MỘT SỐ MẪU NHÀ PHÙ HỢP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


hanhtinhtitanic
MỘT SỐ MẪU NHÀ PHÙ HỢP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trong một nền khí hậu bị biến đổi so với quá khứ cùng với nền nhiệt tăng cao và hạ thấp liên tục. Các cơn bão, siêu bão, cuồng phong, vòi rồng liên tục xuất hiện với tần suất cao. Khi đó các ngôi nhà với kết cấu và vật liệu như hiện tại chắc chắn sẽ không trụ nổi trước sự thay đổi này, sự chênh lệch nhiệt độ cao thấp sẽ làm các cấu trúc từ bê tông và cốt thép bị giãn nở liên tục dẫn đến hiện tượng nứt nẻ và làm giảm sức bền vật liệu. Ngoài ra kết cấu nhà hiện tại thường là nhà vuông, tường thẳng, mái chóp hoặc mái xéo. Các kết cấu này rất tốt và chắc chắn trong điều kiện thường, nhưng khi điều kiện thời tiết thay đổi thì những bức tường vuông vắn thẳng thớm sẽ sẽ dàng bị các cơn gió trên 200km/g xé toạc như một tờ giấy:

Nên việc tìm tòi các cấu trúc và vật liệu xây dựng để có thể đáp ứng được yêu cầu thời tiết cực đoan là điều nên thực hiện từ bây giờ, sau đây là một số mẫu nhà thích hợp cho tương lai:

1. Cấu trúc nhà vòm trắc địa (geodesic dome house):

Nhà vòm trắc địa là một cấu trúc vỏ mỏng hình bán cầu dựa trên khối đa diện trắc địa. Các yếu tố hình tam giác của mái vòm có cấu trúc cứng và phân phối đều các lực trong toàn cấu trúc, làm cho các nhà vòm trắc địa có thể chịu được tải trọng rất lớn so với kích thước của chúng.

Ra đời vào những năm sau Thế chiến thứ nhất, khái niệm vòm trắc địa được khởi nguồn từ Walther Bauersfeld. Tới những năm 60, Buckminister “Bucky” Fuller đã hoàn thiện mô hình thiết kế này và biến nó trở thành một trong những hình thái thiết kế phổ biến và điển hình nhất trong những năm60 – 70. Tưởng chừng với sự ra đời và phát triển đáng kinh ngạc của kỉ nguyên công trình cao tầng, siêu cao tầng thì khái niệm này đã dần đi vào quên lãng nhưng thực tế đã cho thấy, vòm trắc địa là kết cấu được ưa chuộng nhất cho các công trình tại các điểm có thời tiết khắc nghiệt nhất. Vòm trắc địa được ứng dụng làm nhà ở cho các kỹ sư và nhà khoa học tại Bắc cực, Nam cực, Alaska và gần đây nhất nó được dùm làm kết cấu chính cho dự án định cư tại Sao hỏa.

Những mái vòm trắc địa này có thể giúp mọi người tránh được các trận động đất, lốc xoáy một cách hiệu quả lạ thường. Nó có thể chống chịu được những trận động đất lên đến 8.5 độ richter, những cơn lốc xoáy có vận tốc gió 320km/h.

Thiết kế hình cầu cho phép dòng không khí được lưu thông tốt hơn và có sự thông gió trong những tháng mùa hè hay mùa đông. Theo thiết kế này, không khí sẽ lưu thông quanh các điểm bên trong, thay vì chỉ tập trung vào những điểm giữa.

Với dòng không khí luân chuyển bên trong ngôi nhà, người ta không cần phải lo về việc sử dụng nhiều năng lượng hơn, để đẩy không khí ứ đọng chung quanh. Mái vòm trắc địa chỉ sử dụng ít hơn 30% năng lượng so với những tòa nhà cao tầng thông thường, để làm nóng hoặc làm mát ngôi nhà. Nhà vòm trắc địa cũng hiệu quả hơn những cách xây dựng trước đây, vì nó dùng ít vật liệu xây dựng nhưng lại tạo ra nhiều không gian hơn.

Kết cấu nhà vòm trắc địa khá đơn giản và hầu như bất cứ ai cũng có thể tự xây được cho mình một ngôi nhà vòm trắc địa. Nguyên liệu có thể là thanh nhôm, thanh tre, nhựa pvc, vải hoặc bạt và một số dụng cụ cơ bản.

Xem:

Phân tích gió mạnh thổi vào nhà vòm trắc địa:

2. Nhà vòm kết cấu tròn nhẵn – Round dome house.

Nhìn bên ngoài kiểu nhà này có hình dáng gần giống với nhà vòm trắc địa, nhưng kết cấu xây dựng bên trong lại hoàn toàn khác, đây là mẫu nhà do một công ty ở Nhật phát triển dành riêng cho các khu vực liên tục bị động đất.

Sau đây là trích dẫn từ một bài báo:

Với trọng lượng toàn bộ ngôi nhà chỉ nặng khoảng 80kg và gần như không phải sử dụng đến cột chống hay dầm nên những ngôi đặc biệt này lại có thể đứng vững kể cả khi phải hứng chịu những trận động đất cực mạnh.

Đó là những căn nhà hình tròn được làm với chất liệu xốp của người Nhật. Từ trước đến nay xốp thường được dùng làm thùng đựng thực phẩm vì chúng nhẹ, dễ dàng di chuyển mà lại có khả năng giữ nhiệt.

Tuy nhiên, ngày nay chất liệu rẻ tiền này đã được một công ty xây dựng tại Nhật Bản lại sử dụng để xây nhà trú ẩn khi xảy ra động đất. Loại nhà mái vòm bằng xốp này vừa có khả năng chịu đựng các cơn địa chấn, siêu rẻ, cách nhiệt tốt mà lại xây dựng nhanh.

Ngoài khả năng chống lại những trận động đất, những ngôi nhà này còn rất rẻ so với nhà thông thường, thi công nhanh trong vòng 1 tuần chỉ với 3 người thợ. Một lợi thế khác của loại hình nhà này là có tính ứng dụng cao. Chúng có thể được dùng làm nhà ở cố định, nhà nghỉ, khách sạn hay nhà ở tạm khi thiên tai xảy ra.

Nhược điểm của loại nhà này là phụ thuộc vào công nghệ, không tự xây dựng được.

Ngoài làm từ foam ngôi nhà này còn có thể được làm từ đất, xi măng không nung, hoặc các vật liệu tương tự.

Xem:

https://youtu.be/1G-5u6sgBVw

3. Nhà nổi – nhà bè (floating house)

Ở VN tại các vịnh hay miền sông nước, các nhà nổi là một thứ đặc sản của người dân, khi nền nhiệt tăng cao các tp lớn ven biển sẽ trở nên ngập mặn, rất nhiều người dân sẽ cố gắng bám trụ để nuôi hi vọng cơn lụt sẽ rút. Thì lúc này nhà nổi sẽ là một giải pháp đơn giản nhất dành cho người ở lại.

Nhà bè thường không thể chống chọi được các cơn bão lớn hoặc sóng thần nhưng nhà bè có thể di chuyển khỏi vùng sắp có thiên tai 1 các dễ dàng.

Theo wiki thì nhà bè được định nghĩa như sau:

Nhà nổi hay còn gọi là nhà bè, nhà thuyền là nhà được thiết kế đặc biệt, nó giống với các loại nhà bình thường như được làm từ gạch, nhựa, gỗ hay các loại vật liệu nhẹ hơn giúp dễ nổi trên mặt nước. Dưới nền nhà là một miếng phao to hoặc xốp dày, cứng, giúp nhà nổi lên mặt nước.[1]

Nhà thường được cố định bằng dây thừng hoặc neo lại tại một chỗ, nó có thể di chuyển dễ dàng bằng cách chèo hay gắn thêm động cơ vào. Nhà nổi thường là nhà của ngư dân sống định cư tại chỗ để dễ đánh bắt thủy sản, nhà chứa được cả một gia đình, vài loại nhà nổi hiện đại được trang trí nội thất cao cấp, sang trọng, thậm chí là kì lạ, độc đáo[2]. Nhà này có thể thấy tại các vùng vịnh, ao, hồ lớn, sông, những vùng biển ít sóng và gió, một số loại nhà nổi mới có khả năng chịu được sóng biển mạnh dữ dội. Nó còn được dùng làm dịch vụ như nhà hàng, khách sạn độc đáo trên sông, giúp du khách có thể nhìn thấy được quan cảnh xung quanh.[3]

Xem:

4. Nhà dưới lòng đất.

Khi nền nhiệt tăng cao cùng với sự tăng đột biến tia UV, thì các công trình tránh nóng là cần thiết.
Theo kiến trúc sư Vassiliou, việc sống trong lòng đất có thể có nhiều lợi ích mà chúng ta chưa khám phá hết. Các ngôi nhà được cách nhiệt do nằm trong lòng đất, và người sinh sống trong ngôi nhà sẽ được bảo vệ khỏi tia có hại của ánh nắng mặt trời như tia cực tím.
Trả lời phỏng vấn CNN, Laertis-Antonios Ando Vassiliou – nhà sáng lập OPA và nổi tiếng với ba bản thiết kế các ngôi nhà trong lòng đất – cho biết các công trình kiến trúc dưới lòng đất đã xuất hiện từ thời Trung cổ và thậm chí trước đó. Con người từng sống trong hang hoặc đào hầm để xây nhà nên sống dưới đất là chuyện không có gì mới.

Các ngôi nhà xây hướng vào lòng đất cũng rất an toàn, dĩ nhiên trừ trường hợp được xây ở những vùng địa chất thiếu ổn định. Đối với những lời phàn nàn về việc các ngôi nhà dưới lòng đất thường bị thiếu sáng, kiến trúc sư có thể sáng tạo để hạn chế này trở thành thuận lợi, như bố trí các không gian phù hợp với tâm lý người dùng.

Xem:

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

LỜI KHUYÊN, CẦU NGUYỆN & CHỮA LÀNH

“LÀM VIỆC”

“Tôi đặc biệt không thích cụm từ ‘Làm Việc’. Loài người là giống vật duy nhất phải ‘làm việc’, và tôi nghĩ rằng đấy là thứ ngớ ngẩn nhất trên thế...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
LỜI KHUYÊN, CẦU NGUYỆN & CHỮA LÀNH

CHUYÊN GIA KINH TẾ HÀNG ĐẦU CHO BIẾT CHÚNG TA KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI TAN VỠ KHÍ HẬU NẾU KHÔNG GIẢM TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

C.J. Polychroniou: Trong nhiều năm qua, ông đã tranh luận rằng hệ thống kinh tế hiện tại, được hình thành dựa trên những nguyên tắc của kinh tế học tân cổ điển, đã bỏ qua các giới...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic