DỮ LIỆU VỆ TINH MỚI CÔNG BỐ CHO THẤY CÁC KỶ LỤC NỀN NHIỆT TRONG NĂM 2019


hanhtinhtitanic
DỮ LIỆU VỆ TINH MỚI CÔNG BỐ CHO THẤY CÁC KỶ...

Nước Úc, màu đỏ đậm, nổi bật trên bản đồ toàn cầu.

Năm ngoái (2019) là năm có nền nhiệt toàn cầu nóng nhất đứng thứ hai trong lịch sử ghi nhận, nhưng ở rất nhiều nơi, chẳng hạn như Australia và Alaska, nhiệt độ đã tăng lên mức chưa từng có theo ghi nhận lịch sử hiện đại. Điều này được phát hiện nhờ dữ liệu thu thập được từ các nhiệt biểu đặt ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất, và được phân tích bởi các cơ quan khí tượng như NASA, NOAA và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh (U.K. Met Office).

Nhưng các vệ tinh trong không gian cũng là một nguồn thông tin khác để ghi nhận nhiệt độ toàn cầu, hoạt động như một trong nhiều cách kiểm tra đối chiếu lại số liệu của các thiết bị ở mặt đất. Các vệ tinh đại dương và đất liền (Aqua và Terra) của NASA có thể phát hiện nguồn nhiệt lượng trên bề mặt Trái đất và được dùng để cảm nhận các mức nhiệt độ ở mặt đất. Ví dụ xem bài:

Mặc dù tập hợp dữ liệu này sẽ bị giới hạn nhiều hơn so với các thông số ghi nhận trên mặt đất, dữ kiện vệ tinh có thể giúp tiết lộ các hình thái thú vị về cách mà biến đổi khí hậu đang diễn ra trên khắp thế giới.

Descartes Labs, một công ty có trụ sở đặt tại Santa Fe chuyên vận hành một kho dữ liệu không gian địa lý khổng lồ để sử dụng trong việc xây dựng các mô hình dự báo cho mọi thứ, từ các chỉ số môi trường đến dữ liệu tài chính. Họ đã kiểm tra lại dữ liệu gửi xuống từ các vệ tinh Aqua và Terra kể từ năm 2003, và cung cấp cho Báo Washington Post.

Descartes Labs và nhóm đồ họa của Washington Post đã tạo ra những bản đồ này, cho thấy các mức xếp loại nhiệt độ trong những khoảng thời gian khác nhau.

Theo Descartes Labs, tính nhất quán của dữ liệu được cảm nhận từ xa, cũng như độ phân giải cao trên mỗi kilometre, đã giúp ích cho việc so sánh đối chiếu qua những khoảng thời gian dài.

Tấm bản đồ ở trên cùng cho thấy các khu vực có 1 trong 5 năm nóng nhất là năm 2019. Ngay lập tức, nền nhiệt ở Australia, Alaska, Châu Âu, hầu hết Châu Phi, Nam Mỹ, Greenland và Đông Nam Á nổi bật hẳn. Các khu vực ngoại lệ chính là phần lớn của Hoa Kỳ và Canada, không trải nghiệm nền nhiệt kỷ lục trong năm 2019.

Bản đồ dưới đây nêu bật chỉ những khu vực có ghi nhận năm nóng nhất là năm 2019.

Hình số 1 là minh họa dữ liệu vệ tinh của NASA (kể từ năm 2003). Hình số 2 là các quan trắc nhiệt độ trên mặt đất của Phòng thí nghiệm Berkeley Earth (kể từ năm 2003).

Chúng ta cũng có thể so sánh các thông số nhiệt ghi nhận từ không gian với dữ liệu đo được trên mặt đất (được hiển thị trong 2 hình bản đồ ở trên, với hình bên dưới các dữ liệu vệ tinh) và chúng có thể cho biết khá nhiều điều tương tự nhau. Australia cực kỳ nóng và cũng trải qua tình trạng khô cằn kỷ lục, trước khi mùa cháy rừng tàn khốc tiếp tục xảy ra. Theo cả hai nguồn dữ liệu, Alaska, vài phần của Châu Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Mexico cũng chứng kiến sự nóng lên kỷ lục.

Nhiệt lượng khác thường ở Australia đáng để đặc biệt quan tâm theo hình ở trên. Quốc gia này chưa bao giờ nóng và khô cùng thời điểm như vào năm 2019. Trong tháng 12/2019, Australia đã ghi nhận hai ngày nóng nhất trong lịch sử. Vào ngày 18/12/2019, nhiệt độ tối đa trung bình trên toàn quốc là 107,4°F (41,9°C), phá vỡ kỷ lục cũ 104,5°F (40,3°C) vào năm 2013.

Các điều kiện nắng nóng và khô hạn đã dẫn đến nhiều vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy những vùng rừng rộng lớn giàu tài nguyên và đa dạng sinh học, đặc biệt là ở bang Victoria và New South Wales. Những vụ hỏa hoạn vào năm 2019 và 2020 đã giết chết hơn hai chục người, làm tăng gấp đôi lượng phát thải khí nhà kính của đất nước này, và dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị đối với phe ủng hộ chính sách phát triển than đá của Thủ tướng Scott Morrison. Các vụ cháy rừng đã giết chết tới 1 tỷ cá thể loài động vật và có khả năng đẩy rất nhiều chủng loài đến bờ vực tuyệt chủng.

Trùng khớp với một mảng đỏ lớn trên bản đồ, một số vụ cháy rừng có sức hủy diệt nhất đã lan đến tận khu vực giữa Sydney và vùng Đông Nam bang Queensland. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến các đợt nắng nóng thường xuyên và dữ dội hơn ở Australia, và làm gia tăng chỉ số chính yếu được sử dụng để dự đoán mức độ nghiêm trọng của hỏa hoạn đến mức chưa từng có, được gọi là Chỉ số Hiểm họa Cháy rừng (Forest fire danger Index).

Nền nhiệt ở Australia đã ấm lên chỉ hơn 1,8°F (1°C) kể từ năm 1910, với hầu hết sự tăng nhiệt xảy ra từ năm 1950. Trong giai đoạn lịch sử này, Cơ quan Khí tượng Australia cũng đã phát hiện có sự gia tăng về tần suất các sự kiện xảy ra mức nhiệt khắc nghiệt và độ nghiêm trọng của hạn hán.

Ghi nhận nhiệt độ theo từng năm

Trong tất cả các tập hợp dữ liệu về nhiệt độ mặt đất, năm 2016 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, trùng với sự kiện chu kỳ khí hậu El Niño hoạt động mạnh kỷ lục ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Những sự kiện như vậy có xu hướng đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng nhanh bằng cách cộng thêm một lượng nhiệt lớn vào vùng nước bề mặt của khu vực biển nhiệt đới Thái Bình Dương, cũng như bơm thêm nhiệt vào bầu khí quyển.

Những vùng màu đỏ trong các bản đồ tổng hợp ở trên là những khu vực mà năm đó là năm nóng nhất trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2018.

Nhóm biên tập nội dung khí hậu của báo Washington Post cũng đã đưa ra phân tích của riêng mình, dựa trên các quan trắc nhiệt độ mặt đất, cho thấy nhiều vùng của thế giới đã đang ấm lên đã vượt quá mục tiêu nhiệt độ đã được thỏa thuận [trong Hiệp định Khí hậu Paris] là 2°C, hay 3,6°F.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Siêu bão/Lốc xoáy

SIÊU BÃO LORENZO – THÁNG 10/2019

Với sức gió trên 257km/g, siêu bão LORENZO đã trở thành cơn bão đầu tiên đạt sức mạnh Cat.5 trong lịch sử ghi nhận bão của loài người tại khu vực Đông Bắc Đại Tây Dương. Trước đó,...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Tăng tốc Biến đổi Khí hậu

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: TRÁI ĐẤT SẼ VƯỢT NGƯỠNG TĂNG NHIỆT NGUY HIỂM TRONG KHOẢNG TỪ NĂM 2027 ĐẾN 2042

Ngưỡng tăng nhiệt nguy hiểm nhiều khả năng sẽ bị vượt qua trong khoảng từ năm 2027 đến năm 2042 — một giai đoạn ngắn hơn rất nhiều so với mức ước tính trước đây của Ủy ban...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic