TRÁI ĐẤT ĐÃ TỪNG NÓNG HƠN 20°C VỚI MỨC MẬT ĐỘ CO2 412PPM


hanhtinhtitanic
TRÁI ĐẤT ĐÃ TỪNG NÓNG HƠN 20°C VỚI MỨC MẬT...

Trong một cuộc họp của các nhà nghiên cứu về lịch sử Trái Đất của Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia Anh quốc (Royal Meteorological Society), khi xem xét trầm tích và các hóa thạch thực vật, giới khoa học khám phá ra rằng, nền nhiệt của khu vực gần Nam Cực trong Thế Pliocene (Thế Thượng Tân – cách đây 5,3 đến 2,6 triệu năm) đã nóng hơn so với nhiệt độ hiện nay khoảng 20°C với mức mật độ 412ppm (phần triệu) CO₂ ở trong bầu khí quyển.

412ppm cũng chính là mức mật độ CO₂ đo được ở trong bầu khí quyển Trái Đất hiện nay.

Và như thế, chính các hóa thạch của lá và thân cây sồi ở Nam Cực vào thời điểm mà mật độ CO₂ trong bầu khí quyển ở quá khứ tương đương với mật độ CO₂ của ngày hôm nay sẽ chỉ ra kiểu khí hậu, đặc điểm địa chất và hệ sinh thái của hành tinh Trái Đất sẽ biến đổi ra sao trong tương lai.

Vậy nói ngắn gọn, những kết quả của nghiên cứu khoa học này là gì?

1. Rất nhiều cây cối mọc lên trong khu vực gần Nam Cực.

2. Mực nước biển dâng cao 20 mét so với hiện nay

3. Nền nhiệt toàn cầu ấm hơn từ 3°C-4°C.

4. Không có băng trên đảo Greenland.

5. Không có băng ở khu vực phía Tây của lục địa Nam Cực.

6. Nhiều cánh rừng mọc lên ở khu vực phía Đông của lục địa Nam Cực.

Những gì xảy ra ở Thế Pliocene chính là một “công cụ để phân tích rất thích hợp” cho con đường mà loài người đang hướng đến khi thải ra quá nhiều khí nhà kính.

Các nhà khoa học còn khám phá ra rằng, nền khí hậu Trái Đất thậm chí còn cực đoan hơn ở thời điểm 100 triệu năm trước – ở Kỷ Phấn Trắng (Cretaceous Period). Mật độ CO₂ vào thời điểm lịch sử này của hành tinh chạm ngưỡng 1.000ppm. Nam Cực hoàn toàn rất ấm và có nhiều cánh rừng mọc lên tại đây. Đó là lý do vì sao người ta tìm thấy hóa thạch cây sồi trên Đảo Alexander – hòn đảo lớn nhất ở Nam Cực, nằm ở vùng biển Bellingshausen phía tây Palmer Land, Bán đảo Nam Cực, nơi được ngăn cách bởi vịnh Marguerite và George VI Sound. Diện tích lục địa Nam Cực cũng nhỏ đi rất nhiều do mực nước biển dâng rất cao.

– Bình luận của HÀNH TINH TITANIC:

Như vậy, với mức mật độ hơn 400ppm CO₂ trong bầu khí quyển hiện nay, nền công nghiệp xả thải khí nhà kính của loài người đang quay ngược lại lịch sử Trái Đất và đẩy toàn bộ hành tinh bước vào một điều kiện địa chất, khí hậu và sinh thái của Thế Pliocene cách đây từ 5,3 – 2,6 triệu năm.

Lúc đó, nền nhiệt toàn cầu tăng từ +3°C đến +4°C. Mực nước biển dâng cao 20 mét.

Với 20 mét nước biển dâng, Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ nằm ở đâu? Chắc chắn ở dưới đáy biển Đông rồi.

Có thể xây dựng hệ thống đê chắn sóng và ngăn triều dâng được không cho Đồng bằng Sông Cửu Long? Không thể. Trên thế giới, chưa có con đê biển nào cao hơn 10m cả.

Với 20m nước biển dâng, liệu dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung còn tồn tại? Không thể.

Martin Siegert, nhà vật lý địa chất và biến đổi khí hậu tại trường Đại học Hoàng gia London còn cho biết thêm:

“Nếu chúng ta vẫn giữ mức khí thải như hiện nay và không cắt giảm chút nào hết, thì vào cuối thế kỷ này, mật độ CO₂ ở trong bầu khí quyển sẽ chạm mức 1.000ppm.”

Thật điên rồ khi loài người sẽ đẩy nền khí hậu, địa chất và sinh thái của hành tinh về Kỷ Phấn Trắng – nơi nền nhiệt độ tại khu vực xích đạo cao hơn từ 9°C-12°C so với hiện nay, còn nhiệt độ nước biển trong lòng đại dương cao hơn từ 15°C-20°C. Lúc ấy, chỉ có các loài động vật giáp xác, bọ cánh cứng, bò sát mới có thể sống sót nổi.

Hiển thị ý kiến phản hồi (1)

Phần chia sẻ ý kiến

  • TIN BUỒN SỐ 1 – Hành tinh Titanic

    […] TRÁI ĐẤT ĐÃ TỪNG NÓNG HƠN 20°C VỚI MỨC MẬT ĐỘ CO2 412PPM […]

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Nền văn minh sụp đổ

CHÚNG TA NGỜ NGHỆCH VỀ TĂNG TRƯỞNG LŨY THỪA. ĐÓ LÀ SAI LẦM CHẾT NGƯỜI.

Và không chỉ với COVID-19. Chính sự ngờ nghệch này cũng đang xúc tiến cuộc khủng hoảng khí hậu. Từ từ, rồi đột ngột. Đó là cách tăng trưởng lũy thừa hủy hoại đời bạn, phá hoại gia...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Nền nhiệt cao/Sóng nhiệt

NỀN NHIỆT TRUNG BÌNH CỦA AUSTRALIA CHẠM MỨC KỶ LỤC MỚI

Ngày hôm qua (17/12/2019), nền nhiệt trung bình tại Australia chạm mức kỷ lục mới: 40,9°C, phá vỡ kỷ lục cũ hồi tháng 1/2013 (là 40,3°C). Cơn sóng nhiệt tràn qua Australia sẽ kéo...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic