BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LÒNG CÁC ĐẠI DƯƠNG CÓ THỂ XẢY RA NHANH GẤP 7 LẦN VÀO GIỮA THẾ KỶ NÀY


hanhtinhtitanic
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LÒNG CÁC ĐẠI DƯƠNG CÓ...

Theo một nghiên cứu mới, tốc độ thay đổi khí hậu ở các độ sâu trong lòng đại dương trên toàn cầu có thể cao gấp 7 lần so với mức hiện tại vào nửa sau của thế kỷ này, ngay cả khi con người cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Lượng nhiệt hâm nóng toàn cầu khác nhau ở các độ sâu khác nhau có thể gây ra nhiều tác động lớn đối với đời sống động vật hoang dã đại dương, cắt đứt sự kết nối giữa các loài sống dựa vào nhau để sinh tồn khi chúng buộc phải di chuyển sang một nơi khác.

Trong nghiên cứu mới được nêu trên, các nhà khoa học đã sử dụng một tiêu chuẩn đo lường mới, gọi là vận tốc khí hậu – được định nghĩa là tốc độ mà các loài sẽ cần phải di chuyển để ở trong phạm vi nhiệt độ ưa thích của chúng khi các tầng đại dương khác nhau ấm lên.

Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, cho thấy những khu vực khác nhau của đại dương sẽ thay đổi với các mức độ khác nhau, khi mà lượng tăng nhiệt từ phát thải khí nhà kính sẽ dịch chuyển sang nhiều độ sâu của lòng đại dương rộng lớn.

Xem báo cáo khoa học của nghiên cứu trên ở đây:

Climate velocity reveals increasing exposure of deep-ocean biodiversity to future warming

Và nghiên cứu còn cho biết thêm rằng, đến khoảng nửa sau của thế kỷ này, sẽ xảy ra “một sự gia tăng nhanh chóng tác động của biến đổi khí hậu nơi khối nước đại dương”.

Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình khí hậu để thoạt đầu ước tính tốc độ hiện tại của vận tốc khí hậu ở các tầng độ sâu khác nhau của đại dương, và rồi sau đó là dự báo tỷ lệ ấy trong tương lai theo ba kịch bản:

– Kịch bản thứ nhất bắt đầu với lượng phát thải khí nhà kính giảm từ bây giờ;

– Kịch bản thứ hai bao gồm lượng phát thải trên chỉ bắt đầu giảm từ giữa thế kỷ này;

– Và kịch bản thứ ba là khi lượng phát thải cứ tiếp tục tăng cho đến năm 2100.

Gs. Jorge García Molinos, một nhà sinh thái học khí hậu thuộc Đại học Hokkaido (Nhật) và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu khoa học trên, cho biết:

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tính đa dạng sinh học dưới các tầng biển sâu sẽ có khả năng đối diện với nguy cơ cao hơn vì các chủng loài này đã thích nghi với những môi trường nhiệt ổn định hơn nhiều.”

Hiện tại, hiện tượng tăng nhiệt trên toàn cầu đã và đang khiến nhiều chủng loài hải dương dịch chuyển qua tất cả các tầng của đại dương từ bề mặt biển xuống độ sâu hơn 4km, nhưng với các tốc độ khác nhau.

Nhưng ngay cả với một kịch bản lạc quan nhất, nghĩa là lượng phát thải khí nhà kính giảm nhanh chóng ngay từ bây giờ, thì vào thời gian nửa sau của thế kỷ này, ở tầng “chạng vạng” của đại dương (mesopelagic layer) – có độ sâu từ 200m xuống 1km, vận tốc khí hậu sẽ thay đổi (gây tác động) với độ sâu thẩm thấu nhiệt khối nước khoảng 6km/thập kỷ lên đến 50km/thập kỷ. Nhưng nếu so với cùng giai đoạn thời gian đó, vận tốc khí hậu sẽ giảm một nửa ở bề mặt biển.

Thậm chí ở các độ sâu từ 1.000 đến 4.000 mét, vận tốc khí hậu sẽ tăng gấp ba so với mức hiện tại, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính được cắt giảm nhanh chóng.

Gs. Anthony Richardson, thuộc Đại học Queensland và CSIRO, đồng thời là một trong 10 đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã chia sẻ với báo Guardian Australia như sau:

“Điều khiến chúng tôi thực sự lo lắng chính là khi ta di chuyển xuống đáy đại dương, vận tốc khí hậu sẽ thay đổi với nhiều tốc độ khác nhau.”

Hiện tượng này có thể cắt sự kết nối giữa các loài sinh vật sống dựa vào những tổ chức sinh vật nằm ở những tầng đại dương khác nhau.

Chẳng hạn như, Gs. Richardson cho biết cá ngừ sống ở tầng “chạng vạng” có độ sâu từ 200 đến 1.000 mét, nhưng chúng lại sống dựa vào các loài phiêu sinh vật trôi nổi ở gần bề mặt nước biển.

Ông giải thích vì các đại dương trên hành tinh rất rộng lớn và tích trữ rất nhiều nhiệt, nên “lượng nhiệt đã được hấp thụ tại lớp bề mặt đại dương sẽ thấm vào những vùng nước sâu hơn.”

“Điều này có nghĩa là sinh vật biển dưới lòng đại dương sâu thẳm sẽ đối mặt với các mối đe dọa leo thang từ hiện tượng tăng nhiệt của đại dương cho đến cuối thế kỷ này, bất kể chúng ta có làm gì bây giờ.”

Ts. Isaac Brito-Morales, người trưởng nhóm nghiên cứu trên và là một nhà khoa học của Đại học Queensland (Australia), nêu ý kiến như sau:

“Bởi vì lòng đại dương càng sâu thì càng có nhiệt độ ổn định hơn, nên bất kỳ sự gia tăng nhỏ nào của nhiệt độ vùng nước cũng sẽ tác động đến các loài sinh vật sống ở đó – chúng chính là những loài có nguy cơ cao hơn số sinh vật sống ở trên bề mặt biển.”

Gs. Richardson còn nói thêm rằng điều đó “thật đáng quan tâm” với các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, cũng như với tốc độ khí hậu khác nhau ở các độ sâu khác nhau, và xu hướng mà các loài cần di cư cũng không xảy ra đồng đều với nhau.

Chuyện này có nghĩa là những khu vực công viên biển được thiết kế để bảo vệ các loài hoặc môi trường sống khác nhau có thể bị xâm phạm một khi các loài đó di cư ra khỏi khu vực được bảo vệ vào những khu vực không được bảo vệ.

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Hệ thống Tư bản Tài chính

NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG LÀ MỘT CHỌN LỰA CỦA SỐ ÍT KẺ GIÀU

Tổng tài sản của 26 tỷ phú giàu nhất hành tinh chiếm tới hơn 1400 tỷ USD, bằng tổng tài sản của 3,8 tỷ người nghèo nhất thế giới gộp lại. Số tỷ phú sở hữu sự giàu có tương đương...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Băng tan

ĐỘ PHỦ BĂNG MÙA ĐÔNG Ở BIỂN CHUKCHI VẪN NHƯ MÙA HÈ

Mùa Đông hiện đang phủ bóng xuống Bắc Cực, nhưng ít nhất có một khu vực nơi đây vẫn đang chống lại quyền lực của giá lạnh. Đó là khu vực Biển Chukchi nằm giữa Bắc Alaska và nước...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic