THỜI ỔN ĐỊNH ĐÃ QUA, VÀ CORONAVIRUS MỚI CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU CỦA KỶ NGUYÊN BẤT ỔN MỚI


hanhtinhtitanic
THỜI ỔN ĐỊNH ĐÃ QUA, VÀ CORONAVIRUS MỚI CHỈ...

Theo lời cảnh báo của Ts. Wolfgang Knorr, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Đại học Lund (Thụy Điển), trong khi đại dịch coronavirus cuối cùng rồi sẽ qua, thì cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ chỉ trở nên rõ rệt hơn.

Giai đoạn gần đây, loài người chỉ đã quen sống với tình trạng khí hậu ổn định. Trong phần lớn lịch sử của chủng loài này, các kỷ băng hà dài xảy ra với những đợt tăng nhiệt ngắt quãng, đưa đến các khoảng thời gian ấm áp ngắn xen kẽ. Giai đoạn chuyển đổi từ khí hậu lạnh sang ấm áp thì đặc biệt gây ra nhiều hỗn loạn.

Sau đó, khoảng 10.000 năm trước, Trái Đất đột nhiên bước vào một thời kỳ ổn định khí hậu mà con người hiện đại chưa từng thấy trước đây. Nhưng do tốc độ phát thải ngày càng tăng khí carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác, loài người hiện đang làm cho thời kỳ này chấm dứt.

Sự mất ổn định này có thể mang đến nhiều thảm họa. Nếu đại dịch coronavirus có thể dạy chúng ta bất cứ điều gì về cuộc khủng hoảng khí hậu thì đó chính là: nền kinh tế hiện đại toàn cầu có mối liên kết với nhau dễ bị tổn thương hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, và chúng ta phải khẩn trương chuẩn bị khả năng chống chịu tốt hơn trước những điều chưa biết.

Dù gì đi nữa, một tình trạng khí hậu ổn định là nền tảng của phần lớn nền văn minh hiện đại. Khoảng một nửa nhân loại phụ thuộc vào điều kiện mùa mưa ổn định để sản xuất lương thực. Nhiều cây nông nghiệp cần một số thay đổi nhiệt độ nhất định trong vòng một năm để tạo ra vụ mùa ổn định, và sốc nhiệt có thể tàn phá chúng hàng loạt. Chúng ta dựa vào các sông băng nguyên vẹn hoặc đất rừng khỏe mạnh để trữ nước cho mùa khô. Mưa lớn và bão có thể quét sạch cơ sở hạ tầng của cả một khu vực.

Đây là những loại tác động khí hậu mà chúng ta đã biết và đã được Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu rộng rãi. Nhưng rủi ro lớn nhất có thể xảy ra do sự hỗn loạn có liên quan đến khí hậu mà chúng ta không ngờ tới.

CÁC CƠN SÓNG NHIỆT CHƯA TỪNG CÓ – XẢY RA VÀO CÁC NĂM LIÊN TIẾP

Trong năm 2018, một đợt nắng nóng kéo dài và hạn hán đã tấn công phần lớn khu vực Tây và Bắc Âu, và làm suy giảm phần lớn vụ thu hoạch khoai tây tại đây. Nhiệt độ ở Đức đạt mức cao kỷ lục trong một mùa hè khô và nóng hơn so với nhiều vùng của Địa Trung Hải. Các mô hình khí hậu đã dự báo hầu hết các đợt tăng nhiệt cực độ ở Châu Âu sẽ xảy ra ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, mà xác suất xảy ra một đợt nắng nóng như vậy thường rất thấp trước đây.

Chỉ một năm sau, vào năm 2019, Tây Âu đã bị tấn công bởi một đợt nắng nóng khác, mà theo lý thuyết là “không thể xảy ra được”. Ở Đức, với nền nhiệt độ lên tới 40°C, kỷ lục của năm trước đã bị phá vỡ đến hai lần. Ngay cả ở Hà Lan, được biết đến với nhiều làn gió biển mát mẻ ngay cả ở vào mùa hè cao điểm, nền nhiệt cao nhất đã vượt quá 39°C.

NHỮNG ĐÁM CHÁY RỪNG LỚN XẢY RA SỚM HÀNG THẬP KỶ

Một phần lớn rừng ở Australia tập trung ở phía Đông Nam của đất nước này. Hệ sinh thái có giá trị này thường phát triển cùng với mùa cháy rừng và do đó được cho là thường xuyên bị cháy. Trong các đám cháy tự nhiên này, thông thường có từ 1-2% diện tích rừng bị thiêu rụi bởi ngọn lửa.

Các mô hình cháy rừng và khí hậu – bao gồm cả mô hình mà tác giả bài viết này tự nghiên cứu – đã dự báo một sự gia tăng lớn hoạt động cháy rừng tại các khu rừng ở Đông Nam Australia. Nhưng chúng được dự báo sẽ xảy ra vào cuối thế kỷ này. Dĩ nhiên, các mô hình này đã không thấy trước được rằng, nhiều vụ cháy khủng khiếp quét sạch tới 20% các khu rừng này sẽ xuất hiện ngay vào đầu năm 2020.

NẠN CHÂU CHẤU CHÍNH LÀ MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU KHÁC

Về lâu dài, IPCC dự đoán năng suất cây trồng sẽ giảm khoảng 10% hoặc hơn, nhưng cho đến nay, họ đã bỏ qua khả năng bùng phát dịch hại côn trùng trên quy mô lớn, mà có thể quét sạch toàn bộ mùa vụ thu hoạch.

Vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Bán đảo Arab đã trải qua kiểu thời tiết ẩm ướt hơn nhiều so với bình thường, có khả năng là do sự nóng lên của đại dương. Điều này tạo ra các điều kiện cho phép nhiều đàn cào cào/châu chấu sa mạc bùng nổ về số lượng.

Sự kiện bất thường này diễn ra tiếp theo sau một cơn bão đã đẩy phần lớn đội châu quân chấu này, hiện đã tăng lên vài trăm tỷ con, dịch chuyển sang miền Đông Châu Phi. Ở Kenya, chúng trở thành ổ dịch tồi tệ nhất trong hơn 70 năm qua. Với mùa mưa vừa đến và gieo hạt cho mùa gặt tiếp theo, giờ đây người ta sợ rằng việc tiếp tục sinh sản của đàn châu chấu sẽ tạo ra một làn sóng thứ hai sẽ tồi tệ hơn nhiều so với đợt đầu tiên.

Giới nhà khoa học khí hậu có xu hướng tập trung vào những thay đổi chậm với dự báo khí hậu của họ. Nhưng việc thời tiết trở nên ngày càng hỗn loạn sẽ khiến khó dự đoán với các mô hình khí hậu. Chúng ta cũng chỉ có một sự hiểu biết rất hời hợt về việc xã hội hiện đại của chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào trước khí hậu hỗn loạn và các sự kiện bất ngờ liên quan đến khí hậu.

Thay vì nhìn nhận vấn đề khí hậu như các thế hệ kế tiếp sẽ phải trải qua, chúng ta cần bắt đầu tập trung vào những gì có thể xảy ra vào ngày mai hoặc năm tới. Để làm được điều đó, chúng ta phải hiểu rõ hơn, đánh giá đúng và thừa nhận mức độ nhạy cảm của xã hội hiện đại – và giải quyết vấn đề này ở phần gốc của nó.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Khủng hoảng tâm lý con người

“CHÚNG TÔI SẼ HỌC TỪ QUÁ KHỨ, NẾU CÁC NGƯỜI CHO CHÚNG TÔI MỘT TƯƠNG LAI”

Đó là một trong các thông điệp rất ý nghĩa được ghi trên những tấm biểu ngữ mà nhiều em học sinh giơ cao trong cuộc bãi khóa (bãi học) lịch sử mang tầm cỡ toàn cầu vì nền khí hậu...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Băng tan

THẢM HỌA Ở BÊN DƯỚI “PHIẾN BĂNG HỦY DIỆT” KHỔNG LỒ TẠI NAM CỰC

Cuối tháng 1/2020 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu vùng cực, kết hợp giữa Đại học New York (Mỹ) và Đoàn thám hiểm Nam Cực của Anh (British Antarctic Survey) –...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic