NÔNG DÂN vs. HỆ THỐNG TƯ BẢN HIỆN ĐẠI


hanhtinhtitanic
NÔNG DÂN vs. HỆ THỐNG TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

Chuyện cấm/ngưng xuất khẩu lương thực là thực tế đương nhiên đang diễn ra trên toàn cầu khi khủng hoảng đang xảy ra và có xác suất cao đe dọa an ninh lương thực quốc gia.

Vì vậy, đừng đưa ra bất cứ luận điệu nào để đẩy dư luận theo hướng khác, ví dụ như:

1. Ta vẫn còn dư lương thực để dùng và để bán, tính theo số diện tích đất trồng và đầu người tiêu thụ –> cần tính thêm các biến số và xác suất khác của yếu tố khí hậu, môi trường, thời tiết, nhu cầu tiêu thụ xã hội khi khủng hoảng và phải dừng sản xuất.

2. Nông dân không bán lúa được thì không thể trả nợ phân bón, thuốc trừ sâu, công canh tác và ngân hàng cho vay vốn sản xuất nông nghiệp –> cái này là trách nhiệm điều tiết của nhà nước. Họ phải giảm gánh nặng tài chính trên đầu nông dân, mua vào lúa gạo để tích trữ cho quốc gia đủ dùng trong một khoảng thời gian nhất định, mua lại số nợ của nông dân… Nói thật, nếu các hãng phân bón và thuốc trừ sâu muốn đòi nợ, thì đơn giản là in tiền ra cho nông dân để họ trả lại cho đám công ty phân bón, để xem tiền hay gạo là quan trọng…?

3. Nông dân không có tiền sẽ chết đói vì không mua được thực phẩm khác –> nhà nông nếu không tham thì không cần tiền để mua gì nhiều. Gạo thì sẵn có. Nuôi thêm con gà, thả vài con cá dưới ao, là giải quyết được tất. Xã hội càng phải nâng đỡ người nông dân trong thời điểm khủng hoảng này. Chúng ta có thể trao đổi lương thực cho nhau – trong nội bộ vùng miền – mà không cần tiền. Lấy gạo đổi lấy đường, muối, thịt… thì còn thực chất hơn nhiều.

Gia đình tôi từng làm lúa ở Nam Bộ nên hiểu điều đó. Người nông dân nghèo chỉ có một vài công/sào đất để trồng lúa. Hồi miệt đồng bằng chưa bao đê, nước lụt về mỗi mùa giữa năm, người ta chưa phải dùng phân bón và thuốc trừ sâu để trồng lúa (vì nước của sông Mekong mang phù sau về và giết bớt sâu bọ), một công/sào đất (1.000m2) qua một mùa cấy thì thu được khoảng 50 giạ lúa. Mỗi giạ tương đương 40 ký lúa. Mỗi giạ lúa tách vỏ thu được trung bình 25 ký gạo. Như vậy, với mỗi 1.000m2 đất, người nông dân có thể thu được ít nhất 50 giạ × 25 kg gạo = 1.250 kg (1,2 tấn) gạo mà không cần phân bón hay thuốc trừ sâu. Như vậy, họ đủ nuôi sống gia đình, cũng như bán gạo cho dân lái buôn để mua các thực phẩm khác.

Và tính đơn giản như thế để hiểu rằng, nếu không có các đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc (mà quốc gia này làm thế để cung ứng năng lượng điện cho các công xưởng sản xuất hàng xa xỉ của phương Tây và Mỹ), không có mực nước biển dâng do băng ở hai cực tan rã (cũng do nền kinh tế tư bản hiện đại xả thải khí nhà kính làm nóng lên toàn cầu), không có các siêu bão, hạn hán, sốc nóng làm cạn kiệt dòng Mekong…

thì người nông dân vẫn có thể sống tốt lành, đủ ăn trong gia đình, cho đất nghỉ nửa năm, sống hạnh phúc và an nhàn, lại còn có thể bảo đảm lương thực vừa đủ và bền vững cho cả quốc gia nữa.

Thậm chí hồi trước năm 2000, nhà nào ở miền Tây Nam Bộ cũng để một lu nước lắng phèn, lấy trực tiếp từ dưới mương lên, và có thể uống ngay mà không cần đun sôi. Giờ ai dám uống như vậy, vì nước dưới sông đã chứa đầy chất hóa học từ phân bón và thuốc trừ sâu. Trước năm 2000, mọi nhà ở Nam Bộ ít khi có lắp cánh cửa, vì họ chẳng sợ cướp bóc gì cả. Còn bây giờ, nhà nào cũng phải cửa đóng then cài vì sợ trộm đến viếng. Với đồng tiền, lòng tham đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống sinh hoạt lương thiện nhất.

Vì cả thế giới đã bị bơm thêm động lực tư bản, kích hoạt lòng tham lợi nhuận, bằng mọi giá phải kiếm tiền – mà ở đây là ngoại tệ, nên chẳng ai chịu bằng lòng với hạnh phúc đang có cả. Ai cũng muốn làm giàu, nên xâm phạm quyền lợi và nguyên tắc của Đất Trời. Đủ ăn chưa thỏa mãn, họ còn muốn vơ vét và gia tăng sản xuất để xuất khẩu, thu lợi nhuận về, để còn mua smartphone, đi du lịch nước ngoài, ăn chơi xa xỉ, mua sắm hoang phí… Tôi biết có các tập đoàn nông nghiệp quốc doanh hoặc tư nhân được chống lưng, học đòi thói xấu tư bản, về Nam Bộ để thâu tóm và mua vào nhiều mẫu ruộng, nhằm sản xuất tối đa để làm giàu. Họ chính là thành phần kêu gào đòi hỏi Bộ Công thương phải tiếp tục xuất khẩu gạo. Đó là vì họ đã bỏ vốn ra rất nhiều để mua công nghệ sinh học, phân bón, hóa chất… cho các mùa vụ. Việc thu mua đất cũng khiến những người nông dân trước đây là chủ đất phải quay ra làm thuê cho họ. Họ sản xuất lúa để bán là chính – định hướng ngành nghề hoàn toàn khác với người nông dân, nên nếu cấm xuất khẩu, họ chết chắc. Và những người nông dân đu bám họ thì cũng bị tác động lớn – không đất (ham lợi bán rẻ đất cho địa chủ kiểu mới), không việc làm, không tiền lương… thì đúng là khủng hoảng. Nhưng rõ ràng lỗi là do đám công ty tập đoàn này, chứ không phải do người nông dân.

Thật ra, chẳng có nông dân nào bị xâm hại quyền lợi ở đây cả, mà chỉ có tập đoàn tư bản đỏ cảm thấy lo sợ ở đây mà thôi. Nếu mọi sự cứ phát triển bền vững như trước đây khi chưa có ý tưởng kinh doanh lúa gạo, không rắp tâm kiếm tiền trên lúa gạo, thì con người đã sống hạnh phúc hơn, và ổn định hài hòa với Đất Trời.

Nhưng thôi, nói thế để làm gì, khi mà mọi chuyện đã vượt quá tầm kiểm soát của loài homo sapiens rồi. Chiếc hộp Pandora đã được mở ra với lòng tham, sự đố kỵ, kiêu ngạo, ghen ghét, ham muốn, vơ vét… Quay trở lại chuyện cấm và ngưng xuất khẩu lúa gạo, tôi chỉ muốn cảnh cáo rằng, quán tính của lợi nhuận tư bản vẫn đang tìm cách đẩy sự việc đi xa hơn nữa, và có thể làm cho cả một dân tộc chết đói – y hệt như nước Mỹ đang bị quán tính đó làm cho mắc bệnh dịch nCoV.

Đừng bao giờ xem thường CNTB hiện đại – núp dưới nhiều hình thức giả vờ nhân đạo, kích động lý lẽ của lòng tham và thể chế chính quyền khác nhau. Cho đến khi mọi chuyện ập xuống đầu, và ngay cả khi nó đã xảy ra, thì trước khi chết, có nhiều nạn nhân vẫn sẽ tung hô kẻ đã gây ra cái chết cho họ.

Cuối cùng, mọi người hỏi tôi giải pháp ư? Tôi mà nói ra thì sẽ lại có khối kẻ cười nhạo. Đó là toàn thế giới phải bỏ ngay tư duy tiền tệ và hệ thống kinh tế hiện có.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Tăng tốc Biến đổi Khí hậu

THỜI ỔN ĐỊNH ĐÃ QUA, VÀ CORONAVIRUS MỚI CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA KỶ NGUYÊN BẤT ỔN MỚI

Theo lời cảnh báo của Ts. Wolfgang Knorr, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Đại học Lund (Thụy Điển), trong khi đại dịch coronavirus cuối cùng rồi sẽ qua, thì cuộc khủng...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Suy giảm đa dạng sinh học

KHỈ RÚ MEXICO CHẾT KHÔ VÌ HẠN

Các cơn hạn kéo dài suốt 3 tháng qua và nền nhiệt luôn ở mức 40°C ở khu vực miền Nam bang Veracruz (Mexico) đã giết chết khoảng 10 con khỉ rú (howler monkey) quý hiếm. Các con khỉ...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic