BĂNG Ở GREENLAND TAN NHANH GẤP 6 LẦN SO VỚI THẬP NIÊN 1980


hanhtinhtitanic
BĂNG Ở GREENLAND TAN NHANH GẤP 6 LẦN SO VỚI...

Một nghiên cứu mới được đăng trong Danh mục của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ mới công bố thông tin cho biết trong thập kỷ vừa qua, các khối băng vĩnh cửu ở đảo Greenland đang tan ra nhanh gấp 6 lần so với thập niên 1980 do nhiệt độ Đại Tây Dương và các khối không khí xâm nhập khu vực này đang ấm dần lên. Được biết lượng băng tan cho đến thời điểm hiện tại của Greenland đã nâng mực nước biển toàn cầu lên thêm 14 milimet kể từ năm 1972.

Dưới đây là tóm tắt một số điểm đáng chú ý của nghiên cứu này:

– Một nửa tốc độ tăng này đã xảy ra trong vòng 8 năm gần đây.

– Hàng năm kể từ năm 1998, phiến băng vĩnh cửu Greenland mất đi dần tổng khối lượng của nó, mặc dù nhiệt độ mùa hè ở đây còn khá lạnh và lượng tuyết rơi vào mùa đông đều ở trên mức trung bình.

– Các mùa hè có nền nhiệt tương đối mát có thể làm chậm tiến trình tan băng ở bề mặt, nhưng không thể chống lại hiện tượng trượt các khối băng hà xuống biển đang xảy ra rất nhanh.

– Những khu vực đang tan rã phần lớn băng nằm ở phía Tây Bắc và Đông Nam của Greenland.

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Đại dương nóng lên

NẾU ĐẠI DƯƠNG CHẾT, CHÚNG TA CŨNG SẼ CHẾT

Hôm thứ Hai vừa qua (13/1/2020), một nhóm 14 nhà khoa học quốc tế đã công bố nghiên cứu mới của họ trên Tạp chí Advances in Atmospheric Sciences, trong đó phân tích các dữ kiện...

Đã đăng ở by Savio
Hiệu ứng che mờ khí quyển

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ GIẢM CÓ THỂ KHIẾN THỜI TIẾT NÓNG HƠN VÀ GIÓ MÙA MẠNH HƠN

Giới khoa học cho biết rằng, những cải thiện đáng kể về chất lượng không khí có liên quan đến việc phong tỏa xã hội do đại dịch coronavirus có thể làm tăng bức xạ Mặt Trời và ảnh...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic