Nghịch lý của con người là luôn tìm kiếm những thứ nằm ở nơi khác trong một tương lai xa lạ, mà không bao giờ nhận ra và trân trọng những gì đang ở với mình ngay giây phút hiện tại.

Trong tác phẩm “Tâm lý của Những Kinh nghiệm Tuyệt đối (Psychology of Optimal Experience – NXB Harper Perrenial, 1990, NewYork), tác giả Mihaly Csikszentmihalyi khẳng định: “2.300 năm trước, Aristotle kết luận rằng, trên tất cả cứu cánh, con người tìm kiếm hạnh phúc. Trong khi bản thân hạnh phúc được mưu cầu vì lợi ích của chính nó, thì các mục tiêu khác – như sức khỏe, sắc đẹp, tiền bạc, hay quyền lực – chỉ có giá trị khi con người chúng ta mong chúng đem lại cảm giác hạnh phúc cho mình”. Từ lâu, theo đuổi hạnh phúc đã là động lực chính yếu của các chỉ số tăng trưởng kinh tế (mặc dù đó là thứ hạnh phúc không bền vững). Và khái niệm căn bản của hạnh phúc ở đây chính là: người ta càng tiêu dùng nhiều bao nhiêu, họ càng cảm thấy hạnh phúc bấy nhiêu.

Công thức MORE = BETTER (nghĩa là “có nhiều hơn = sống hạnh phúc hơn”) gói gọn thứ triết lý kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Thế mà cũng chính công thức đó được giới khoa học và chuyên gia kinh tế chứng minh là sai lầm.

Richard A. Easterlin – Giáo sư Đại học Nam California, và nhà kinh tế học người Anh Richard Layard, đã đề xuất rằng tăng trưởng kinh tế không nhất thiết làm tăng mức độ hạnh phúc (hay sống tốt hơn). Thay vì thế, mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập cao và cảm giác hạnh phúc chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Easterlin khẳng định: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia nằm trong khoảng 10.000 USD/năm. Mức thu nhập trên 20.000 USD/năm chẳng làm tăng thêm hạnh phúc chút xíu nào.

Hai nguyên nhân chính là vì:

(1) tiền bạc thường gây hụt hẫng và

(2) chúng ta thường cố theo đuổi những mức thu nhập cao hơn. Kết quả là người ta cứ tiếp tục ham muốn (có nhu cầu) nhiều hơn chỉ để duy trì mức độ hạnh phúc của họ. Đến độ việc làm giàu như một dạng “ô nhiễm”, cứ thế lan nhanh vì thói quen “chẳng vui gì khi biết người khác có thu nhập cao hơn mình”. Khi giàu có, khuynh hướng tiêu dùng quá nhiều và có quá nhiều lựa chọn để tiêu dùng khiến người ta bị “nghiện” mà cứ lầm tưởng mình rất hạnh phúc.

Và khi một quốc gia bị nghiện thì đó là một thảm họa thực sự. Trong bài diễn văn liên bang vào ngày 31/1/2006, ông Bush lo sợ khi phải thú nhận: “Nước Mỹ nghiện dầu hỏa”. Xem:

Trước đó, người Mỹ đã tấn công Iraq phần lớn vì cơn nghiện này.

Tóm lại, lời khuyên dành cho mọi người trong thời điểm này chính là: “Nếu dự tính ích kỷ, bạn nên ích kỷ một cách khôn ngoan. Vì sự cứu rỗi duy nhất thế giới này đòi hỏi khả năng mưu cầu lợi ích riêng theo cách trật tự và có kỷ luật” (trích dẫn Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tây Tạng).

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Sử dụng Lãng phí Năng lượng

NỀN VĂN MINH NÀY SINH RA NHỜ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH, THÌ SẼ CHẾT BỞI NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH

Hiện đang xuất hiện một SỰ LỪA DỐI rằng chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo là chìa khóa để “xoa dịu” tình trạng mất ổn định của nền khí hậu đang xảy ra hiện...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Lũ lụt/triều cường/nước biển dâng

THẤT BẠI TRONG THÍCH NGHI ĐỐI VỚI MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG

Michael Oppenheimer là một trong những nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trong 40 năm qua. Ông là người chấp bút chapter về mực nước biển dâng cho loạt báo cáo về biến đổi khí hậu...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic