SO SÁNH ẢNH VỆ TINH VỀ TỐC ĐỘ TAN RÃ BĂNG TRÊN ĐỈNH HIMALAYAS


hanhtinhtitanic
SO SÁNH ẢNH VỆ TINH VỀ TỐC ĐỘ TAN RÃ BĂNG...

Một hình ảnh được ghi lại từ vệ tinh của Mỹ thời chiến tranh lạnh (thập niên 1970 và 1980) trong chương trình gián điệp có mã Hexagon, sau khi được đem ra đối chiếu và so sánh với ảnh vệ tinh hiện nay, đã cho thấy các sự thật sau:

1. Tốc độ tan rã của băng tuyết trên dãy Himalayas đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua.

2. Trong giai đoạn từ năm 1975-2000, trung bình có 4 tỷ tấn băng tan rã mỗi năm.

3. Trong giai đoạn từ năm 2000-2016, các sông băng tan rã nhanh gấp đôi, trung bình mất 8 tỷ tấn băng mỗi năm.

4. Kể từ năm 2000, chiều cao các sông băng tại Himalayas giảm 0,5 mét mỗi năm.

Tiến sĩ Hamish Pritchard, thuộc Trung tâm Khảo cứu Nam Cực của Anh Quốc, cho biết:

“Có thể thấy rõ rằng hiện tượng sông băng tan rã ở Himalayas gia tăng là do biến đổi khí hậu. Chỉ trong vòng 1 thế hệ, tốc độ tan băng đã được nâng lên gấp đôi, cho thấy các sông băng đang tan rã rất nhanh.

Điều này có nghĩa là gì? Vì khi băng tan hết trên các đỉnh núi, một số lưu vực sông lớn ở Châu Á sẽ mất đi một nguồn cung cấp nước đáng kể, giúp chúng vẫn tồn tại và chảy trong mùa hè, lúc các cơn hạn hán xuất hiện, và cũng là lúc con người cần nước hơn bao giờ hết.

Nếu thiếu các sông băng trên đỉnh núi, các cơn hạn trở nên trầm trọng hơn vì hàng triệu người sống bên dưới các lưu vực sông sẽ căng thẳng vì thiếu nước.”

Dòng sông Hằng, sông Ấn cung cấp nước cho lưu vực đồng bằng Ấn-Hằng (vùng Bắc và Đông Bắc của Ấn Độ) đều bắt nguồn từ dãy Himalayas. Hiện tại khu vực này đang bị sốc nóng cực độ trong mùa hè. Trong tương lai gần, hàng trăm triệu người tại đây chắc chắn phải “thắt cổ tự tử” hoặc “di tản” vì đơn giản là không có nước để uống.

Tình hình còn tệ hơn đối với dòng Mekong khổng lồ, cũng bắt nguồn từ dãy Himalayas. Với tham vọng xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc, Lào, Campuchia, ngay cả lưu lượng nước mùa mưa cũng sẽ bị điều tiết và giữ lại nơi Thượng nguồn, bù lại cho lượng thiếu hụt nước vào mùa hè. Và khi băng trên dãy Himalayas đã tan ra hết, thì các đập thủy điện sẽ vô tác dụng ngay lập tức.

Số phận của hệ sinh thái và kinh tế nông nghiệp của vùng hạ lưu sông Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Việt Nam) sẽ sụp đổ vì các lý do sau:

1. Thiếu nước tưới tiêu do hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho các sông băng trên dãy Himalayas cách đó hơn 4.000 km tan rã hết và các đập thủy điện ngăn dòng từ Trung Quốc đến Lào và Campuchia.

2. Thiếu phù sa bồi đắp miền đồng bằng do lưu lượng và tốc độ dòng chảy yếu hơn và đã bị chặn lại từ thượng nguồn.

3. Mực nước biển dâng ít nhất 5 mét do băng tan sẽ nhấn chìm cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Là người Việt Nam, hãy thấy rõ số phận tương lai của mình để chuẩn bị. Không có dự án đắp đập hay điều thủy nào có thể ngăn chặn hay giải quyết được cuộc khủng hoảng này. Tất cả chỉ là những lời trấn an “lời nói gió bay” của đám lãnh đạo nhà nước cộng sản độc tài và ngu dốt. Chúng nó chẳng biết lo lắng gì cho dân đâu.

Ngoài ra, người Việt Nam cần nhận thức cho rõ những kẻ nào đang gây ra các tai họa trên. Chính việc xả thải khí nhà kính của tư bản công nghiệp và năng lượng Mỹ, thói tiêu xài hoang phí và lòng tham làm giàu của giới tư bản Mỹ và phương Tây, sự ủng hộ Trung Quốc xây dựng công xưởng sản xuất hàng hóa trong 3 thập niên vừa qua để phục vụ cho chủ nghĩa tiêu dùng phương Tây, và tham vọng khai thác năng lượng của Trung Quốc, Lào và Campuchia, là nguyên nhân trực tiếp cho thảm họa trên.

Đừng có ngu ngốc mà không nhìn cho rõ những kẻ thủ phạm, vì dù chúng ta có chết, thì cũng nên khôn ngoan và sáng suốt biết được nguyên nhân của cái chết đó.

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

CẢNH BÁO THẢM HỌA

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC MANG KHÔNG KHÍ LẠNH VỀ

Trong các ngày sắp tới, Việt Nam sẽ nhận những đợt khí lạnh của gió mùa Đông Bắc, có nguồn gốc thực sự từ áp cao Siberia, do Dòng Tia Bắc Cực (Arctic Jet Stream) dao động trên...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Bão - mưa lớn - lũ

TIN ÁP THẤP GẦN BỜ MỚI XUẤT HIỆN

Số là cơn bão số 10 (số ký hiệu TD35W trên bản đồ) đã hình thành từ một vùng áp thấp ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương từ ngày 27/12/2018), băng qua Philippines để vào Biển Đông...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic