THẢM HỌA Ở BÊN DƯỚI “PHIẾN BĂNG HỦY DIỆT” KHỔNG LỒ TẠI NAM CỰC


hanhtinhtitanic
THẢM HỌA Ở BÊN DƯỚI “PHIẾN BĂNG HỦY...

Cuối tháng 1/2020 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu vùng cực, kết hợp giữa Đại học New York (Mỹ) và Đoàn thám hiểm Nam Cực của Anh (British Antarctic Survey) – sau hơn hai năm theo dõi và xem xét những gì đang diễn ra tại phiến băng Thwaites ở khu vực phía Tây của lục địa Nam Cực – đã khoan thăm dò xuống độ sâu 2.000 feet (hơn 600m) bên trong lòng khối băng khổng lồ này.

Điều mà họ khám phá ra ở trong cái lỗ khoan ấy thực sự rất kinh khủng:

NƯỚC Ở BÊN DƯỚI PHIẾN BĂNG CÓ NHIỆT ĐỘ 32ºF – NGHĨA LÀ HƠN 0ºC. VÀ THEO TIẾN SĨ DAVID HOLLAND, MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU BĂNG HÀ THUỘC ĐẠI HỌC NEW YORK, MỨC NHIỆT ẤY ẤM HƠN 2º SO VỚI NHIỆT ĐỘ ĐÓNG BĂNG TẠI VỊ TRÍ NÀY.

Điều đó có nghĩa là dòng nước nằm bên dưới băng còn có thể có nhiệt độ ấm hơn trên bề mặt băng. Và đại dương đang bơm vào các dòng biển ấm để ăn mòn và khoan sâu vào lòng tảng băng khổng lồ này, khiến chân của nó bị rỗng từ bên dưới, và sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào.

Và điều gì đến cũng sẽ đến, phiến băng Thwaites sẽ trượt đi ra biển, vỡ ra nhiều phần và tan rã khi tới ngưỡng nhất định.

Ts. Holland cho biết:

Điều này rất xấu, thực sự rất tồi tệ. Đây không phải là tình huống bền vững cho phiến băng này.

Trong khi đó, giới chuyên gia nghiên cứu vùng cực cho biết phiến băng Thwaites được xem như một “khối băng hủy diệt” do tác động trực tiếp khi nó tan rã đối với mực nước biển trên toàn hành tinh này. Khối lượng nước trong phiến băng này đủ đế nâng mực nước biển trên toàn cầu lên thêm 10 feet (tức là 3 mét).

Mặt trước giáp biển của phiến băng Thwaites. Nguồn ảnh: British Antarctic Survey.

Từ trước đây, giới khoa học đã từng biết việc phiến băng Thwaites bị mất đi một lượng băng khổng lồ — hơn 600 tỷ tấn trong vòng vài thập kỷ gần đây, và cho đến nay, hầu như năm nào cũng mất 50 tỷ tấn. Họ cũng tin rằng điều này xảy ra là vì có một lớp nước biển khá ấm đang chảy vòng quanh Nam Cực bên dưới lớp nước bề mặt lạnh hơn, tiến gần vào bờ và bắt đầu ăn sâu vào lòng các phiến băng, đặc biệt tác động đến khu vực phía Tây của lục địa Nam Cực.

Nhưng điều đó chưa từng được xác nhận trực tiếp bởi vì phiến băng Thwaites rất rộng lớn (có diện tích lớn hơn cả bang Pennsylvania của Mỹ) và cực kỳ khó khăn để đến nghiên cứu. Nhưng nay, qua nghiên cứu trên, giới khoa học có vẻ đã hiểu chuyện gì đang xảy ra tại đây. Ts. Holland nói:

Điều lớn nhất để khẳng định trong thời điểm này, thực sự chính là có một lượng nước rất ấm xuất hiện ở đó, và rõ ràng là một trong hai yếu tố này phải xảy ra – nó tồn tại và phiến băng sẽ biến mất.

Thwaites là phiến băng gây lo lắng nhất tại Nam Cực vì kích thước của nó — cực kỳ rộng lớn, mũi băng vươn 120km ra đại dương, mà không có bất cứ tảng đá hay ngọn núi để giam nó lại. Điều này nghĩa là một khối lượng băng rất lớn có thể vỡ ra và trượt đi tự do từ khu vực này xuống biển.

Tình trạng thậm chí còn tệ hơn nữa, khi khối băng Thwaites có hình dạng sâu và dày hơn ở nơi giáp biển so với phần nằm trên đất liền tại khu vực trung tâm của vùng Tây Nam Cực. Và đó là một hình thể không bền vững đối với một phiến băng, bởi vì khi đại dương tiếp tục ăn sâu vào nền băng, là chỗ băng dày hơn, thì sẽ có nhiều băng mới bị phơi ra trước dòng biển ấm. Thế rồi tiến trình băng tan rã cứ thế tiếp tục xảy ra rất nhanh chóng.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng cách đây ít nhất 100.000 năm, khu vực phía Tây của lục địa Nam Cực hoàn toàn không có phiến băng nào cả — nhưng thay vào đó là một mặt biển đại dương mở, mà sau đó biến thành sông băng. Và họ lo sợ rằng việc toàn bộ khu vực này tan rã có thể dẫn đến khoảng mở của đại dương trở lại và đẩy mạnh tiến trình tan băng trên lục địa vùng cực này.

Sự gia tăng nền nhiệt tại vùng cực cũng là một trong những yếu tố khiến băng tan rã. Ngày hôm qua (7/2/2020) – chỉ vài ngày sau khi giới khí tượng Châu Âu công bố tháng 1/2020 là tháng Một có nền nhiệt nóng nhất trong lịch sử ghi nhận – thì Nam Cực cũng chứng kiến kỷ lục ấm nhất từ trước đến nay. Trạm quan trắc Esperanza đã đo được mức nhiệt độ gần 65ºF (18,3ºC) dọc theo Bán đảo Trinity của lục địa này. Mức nhiệt này phá vỡ kỷ lục cũ – 63,5ºF được ghi nhận vào ngày 24/3/2015.

Được biết, khu vực bán đảo nói trên là một trong những nơi đang ấm lên và tăng nhiệt nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ ở đây đã nhảy lên 5ºC vì nền nhiệt Trái Đất ngày càng nóng hơn. Khoảng 87% số sông băng dọc theo bờ Tây của bán đảo này đã bị triệt thoái trong khoảng thời gian trên, và hiện tượng này xảy ra càng nhanh hơn kể từ năm 2008.

Bình luận của Hành tinh Titanic:

Vâng, Nam Cực đang chứng kiến mùa xuân của mình. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là những khu vực ven biển duyên hải, vùng trũng đất thấp như Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, Đồng bằng Sông Nile của Ai Cập, Đồng bằng Bangladesh, bang Florida và Louisiana của Mỹ… sẽ đối mặt với ngày cuối cùng của mình.

Tất cả các đường biên giới của mọi quốc gia giáp biển sẽ phải được vẽ lại khi phiến băng Thwaites sụp đổ và tan rã. Hãy suy nghĩ xem, phần lớn diện tích Sài Gòn sẽ nằm ở đâu khi mà mực nước biển dâng thêm 3 mét? Trong khi đó, chính phủ Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn theo sát con số 69cm đến 1 mét nước biển dâng vào năm 2100.

Điều mà chúng tôi cảnh báo sẽ đến rất nhanh. Loài người không bao giờ hiểu được thế nào là đột biến khí hậu và các yếu tố phi tuyến tính địa khí hậu đang sụp đổ đè lên nhau như các quân cờ domino. Ai hiểu được thì phúc cho người đó.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Nền nhiệt cao/Sóng nhiệt

Cách minh họa đơn giản đến bất ngờ về quy mô và thang đo của Biến đổi Khí hậu ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất

Giờ đây, bạn có thể hình dung ra cuộc khủng hoảng khí hậu của chúng ta đang xảy ra ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất, nhờ một công cụ tương tác khiến bạn luôn chứng kiến màu đỏ xuất...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Siêu bão/Lốc xoáy

SÓNG NHIỆT VÀ SIÊU BÃO CAT.2 JONGDARI

Mặc dù liên tục bị hâm nóng ở nhiệt độ 40°C – 41°C trong những ngày qua, thủ đô Tokyo (Nhật Bản) sẽ phải đối mặt với cơn bão Jongdari với sức mạnh ít nhất là ở Cat.2 (nghĩa...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic