ĐIỀU VIỄN VÔNG BẤT HỢP LÝ


hanhtinhtitanic
ĐIỀU VIỄN VÔNG BẤT HỢP LÝ

Dưới đây là ý kiến và phân tích của một người bạn nghiên cứu về khí hậu của chúng tôi tại Mỹ – anh Nick Humphrey – về Bản báo cáo Mức chênh lệch Phát thải Khí nhà kính (Emissions Gap Report) hàng năm của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP):

trong đó cảnh báo rằng thậm chí nếu tất cả những cam kết vô điều kiện hiện tại trong Hiệp định Khí hậu Paris được tuân thủ, nền nhiệt toàn cầu vẫn sẽ tăng thêm +3,2°C, gây ra các tác động khí hậu trên phạm vi rộng và khủng khiếp hơn.

1. +2°C (3,6°F) là giai đoạn bắt đầu một loạt các tác động cực kỳ khủng khiếp, với tiến trình tuyệt chủng của các loài san hô, sự suy giảm nghiêm trọng nhiều loài côn trùng, sinh vật biển và động vật trên cạn có xương sống. Rất nhiều loài thuộc dạng này đã đang chết đi do môi trường sống bị phá hủy trên phạm vi toàn cầu, cũng như do nhiều biến động rối loạn khí hậu đang diễn ra.

2. Nếu nền nhiệt trung bình toàn cầu tăng +2°C, thì ở những khu vực thuộc vĩ độ cao, các ngày nóng nhất trên đất liền sẽ có mức tăng nhiệt +4°C (7,2°F), còn các ngày lạnh nhất sẽ có mức tăng nhiệt +6°C (10,8°F). Nhiệt lượng sẽ ghê gớm hơn và khí lạnh sẽ gần như biến mất. Chúng ta nên lưu ý rằng rất nhiều vùng đất hiện đã đang ấm lên 1,5°C hoặc thậm chí là 2°C (đặc biệt là vùng cận cực và Bắc Cực), và mức tăng nhiệt hiện nay mới chỉ là hơn 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

3. Mức độ và thời lượng của các cơn hạn hán, cũng như lượng mưa, sẽ tệ hại hơn ở +2°C so với +1,5°C.

4. IPCC (Ủy ban Liên Chính phủ của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu) chỉ ra rằng mực nước biển sẽ dâng gần 1 mét vào năm 2100 (cần nói thêm rằng chính phủ Việt Nam hiện đang tin tuyệt đối vào số liệu này – thật nực cười)… trong khi các nghiên cứu độc lập khác cho thấy mực nước biển sẽ dâng từ 2 mét đến 3 mét với cùng thời gian, và báo cáo khoa học của Gs. James Hansen cùng các cộng sự (công bố năm 2016) còn xác nhận rằng nước biển sẽ dâng nhiều mét không theo quy luật tuyến tính (non-linear multi-meter sea level rise) ngay từ giữa đến cuối thế kỷ 21 này.

5. Việc cắt giảm 45% phát thải carbon dioxide so với các mức thải của năm 2010 (58% so với mức thải của năm 2015 theo nhà khoa học khí hậu Stefan Rahmstorf) được đề xuất và yêu cầu vào năm 2030, hoàn toàn giảm xuống 0% vào năm 2050 và phải lật ngược tình thế xuống “phát thải âm” (negative emissions) – tức là thu giữ và hút carbon dioxide ra khỏi bầu khí quyển hành tinh – ngay sau đó để giới hạn mức tăng nhiệt không quá +1,5°C. Lượng carbon cần phải hút là từ 100 đến 1.000 tấn và thời gian để hút còn lại rất ít (cho đến cuối thế kỷ 21). Hiện loài người chưa có trong tay những công nghệ và kỹ thuật như vậy có hiệu suất và phạm vi khổng lồ như thế. (Bình luận của thêm của Hành tinh Titanic: Trồng cây ư? Có trồng cây bao phủ hết toàn bộ đất đai trên hành tinh này cũng không đủ hiệu suất để hút một lượng carbon dioxide lớn như thế. Đó là chưa nói đến các yếu tố thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra như hạn hán, siêu bão, cháy rừng, lũ quét… sẽ tàn phá số cây đang trồng).

6. Sẽ có người lập luận rằng tự động nền kinh tế sẽ phải điều chỉnh để đạt được những mục tiêu cắt giảm phát thải ở trên. Điều này là không thực tế – không chỉ là vấn đề thay đổi những thứ nhỏ nhặt và đơn giản ở tầm mức cá nhân hay nền chính trị. Mức phát thải hiện đang gắn chặt với tăng trưởng kinh tế (quá trình công nghiệp hóa), cho dù có biện bạch rằng sự tăng trưởng ấy là dành cho những kẻ giàu nhất trong số chúng ta (và chắc chắn là người giàu sẽ cố giành lợi ích hoặc ít ra, không bị thiệt hại, bởi sự điều chỉnh kinh tế ấy, như phần dân số còn lại sẽ phải chịu tổn thất… Rõ ràng là sự công bằng không hề tồn tại trong hệ thống điều tiết kinh tế hiện đại của loài người).

Ngoài ra, cũng sẽ có người cho rằng việc cứu rỗi hệ sinh quyển tự nhiên sẽ quan trọng hơn việc cứu vớt nền kinh tế – nỗi đau của con người và các bất công càng ngày càng gia tăng về mặt kinh tế – xã hội sẽ giúp đẩy nhanh cuộc cách mạng xanh. Thế nhưng, nếu chúng ta nhìn ở khía cạnh nguồn cung năng lượng thiết yếu cho toàn bộ xã hội của loài người đều dựa trên nhiên liệu hóa thạch (từ năng lượng cho đến vật chất tiện nghi… nghĩa là mọi thứ!), thì cách duy nhất để đạt được những mục tiêu đề xuất ở trên và bên dưới chính là cắt đi thói nghiện ngập nguồn nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, không có cách nào để mà thay thế nhiên liệu hóa thạch với một cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo đủ nhanh và hoàn chỉnh, mà không tránh được “các triệu chứng sau khi cắt nghiện”, ví dụ như sụp đổ kinh tế khi đột nhiên cắt đi nguồn năng lượng rẻ và dễ tìm. Và phần lớn dân chúng – thậm chí các nhà khoa học – không hiểu được điều này (- bình luận của Hành tinh Titanic: “có lẽ họ sẽ nổi loạn chăng?”), giống như ý kiến bên dưới:

“Giám đốc UNEP nói rằng mặc cho các con số, chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa thảm họa: ‘Vì để trì hoãn sự thay đổi nền khí hậu mà chúng ta đã để nó xảy ra trong 10 năm qua, chúng ta đang tìm cách cắt giảm phát thải 7,6% mỗi năm’.

‘Liệu điều đó có khả thi? Hoàn toàn. Liệu giới chính trị sẽ đồng ý? Có. Liệu chúng ta sẽ có sự ủng hộ của bộ phận kinh tế tư nhân? Có. Giới khoa học nói rằng chúng ta có thể làm được điều này.'”

Đừng bao giờ cho là một điều gì đó được chứng thực bởi khoa học là có thể xảy ra, nhưng chắc chắn làm được về mặt công nghệ và xã hội học. Khi nào thì các con số tỷ lệ % cắt giảm ấy sẽ trở nên vô lý? Lúc nào nó sẽ biến thành 15% mỗi năm? Rồi để có 30% nữa? Đối với tôi, con số 7,6% hàng năm được đề cập đến dường như đã khá là khó đạt được, và ngay cả điều đó cũng không làm cho tình trạng tăng nhiệt có thể nằm dưới mức +2°C.

Cho đến khi nào thì xã hội của chúng ta chịu thừa nhận rằng loài người đều sẽ đối mặt với hàng loạt thảm họa, và rằng chúng ta đang ảo tưởng mình kiểm soát được điều đó?

Hành tinh Titanic xin cảm ơn anh Nick Humphrey nhé! Và điều đó cho thấy, đến tận bây giờ, IPCC và Liên Hiệp Quốc – cùng với Mỹ, Trung Quốc, Australia, Nga, Châu Âu… vẫn cố nói dối về tình trạng thực sự của cuộc khủng hoảng.

Người Việt Nam – ai hiểu được vấn đề này càng sớm thì càng tốt… Chưa chắc những kẻ giàu có và sung sướng đang làm nail hay trồng cỏ ở Mỹ, Anh Quốc, Australia, hay Trung Quốc hiểu được những gì chúng tôi đang phân tích đâu.

Chúng tôi không có hứng thú thuyết phục người khác. Chúng ta phải giúp họ tự thuyết phục chính mình, OK?

Nguồn tham khảo: Meteorologist Nick Humphrey

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Cháy rừng

AUSTRALIA TRƯỚC SỨC MẠNH CỦA LỬA

Bắt đầu từ ngày hôm qua (2/1/2020), hàng chục nghìn người dân Australia ở bờ Đông Nam hai bang lớn là New South Wales và Victoria bắt đầu phải di tản sau khi lửa cháy rừng đã lan...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Sử dụng Lãng phí Năng lượng

NỀN VĂN MINH NÀY SINH RA NHỜ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH, THÌ SẼ CHẾT BỞI NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH

Hiện đang xuất hiện một SỰ LỪA DỐI rằng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo là chìa khóa để “xoa dịu” tình trạng mất ổn định của nền khí hậu đang xảy ra hiện...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic