BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG GIẾT CHẾT CÁC KHU RỪNG TRÊN TOÀN CẦU VÀ TẠO RA MỘT LỚP CÂY MỚI THẤP NHỎ HƠN


hanhtinhtitanic
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG GIẾT CHẾT CÁC KHU RỪNG...

Các khu rừng trên khắp thế giới đang bị biến dạng khi Trái Đất nóng lên và khi hạn hán xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, cùng với nạn cháy rừng và dịch bệnh phá hủy cây cối.

Ảnh chụp từ không trung cho thấy các cuộn khói bốc lên từ một mảng rừng đang bị đốt trụi (dọn quang) ở khu vực xung quanh khu đô thị Boca do Acre (thuộc bang Amazonas), nằm trong lưu vực sông Amazon ở phía Tây-Bắc Brazil, vào ngày 24/8/2019. Nguồn ảnh: Lula Sampaio | AFP | Getty Images

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Science, giới khoa học cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh tiến trình hủy diệt cây cối, kìm hãm sự phát triển của chúng và làm cho các khu rừng trên khắp thế giới có độ tuổi trẻ hơn và thấp nhỏ hơn.

Ts. Nate McDowell, một nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương và là một trong những tác giả của nghiên cứu trên cho biết:

“Xu hướng này có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra cùng với hiện tượng tăng nhiệt của nền khí hậu.

Một hành tinh tương lai, với ít rừng già và cây cổ thụ, sẽ rất khác so với những gì chúng ta đã quen với cảnh tượng rừng núi hiện nay.

Rừng già thường có mức độ đa dạng sinh học cao hơn nhiều so với rừng mới mọc, và chúng còn lưu trữ nhiều carbon hơn.”

Các nhà nghiên cứu còn cho biết rằng, lúc ấy, những khu rừng không chỉ giảm khả năng hấp thụ khí thải carbon dioxide do đốt nhiên liệu hóa thạch, mà còn không thể trở thành chốn dung thân cho một số chủng loài thú vật thường sống ở đó, và điều này tác động đến vai trò của rừng trong việc làm dịu bớt hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund), tám mươi phần trăm các loài thú sống trên cạn toàn cầu đều phải trú ngụ trong rừng. Tỷ lệ cây chết và nạn phá rừng trên diện rộng đã phá vỡ môi trường sống của các loài động vật đang bị đe dọa nghiêm trọng như hổ và đười ươi ở đảo Sumatra (Indonesia).

Các cây cọ dầu bị nhiễm bệnh do một chủng virus khiến thân cây bị thối rữa có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Amazon ở Brazil. Nguồn ảnh: UniversalImagesGroup | Getty Images

Rừng nhiệt đới Amazon, nơi đã bị tàn phá bởi ngành công nghiệp chăn thả gia súc và nạn đốt rừng, chính là mặt trận phá rừng lớn nhất thế giới với hơn 20% diện tích rừng đã bị phá hủy.

Nghiên cứu cho thấy lượng khí thải carbon dioxide đã tăng cao gấp 9 lần ở khu vực phía đông của rừng Amazon so với khu vực phía tây vẫn còn các khu rừng tương đối rậm rạp.

Theo Ts. McDowell, nền khí hậu do nạn phá rừng gây ra sẽ có khả năng đẩy mạnh và làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật. Và nền nhiệt nóng hơn sẽ làm cản trở quá trình quang hợp, khiến cây chậm lớn và ít tái sinh hơn, cũng như làm cây chết nhiều hơn.

Tom Pugh, một nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Cây rừng Birmingham, và cũng là tác giả của báo cáo trên, cho biết:

“Tỷ lệ chết của cây tăng lên do biến đổi khí hậu và việc cải tạo sử dụng đất – cùng với tình trạng không bền vững trong việc kết hợp xen kẽ các loài cây khác nhau để hình thành thế hệ rừng tiếp theo – chính là những thách thức lớn đối với các nhà bảo tồn và quản lý rừng.”

Ảnh một nhánh cây mọc lẻ loi mọc trên khu vực bị hoang mạc hóa ở giữa khu rừng Amazon, được chụp trong chuyến bay của các nhà hoạt động bảo vệ môi trường thuộc tổ chức Greenpeace. Khu vực này nằm trong vùng bị tàn phá rừng bất hợp pháp ở bang Para, Brazil, và được nhắc đến trong bản báo cáo “The Amazon’s Silent Crisis” của Greenpeace, xuất bản vào ngày 14/10/2014. Theo báo cáo của Greenpeace, các xe tải chở gỗ đã mang cây bị đốn lén đến các trạm xẻ gỗ, rồi sau đó xử lý chúng và xuất khẩu gỗ sang một quốc gia được cấp phép hợp pháp như Pháp, Bỉ, Thụy Điển và Hà Lan. Nguồn ảnh: Raphael Alves | AFP | Getty Images

Các vụ cháy rừng đã tàn phá cây cối và động vật hoang dã trên khắp thế giới – từ Australia, Siberia đến Brazil – đang tạo ra các mảnh đất nóng bỏng ít có khả năng lưu giữ được sự sống mới. Tăng trưởng thực vật sau các vụ cháy đã bị chậm lại hoặc thậm chí biến mất vì nền nhiệt độ tăng.

Giới nghiên cứu cho biết những đợt bùng phát dịch bệnh từ côn trùng và nấm cũng đang gia tăng. Trong các khu rừng nhiệt đới, những dây leo sử dụng các loài cây khác để làm vật chủ nâng đỡ đang bóp nghẹt thân cây chủ đến chết.

Theo một nghiên cứu khác, lượng tích trữ carbon dioxide bị mất do côn trùng xâm lấn hàng năm trong các khu rừng tương đương với lượng khí thải đến từ 5 triệu chiếc xe hơi.

Ts. McDowell nói:

“Trong vòng một trăm năm qua, chúng ta đã để mất rất nhiều rừng già.

Và chúng đã bị thay thế một phần bởi những mảng thực vật “không phải là rừng” và một phần khác bởi rừng mới hình thành và có độ tuổi còn trẻ. Điều này gây ra nhiều hậu quả về mặt đa dạng sinh học, khả năng làm dịu bớt cuộc khủng hoảng khí hậu và ngành lâm nghiệp kiểm soát rừng.

Tình trạng giảm tuổi rừng và chiều cao trung bình của cây rừng đã xảy ra và chúng vẫn sẽ tiếp tục xảy ra nữa.”

HÀNH TINH TITANIC là một kênh thông tin phi lợi nhuận và độc lập. Chúng tôi không nhận đăng tin quảng cáo hoặc bất cứ nguồn tài trợ nào từ các chính phủ hay tập đoàn kinh tế, để giữ vững quan điểm nói thẳng, nói thật và nói chính xác về cuộc khủng hoảng khí hậu cho Cộng đồng dân cư Việt Nam – một trong những quốc gia sẽ bị tác động nặng nề vì cuộc khủng hoảng ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU. Vì thế, mỗi khoản tiền bạn đọc đóng góp cho chúng tôi đều sẽ giúp bảo vệ và phát triển kênh thông tin duy nhất bằng Tiếng Việt về biến đổi khí hậu này. Xin cảm ơn.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã chi phí 20 USD để dịch thuật/chuyển ngữ, biên tập nội dung và xử lý ảnh. Một cách tự nguyện, bạn có thể ủng hộ chúng tôi bằng cách chuyển cho chúng tôi chỉ 1 USD để góp phần bù đắp chi phí cho bài viết này và hỗ trợ cho công việc phi lợi nhuận của chúng tôi. Mỗi một món tiền nhỏ được đóng góp vào sẽ chứng minh sự quan tâm của tất cả độc giả trong vấn đề quan trọng này, và giúp cho nhiệm vụ của HÀNH TINH TITANIC là chỉ nói sự thật về cuộc khủng hoảng khí hậu cho mọi người dân biết mà thôi:

[give_form id=”4360″]

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Khủng hoảng tâm lý con người

BÃI KHÓA VÌ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Tại Anh quốc vào ngày Thứ Sáu 15/2/2019 này, sẽ có hơn 200 trường học lên tiếng ủng hộ cho chiến dịch Bãi Học Đường vì Biến đổi Khí hậu của các em học sinh quốc gia này. Hàng chục...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Dịch bệnh

CÚM HEO CHÂU PHI

Virus gây sốt ở loài heo có nguồn gốc từ Châu Phi (còn gọi là “Cúm heo Châu Phi” – African Swine Fever (ASF)) đã lan rộng trên khắp thế giới và nay đang tấn công...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic