tiền ở đâu ra ư? Dễ thôi: thuế má dân chúng, đào tài nguyên khoáng sản, sức lao động rẻ mạt…

4. Boeing dùng tiền này để trả lương cho 150.000 nhân viên trên toàn cầu. 150.000 người này sẽ dùng tiền để mua hàng hóa ở tất cả mọi nơi, mọi quốc gia. Các quốc gia này lại dùng tiền đó để chi trả cho các ngành sản xuất hàng hóa và đồ tiêu dùng khác. Tóm lại, đó chỉ là một kiểu phát tán tiền để toàn cầu phải còng lưng ra mà trả lại cho Boeing mà thôi.

Úi chà, Boeing là niềm tự hào của nước Mỹ mà. Phải cứu Boeing thôi. Boeing còn nhiều cách để xài mớ tiền mà FED tặng cho lắm

Nhưng bạn nên dừng lại một chút để suy nghĩ. Sản phẩm của Boeing có đáng phải cứu hay không – vì nó có thật sự cần thiết khi bạn sắp chết đói, khát nước, bị bệnh nguy kịch, bị sốc nóng, bị siêu bão tấn công, bị lũ lụt nhấn chìm… vân vân và mây mây khi cuộc khủng hoảng khí hậu xảy ra?

Thực ra, máy bay của Boeing và nhiều hãng chế tạo hàng không khác sẽ nằm đất nếu:

a. Không khí quá nóng, không đủ để nâng cánh lên khi máy bay chạy đường băng.

b. Bão tố khiến phải hủy tất cả các chuyến bay.

c. Đại dịch khiến dân chúng không dám bước lên máy bay.

d. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu do khủng hoảng khí hậu gây ra, làm cho dân còn tiền đâu mà đi du lịch?

Điều tương tự cũng xảy ra cho xe hơi, điện thoại di động, lon nước ngọt, quần áo thời trang, laptop, nhà hàng, khách sạn, khu giải trí…và nhiều mặt hàng và dịch vụ xa xỉ phẩm khác.

Thế nhưng, chúng đang được bơm tiền để được giải cứu, tiếp tục tàn phá cả hành tinh này cho đến khi tất cả khách hàng của chúng đều xuống lỗ.

Bạn có biết hàng không là một trong những ngành có lượng phát thải khí nhà kính khổng lồ hay không? Xem:

Đó là chưa kể hoạt động đi lại bằng hàng không còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như du lịch, giải trí, kinh doanh, mua sắm, xả rác, hủy diệt văn hóa địa phương, đàng điếm tình dục, hút sách, lây lan bệnh tật…

Tóm lại, tôi chỉ nêu một ví dụ nhỏ của trường hợp Boeing để mọi người hiểu vấn đề, rằng mọi nguyên nhân và hậu quả của bất cứ cuộc khủng hoảng nào đều từ hệ thống kinh tế và tài chính gây ra. Và nước Mỹ là một trong những nơi thiết lập, dung dưỡng và bảo vệ cơ chế ấy.

Và các quốc gia nghèo chắc chắn cũng không thể rút chân ra khỏi vòng xoáy này. Có một số người sẽ gào lên: vậy thì đừng xài laptop, internet, facebook, iphone… đừng mua máy báy Boeing.

Ồ. Thứ nhất, họ không phân biệt được đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả thứ phát của vấn đề. Thứ hai, nếu không mua những cái đó, thì Trung Quốc hoặc Nga cũng làm và rồi chúng ta cũng sẽ mua. Thứ ba, nếu không mua gì hết thì làm sao có tiền để mua vũ khí, thứ tối thiểu bảo vệ chúng ta khi Mỹ, Nga hay Trung Quốc muốn tấn công bằng bạo lực, chứ không phải là bằng kinh tế. Vậy đằng nào cũng chết, thì nên chọn cái êm ái nhất… Cùng lắm khi gia nhập hệ thống tàn phá này, làm cho Đất Trời sụp đổ, thì tất cả đều chết chung là OK.

Miệng đã ngậm tiền rồi, thì làm sao nhả ra được?

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Quốc gia Khủng hoảng

SỰ CỰC ĐOAN CỦA ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU

Ngày 1/10/2019 vừa qua, Ấn Độ công bố hơn 1.650 người dân tại miền Bắc quốc gia này, đa số tại các tỉnh Maharashtra, Uttar Pradesh và Bihar đã thiệt mạng trong mùa mưa lũ năm nay....

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Mực nước biển dâng

FLORIDA VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO

Florida của nước Mỹ đang đứng trước thảm họa mực nước biển dâng cao nhấn chìm một phần bán đảo này, đe dọa gần 2 triệu người đang sống gần biển. Trong danh sách 20 khu vực thành...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic