10.000 CON LẠC ĐÀ TẠI AUSTRALIA BỊ GIẾT VÌ ĐÃ UỐNG NƯỚC QUÁ NHIỀU


hanhtinhtitanic
10.000 CON LẠC ĐÀ TẠI AUSTRALIA BỊ GIẾT VÌ...

Bắt đầu từ ngày 8/1/2020, chính quyền Nam Australia đã bắt đầu chiến dịch xả súng giết hàng nghìn con lạc đà hoang. Họ sẽ dùng trực thăng và xe quân đội để thực hiện cuộc tàn sát này. Mục tiêu đề ra là cần phải giết từ 5.000 đến 10.000 con lạc đà hoang, cũng như cả ngựa hoang nữa.

Lý do? Rất đơn giản. Đám lạc đà và ngựa uống nước quá nhiều, trong khi khu vực South Australia đang trải qua đợt hạn kéo dài và nhiều nguồn nước bị khô cạn. Lũ thú rừng còn tuyệt vọng kéo vào và xâm phạm các hồ chứa, vòi nước ở khu vực con người cư ngụ để uống. Thế cho nên người dân lo sợ chúng sẽ uống hết số nước còn lại.

Nhiều người Australia bản địa còn phàn nàn rằng miệng lũ lạc đà làm bẩn nguồn nước, và nhiều con chết bên cạnh đầm nước có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước. Trong khi đó, dư luận công chúng nói rằng phân thải và rắm của lũ lạc đà là nguồn phát thải ra khí methane, nên phải tiêu diệt chúng là phải đạo.

Trong cơn khát nước, dân Australia đổ hết mọi tội lỗi lên đầu những con vật. Họ quên mất rằng hàng triệu tấn than đá được ngành công nghiệp khai khoáng đào lên mỗi năm là nguồn phát thải khí nhà kính khổng lồ. Thậm chí rắm và phân của những đàn bò khổng lồ trong trang trại Australia còn nhiều hơn gấp bội so với lũ lạc đà. Nhưng con người – với sự kiêu ngạo và tham lam của mình – đã tự cho phép quyền thanh trừng các đối tượng loài không có ích lợi cho họ.

Nên nhớ rằng, lạc đà không phải là giống vật có nguồn gốc bản địa tại đây. Những người Anh di cư đến Australia đã mang lạc đà từ Afghanistan, Ấn Độ, Trung Đông đến lục địa Australia từ thế kỷ 19 để phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa và đồ đạc. Sau đó, một số trong đàn lạc đà được thả hoặc thoát ra ngoài tự nhiên, tự nhân đôi số lượng sau mỗi 8 hoặc 10 năm. Do đó, lạc đà bị xem là giống vật ngoại lai “đáng ghét”.

Còn gấu kaolas, kangaroo… được xem là các chủng loài đại diện cho Australia, là hình ảnh của quốc gia làm giàu vì than đá này. Thế cho nên, trong các vụ cháy rừng vừa qua, người ta mới thấy những tấm ảnh chụp người dân chăm sóc, cứu sống và nựng nịu gấu và chuột túi, như một cách để truyền thông lòng yêu thương và bảo vệ thiên nhiên của họ, phần nào muốn lấy lại uy tín và hình ảnh nhân đạo cho dân Úc.

Tất cả chỉ là dối trá và đạo đức giả.

Hãy nghĩ xem, khi hạn hán và nền nhiệt trong tương lai tiếp tục đốt nóng lục địa Australia, thì đám người da trắng – mà một phần đáng kể có nguồn gốc từ chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi di cư sang kể từ khi Nelson Mandela đắc cử tổng thống năm 1994 – sẽ suy nghĩ rằng, liệu có nên chừa nước uống, thực phẩm lại cho các loại dân da vàng và da đen tạp chủng hay không, liệu có nên quay súng bắn bỏ bọn người ngoại lai đến xâm chiếm quốc gia Australia của họ hay không?

Đây không phải là một suy đoán vô căn cứ. Bằng chứng là Thủ tướng Scott Morrison hiện nay là người vô cùng ủng hộ chính sách dân túy và bài ngoại của Donald Trump. Ngoài ra, đã có một gã da trắng đến từ Australia thực hiện vụ xả súng hàng loạt vào đám đông, giết chết 50 người Hồi Giáo tại Christchurch (New Zealand) hồi tháng 3/2019 vì suy nghĩ phân biệt chủng tộc và tôn giáo, cho rằng người da trắng là giống loài thượng đẳng.

Đến khi nào thì, những người Australia gốc Việt mới nhận ra rằng, số phận của họ cũng sẽ chỉ như những con lạc đà ngoại lai hiện nay? Khi cuộc khủng hoảng và cơn cùng quẫn xảy đến, người ta sẽ làm những điều mà trước đây họ nghĩ rằng sẽ không bao giờ xảy ra vì đã có các giá trị của “nhân quyền” và “nền dân chủ”.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Dịch bệnh

LÁ THƯ ĐẶC BIỆT VỀ DỊCH TỄ GỬI BỘ TRƯỞNG Y TẾ BỈ

Bác sĩ Marc Wathelet – một chuyên gia hai quốc tịch Mỹ và Bỉ, từng là thành viên quan trọng trong đợt chống dịch SARS năm 2003, đã gửi thư cho Bộ trưởng Y tế của Bỉ và cảnh...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Băng tan

SÔNG BĂNG DENMAN VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG THÊM 1.5M

Chắc các bạn còn nhớ chúng tôi có đề cập đến tin về sông băng Denman ở khu vực phía Đông của lục địa Nam Cực hiện đang trượt xuống một vực ngầm có độ sâu 3,5km trong bài này chứ?...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic