LƯỢNG OXYGEN HÒA TAN TRONG NƯỚC BIỂN ĐÃ SUY GIẢM 2% KỂ TỪ NĂM 1960


hanhtinhtitanic
LƯỢNG OXYGEN HÒA TAN TRONG NƯỚC BIỂN ĐÃ SUY...

Thứ Bảy tuần trước (7/12/2019), một bản báo cáo quan trọng của 67 chuyên gia khoa học đến từ 17 quốc gia đã được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (the International Union for Conservation of Nature) tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP25 ở Madrid (Tây Ban Nha).

Bản báo cáo chỉ ra rằng mật độ hòa tan trung bình của khí oxygen trong nước biển đã suy giảm nghiêm trọng ở mức 2% kể từ năm 1960 – 2010.

Ts. Dan Laffoley (Giáo sư Danh dự của Đại học Plymouth, Anh quốc), chuyên gia cố vấn chính cho chương trình vùng cực và hải dương toàn cầu của Hiệp hội Bảo tồn, và cũng là người biên tập bản báo cáo trên, cho biết:

“Chúng ta cứ nghĩ rằng mức suy giảm trên (chỉ 2%) là không đáng kể, vì loài của chúng ta hiện đang sống trong một môi trường nhiều oxygen và không nghĩ rằng một tỷ lệ mất mát nhỏ như thế sẽ có tác động lớn. Nhưng nếu chúng ta thử trèo lên đỉnh Everest – nơi không có nhiều oxygen, thì sẽ nhận ra rằng mất đi 2% oxygen ở môi trường xung quanh là quan trọng như thế nào.”

Ảnh: Cá mòi chết hàng loạt, phơi xác trên bãi biển Redondo Beach (California, Mỹ). Nguồn ảnh: Noaki Schwartz/Associated Press

Dr. Laffoley còn cho biết: “Không phải vùng biển nào của đại dương cũng mất đi một lượng oxygen giống nhau. Ví dụ như, có một nghiên cứu trên Tạp chí Science khám phá ra rằng một số vùng nước ở khu vực nhiệt đới đã trải qua hiện tượng mất đi 40% đến 50% lượng oxygen hòa tan.

Việc mất đi oxygen ở trong đại dương này đủ quan trọng để tác động đến vòng tuần hoàn các nguyên tố khác, như nitrogen và phosphorous, là những yếu tố rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.”

Và kể từ giữa thế kỷ vừa qua, các đại dương đã hấp thụ 93% nhiệt lượng do phát thải khí nhà kính của nền công nghiệp con người gây ra, dẫn đến hàng loạt rạn san hô chết trắng. Nước ấm nóng hơn cũng nở ra và chiếm nhiều thể tích hơn nước lạnh. NASA cho biết hiện tượng giãn nở về nhiệt này đã gây ra gần 1/3 lượng nước biển dâng hiện nay. Xem:

Theo Ts. Laffoley, nếu nhiệt lượng thay vì được hấp thu bởi các đại dương kể từ năm 1955, thì lại chuyển vào các tầng khí quyển thấp, thì nền nhiệt đất liền có thể tăng lên đến 36°C (hay 65°F).

Nhưng vì nước có khả năng giữ một khối lượng oxygen ít hơn so với bầu khí quyển, và khi nhiệt độ đại dương gia tăng, nước ấm nóng hơn không thể giữ hòa tan được nhiều khí, bao gồm cả oxygen, như nước lạnh. (Đó là lý do tại sao chai soda có khuynh hướng nổ tung nếu bị phơi dưới nắng nóng.)

Nhiệt độ ấm hơn cũng ảnh hưởng đến khả năng hòa trộn của các lớp nước biển, khiến cho lượng oxygen được hòa tan ở lớp nước trên bề mặt không thể lắng xuống các tầng sâu hơn của đại dương. Và lượng oxygen ở bên trên cũng sẽ nhanh chóng cạn kiệt vì các sinh vật biển ở lớp nước mặt sẽ tiêu thụ nhiều oxygen hơn (hoạt động nhiều hơn) vì nhiệt độ môi trường xung quanh nóng hơn.

– Bình luận của HÀNH TINH TITANIC:

Báo cáo khoa học trên chỉ là một trong những bằng chứng đã được tôi phân tích và chỉ ra trong TIN BUỒN SỐ 2, với Định luật Henry là cơ chế của vấn đề:

Và trong báo cáo này, giới khoa học mới chỉ đo được lượng hòa tan oxygen bị mất như thế nào. Họ chưa nhắc đến số khí carbon dioxide đã được đại dương hòa tan và hấp thụ trong thế kỷ vừa qua như thế nào. Nếu đại dương cũng giải phóng số carbon dioxide khổng lồ ấy khi bị hâm nóng, thì loài người sẽ hiểu rằng, mọi nỗ lực trồng cây xanh đều là vô nghĩa, mọi sự khoe khoang về công nghệ thu giữ carbon (carbon capturing) đều là lời nói dối trắng trợn, và số phận của loài người là CHẾT CHẮC.

Giờ đây, mọi sinh vật dưới biển đang bị ngạt thở vì lòng tham và sự kiêu ngạo của chủng loài homo sapiens. Nhưng công lý cũng sẽ được thực thi sớm, khi mà carbon dioxide từ cái chết biển cả cũng sẽ đẩy loài người vào hỏa ngục đúng như nghĩa đen.

HÃY CHỜ MÀ XEM.

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Tăng tốc Biến đổi Khí hậu

ĐỘ PHỦ BIỂN BĂNG BẮC CỰC THẤP KỶ LỤC TRONG THỜI ĐIỂM CÙNG KỲ CỦA NĂM

Hình số 1: Ngày 28/3/2020, độ phủ Biển Băng ở Bắc Cực ở mức thấp kỷ lục so với các thời điểm cùng kỳ khác trước đây của năm. Biển băng cũng đang ở mức thấp nhất kể từ khi năm 2020...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Hiệu ứng che mờ khí quyển

TỪ ĐẠI DỊCH ĐẾN ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU

Chắc các bạn cũng đã đọc bài viết này của chúng tôi, cách đây gần đúng 1 năm: trong đó có trích dẫn một nghiên cứu mới từ Đại học London (Anh quốc) khám phá ra rằng việc người da...

Đã đăng ở by Savio