DỰ BÁO THÁNG 1/2021 – MỘT KHỐI KHÍ ÁP CAO MÃNH LIỆT CHẶN PHÍA TRÊN GREENLAND SẼ LÀM THAY ĐỔI CÁC DÒNG LUÂN CHUYỂN TRÊN CAO VÀ KHÍ HẬU TẠI BẮC CỰC, KHIẾN CHÚNG TA ĐỐI MẶT VỚI MỘT MÙA ĐÔNG KHẮC NGHIỆT


hanhtinhtitanic
DỰ BÁO THÁNG 1/2021 – MỘT KHỐI KHÍ ÁP...

Tháng 1 năm 2021 cuối cùng đã đến, với hình thái phát triển khí tượng rất mạnh mẽ. Khi nhìn vào các dự báo mới nhất, mùa Đông có thể xuất hiện cực độ trong tháng này, do hệ áp cao đầy uy lực xuất hiện trên khu vực đảo Greenland – Cực Bắc.

Hành tinh Titanic chuyển ngữ bài phân tích khí tượng dưới đây trên trang SEVERE WEATHER EUROPE để các bạn hiểu được điều gì đang xảy ra tại Bắc Cực và có tác động như thế nào đến Việt Nam vào đầu năm 2021:

January 2021 forecast – A powerful Greenland blocking High will alter the Polar circulation and the weather, as we now head deeper into Winter

Chúng tôi sẽ thực hiện phương pháp phân tích hàng tuần, chia nhỏ tháng mùa đông thứ hai của năm 2020-2021 thành các khoảng thời gian tuần, xem xét các mô hình áp suất khí quyển cùng với sự phân bố thời tiết và nhiệt độ tương ứng.

Vì khoảng thời gian dự báo này dài hơn 30 ngày, nên chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống dự báo tổng hợp. Điều này có nghĩa là dự báo bao gồm một số tính toán riêng lẻ. Dự báo cuối cùng là mức trung bình của tất cả các tính toán, cho biết đặc điểm khí tượng sẽ xảy ra và xu hướng phát triển chính của nó.

MÙA ĐÔNG 2020/2021 SẼ TIẾP TỤC…

Mùa đông khí tượng bắt đầu vào ngày 1 tháng 12 và sẽ kéo dài đến ngày 28 tháng 2. Trong giai đoạn này, tất cả các số liệu thống kê chính thức của mùa Đông sẽ được ghi nhận lại. Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 bao gồm 3 tháng lạnh nhất trong năm, và đó là lý do tại sao khoảng thời gian này được chỉ định là thời kỳ khí tượng đặc trưng cho mùa Đông.

Trước khi mùa Đông về, giới khí tượng đã nói nhiều về ảnh hưởng của đợt lạnh ENSO (La Nina) đến diễn biến thời tiết, đặc biệt là trong tổng quan dự báo mùa Đông Tháng 12 của chúng tôi từ trước đó.

Nhưng vào tháng 1 năm 2021, các động lực khí tượng mới sẽ xuất hiện. Hiện tượng Tầng Bình Lưu Ấm Lên Đột Ngột (Sudden Stratospheric Warming – SSW) là một trong những sự kiện thời tiết mạnh mẽ nhất có thể xảy ra vào mùa Đông. Và điều này xuất hiện thường xuyên nhất vào cuối tháng Mười hai và tháng Giêng.

Chúng tôi đã sản xuất một video có độ phân giải cao cho thấy có biên độ nâng cao của hiện tượng ấm lên tầng bình lưu trong diễn biến thời tiết xảy ra trong đầu tuần tiên của tháng 1 năm 2021. Trong video này, chúng tôi có chỉ ra mức nhiệt độ ở độ cao khí tượng 10mb (cao độ tương đương 30km).

Bạn có thể tìm hiểu thêm về những sự kiện mạnh mẽ này trong bài viết mới nhất của chúng tôi, dành riêng cho Sự kiện Tầng Bình Lưu Ấm Lên Đột Ngột trong năm 2021 này.

Hiện tại, chúng tôi đang quan sát diễn tiến phát triển của quá trình ấm lên tại tầng bình lưu trên và giữa (upper and middle stratosphere). Hình ảnh dưới đây cho thấy độ cao địa thế vị (geopotential height) và nhiệt độ không khí ở mức 10mb (độ cao so với mực nước biển tương đương 30km). Con số này cao hơn nhiều so với “hình thái thời tiết bình thường” của chúng ta, chỉ ở độ cao trung bình từ 8-12 km.

Chúng ta có thể thấy hai hệ thời tiết lớn đang tồn tại ở trên hình. Một là hệ xoáy thuận, còn gọi là Xoáy Cực (Polar Vortex) nổi tiếng, và hệ còn lại là một hệ xoáy nghịch (gọi tên không chính thức là Xoáy Nghịch tại Cực – Polar Anti vortex), đang xảy ra trên khu vực Bắc Thái Bình Dương và quần đảo Aleutians. Chúng ta có thể chứng kiến hiện tượng ấm lên đang diễn ra ở Siberia.

Một vài ngày tới, chúng ta có thể thấy hệ khí áp cao được đẩy ra xa hơn so với xoáy cực, và làm gia tăng nhiệt độ trên các vùng cực ở độ cao này. Tại thời điểm ấy, chúng ta đang bàn về một sự kiện chính thức ấm lên ở tầng bình lưu.

Phân tích nhiệt độ từ NASA ở mức 10mb (tương đương độ cao 30km so với mực nước biển) báo hiệu nhiệt độ vùng cực tăng mạnh, cho thấy một sự kiện ấm lên khá mạnh đang diễn ra ở đây.

Chúng ta thường xem xét tốc độ và hướng gió theo thời gian khi nhắc đến biên độ của các hiện tượng thời tiết này. Hình ảnh dưới đây cho thấy hình thái gió (theo hướng Tây – Đông) xung quanh vòng Bắc cực từ bề mặt (phần dưới cùng) đến tầng bình lưu trên (tại độ cao tương đương 48km so với mực nước biển).

Biểu đồ cho thấy rõ ràng hình thái gió âm đang trượt xuống từ đỉnh tầng bình lưu suy giảm theo thời gian như thế nào. Nó không ở thấp hơn tầng bình lưu giữa, nhưng đây không phải là cách tốt nhất để theo dõi ảnh hưởng thời tiết thực tế của những sự kiện này theo thời gian.

Khi hình thái gió là hướng Đông (âm), điều đó thường báo hiệu một sự kiện thời tiết rất khó chịu. Vì luồng gió thổi bình thường là từ Tây sang Đông (theo hướng Tây), nên cần rất nhiều năng lượng để đảo ngược dòng chảy này, có nghĩa là nó có thể có những ảnh hưởng quan trọng đến thời tiết của chúng ta ở bề mặt Trái Đất.

Mô hình dự báo gió của ECMWF (Trung tâm Dự báo Thời tiết Trung hạn Châu Âu) cho Vòng Cực Bắc ở độ cao khí tượng 10mb (tương đương độ cao 30km so với mực nước biển) cho thấy có sự hiện diện của các giá trị âm và dòng chảy ngược. Hình thái này tiếp tục diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài trước khi phục hồi, làm tăng tác động tiềm ẩn đến đặc điểm thời tiết trên bề mặt Trái Đất của chúng ta theo thời gian.

Trước khi tiếp tục đưa ra các dự báo thời tiết hàng tuần cho tháng Giêng, chúng ta cần xem xét các bất thường về áp suất trung bình của khí quyển, diễn ra sau sự kiện ấm lên của Tầng bình lưu này.

Hình ảnh dưới đây cho thấy các bất thường về áp suất trung bình của khí quyển trong từ 0-30 ngày sau khi sự kiện SSW xảy ra. Đây là mức tính toán trung bình của nhiều sự kiện khác nhau đã xảy ra trong các thập kỷ qua, nhưng nó cho thấy một mức khí áp cao hơn trên toàn vùng Cực và khí áp thấp hơn ở miền Đông Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều này làm gia tăng khả năng khiến thời tiết mùa Đông lạnh hơn ở những vùng này. Nhưng đây là một bức tranh trung bình của nhiều sự kiện khí tượng khác nhau, vì vậy kết quả cuối cùng có thể khác nhau giữa các sự kiện.

THỜI TIẾT THÁNG GIÊNG – TUẦN 1

Hình thái áp suất khí quyển trong tuần 1 của thời tiết tháng Giêng đã cho thấy một bức tranh rất bất thường, ít nhất là khi so sánh với những gì chúng ta thường mong đợi sẽ thấy trong một mùa đông trung bình.

Hình ảnh dự báo từ mô hình GEFS (dự báo hạn vừa của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ – NCEP) dưới đây cho thấy một khu vực chiếm ưu thế của các hệ khí áp cao, kéo dài từ Bắc Đại Tây Dương đến tận Siberia. Điều kiện này thường tạo ra một “dòng chảy khí áp xuyên cực”, tăng cường dịch chuyển không khí lạnh ra khỏi các vùng cực.

Những thiết lập điều kiện khí tượng như vậy cũng có nghĩa là tồn tại hai hoặc ba vùng khí áp thấp chiếm ưu thế. Chúng ta đang có một vùng khí áp thấp ở Châu Âu, Đông Á và quần đảo Aleutians, và đang mở rộng sang miền Tây Canada và khu vực Tây Bắc Hoa Kỳ.

Châu Âu – Dự báo nền nhiệt trong Tuần 1 của Tháng Giêng cho thấy có một khu vực lạnh xuất hiện phía trên Tây Âu, phù hợp với vị trí của hệ khí áp thấp đang hiện diện ở đây. Dòng chảy theo hướng Bắc ở phía Tây của hệ này cho phép không khí lạnh “chảy ra” khỏi vùng Cực, nhờ vào những hệ Khí Áp Cao đang tồn tại trên Vòng Bắc Cực (Arctic Circle).

Nhưng điều này cũng có nghĩa là ở phía Đông của hệ khí áp này, một dòng chảy không khí về phía Nam đang hoạt động, do hệ khí áp thấp xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Điều kiện này sẽ tích cực vận chuyển không khí ấm hơn bình thường vào vùng xa phía Đông và Đông Nam Châu Âu.

Bắc Mỹ – Do vùng khí áp thấp đang vươn ra ở quần đảo Aleutians và khu vực phía Tây Canada, chúng ta có một khu vực rộng lớn có nhiệt độ ấm hơn bình thường ở miền Bắc Hoa Kỳ lẫn miền Trung và miền Đông Canada.

Hệ khí áp thấp này thúc đẩy dòng chảy không khí về phía Nam đang hoạt động trên toàn lục địa Hoa Kỳ (CONUS) và miền Nam Canada, được tăng cường bởi các dãy núi trên những khu vực miền Trung và miền Đông của lục địa này. Đây vẫn là một bức tranh trung bình mô tả các diễn biến khí hậu sẽ xảy ra trong vài ngày tới, ở nơi tồn tại các hệ khí áp thấp chuyển tiếp qua vùng CONUS, đến từ phía Tây.

Chúng ta cũng có thể chứng kiến những vùng ấm áp bất thường đáng kể trong Vòng Bắc Cực, do luồng chảy của không khí đang hoạt động về phía Nam. Đây không phải là nhiệt độ ấm thực tế và nhìn chung vẫn còn khá lạnh, nhưng chúng ấm hơn nhiều so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm ở khu vực đó.

Dự báo Lượng Tuyết rơi – Dưới đây là hình dự báo cho thấy độ sâu của tuyết rơi vào cuối tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chúng ta có thể chứng kiến lớp phủ tuyết đã mở rộng kể từ đầu tháng ở miền Trung và Tây Âu, và ở cả quần đảo Anh Quốc.

Ở Bắc Mỹ, chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ sẽ có lớp tuyết bao phủ dày đặc hơn ở các vùng xa phía Bắc và vùng cao nguyên. Hiện tượng dịch chuyển khối khí ấm hơn bình thường sẽ không cho phép một lượng tuyết phủ mở rộng đáng kể (nếu có) về phía Nam Hoa Kỳ.

THỜI TIẾT THÁNG GIÊNG – TUẦN 2

Với diễn biến thời tiết trong tuần thứ 2 của tháng Giêng, chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự phát triển tiếp tục của hệ áp cao trên khu vực đảo Greenland – Canada. Ở thời điểm trên, điều này bắt đầu trông rất giống với mô hình khí áp mà chúng tôi đã dự báo trước đó như một diễn biến thời tiết điển hình sau sự kiện SSW trong khoảng thời gian từ 0-30 ngày.

Trước hết, hãy nhìn qua Châu Âu, hệ khí áp thấp vẫn hiện diện mạnh mẽ tại đây, ở hình thái cân bằng với hệ khí áp cao trên khu vực Bắc Đại Tây Dương / đảo Greenland. Điều kiện này sẽ tiếp tục cho phép dịch chuyển không khí lạnh hơn vào hầu hết khu vực Bắc và Trung Âu. Đây được xem là một hình thái tiêu cực của Dao động Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Oscillation) khá điển hình.

Bắc Mỹ thì lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ khí áp cao mạnh mẽ chặn phía trên đảo Greenland. Nó sẽ hoạt động song song với vùng áp thấp phía trên quần đảo Aleutians, giúp tạo ra một “hành lang” khí áp thấp phía trên lục địa Hoa Kỳ. Các nhiễu động thời tiết sẽ di chuyển trong hành lang này, đi từ Tây / Tây Bắc về phía miền Trung – Nam của nước Mỹ.

Lúc này, vùng khí áp thấp trên khu vực Đông Á vẫn tiếp tục hiện diện, giúp dịch chuyển khối khí lạnh Siberia đi sâu hơn về phía Nam hướng đến Trung Quốc

Châu Âu – Hình thái khí áp liên tục phía trên không phận Châu Âu giúp mở rộng các bất thường về mức nhiệt độ lạnh hơn. Chúng ta có thể thấy sự tiến triển của các bất thường âm dịch chuyển xa hơn về phía Đông. Yếu tố này sẽ giúp mở rộng diện tích tuyết rơi ở Châu Âu.

Bắc Mỹ – Hệ khí áp cao mãnh liệt chặn phía trên đảo Greenland sẽ giúp đẩy khối không khí ấm hơn bình thường đến phần lớn miền Đông và khu vực Bắc Canada. Tuy nhiệt độ còn lạnh ở vùng xa phía Bắc này, nhưng vẫn ấm hơn nhiều so với thời điểm này trong năm.

Chúng ta có thể chứng kiến một số bất thường tiêu cực bắt đầu phát triển ở miền Trung và miền Nam Hoa Kỳ, khi các hệ khí áp thấp di chuyển qua vùng này, mang đến thời tiết mát hơn hoặc thậm chí lạnh hơn trong giai đoạn chuyển mùa.

Điều đáng lưu ý chính là một đợt bùng phát không khí lạnh mạnh đang hình thành ở các khu vực ở Trung Á, được tiếp thêm sức mạnh bởi hệ khí áp cao mạnh phía trên dãy núi Urals và bán đảo Scandinavia, mà chúng tôi đã từng đề cập đến trước đây.

Dự báo lượng tuyết rơi – Dự báo độ sâu tuyết phủ trong tuần thứ 2 (của tháng Giêng) cho thấy lượng tuyết rơi trên toàn Châu Âu đang mở rộng, phù hợp với hình thái khí áp lạnh hơn.

Phí trên khu vực Bắc Mỹ, chúng ta sẽ chứng kiến tuyết phủ ở Canada mặc dù nền nhiệt độ ở đây ấm hơn nhiều so với bình thường. Và chúng ta cũng có thể thấy một chút tuyết phủ ở các miền Trung – Nam của Hoa Kỳ. Điều đó có liên quan đến các hệ Front di chuyển qua “hành lang” mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên, xuyên qua miền Tây và miền Nam Hoa Kỳ.

Từ điểm này, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu dự báo về mô hình dự báo mở rộng của ECMWF cho tháng Giêng. Điều này sẽ cung cấp thêm một góc nhìn mới cho bản dự báo, thể hiện sự tin tưởng vào dự báo cơ bản ban đầu của mô hình GEFS ở trên.

Dự báo tuần thứ 2 của tháng Giêng từ ECMWF cho thấy một khuynh hướng rất giống với mô hình GEFS. Có lẽ nó được triển khai chi tiết hơn xung quanh hệ khí áp cao tại đảo Greenland. Chúng tôi thấy một khu vực khí áp thấp được xác định rõ ràng hơn ở phía Nam và phía Đông Hoa Kỳ, trong khi mô hình dự báo ở Châu Âu thì khá tương tự.

Nhiệt độ bề mặt cho thấy có một vùng lạnh hơn nhiệt độ bình thường sẽ tồn tại ở miền Nam và miền Đông Hoa Kỳ. Điều đó phù hợp với sự tương tác đang phát triển hơn giữa khối khí áp cao đang chặn ở Greenland và Canada, đưa đến kết quả là sự sụt giảm áp lực tại Hoa Kỳ. Yếu tố này cho phép không khí lạnh hơn dịch chuyển từ phía Bắc, trên các hệ khí áp thấp đến khu vực Trung – Nam và Đông của lục địa Hoa Kỳ (CONUS).

Dự báo nhiệt độ của ECMWF cũng cho thấy một mức nhiệt độ cao hơn bất thường ở miền Bắc và miền Đông Canada.

THỜI TIẾT THÁNG GIÊNG – TUẦN 3

Bước sang tuần thứ 3, một vấn đề mới được đưa ra trong dự báo thời tiết. Khi chúng tôi sử dụng một hệ thống dự báo tổng hợp, điều đó có nghĩa là dự báo cuối cùng được thực hiện từ một số tính toán khác nhau/riêng biệt, được tính trung bình để tạo ra một dự báo duy nhất.

Ở các dự báo ngắn hạn, từ 3 đến 4 ngày, hầu hết các phép tính đều cho ra một bức tranh khá giống nhau. Nhưng nếu tiến xa hơn nữa vào tương lai, mức sai biệt giữa các tính toán này có thể tăng lên khá nhiều. Điều đó cũng được gọi là hiện tượng lan ra và tác động lên nhau của các mô hình dự báo.

Điều này chỉ có nghĩa là dự báo đang cho thấy những tín hiệu yếu hơn, vì các kịch bản được tính toán ngày càng khác biệt hơn theo thời gian. Chúng ta vẫn có thể xem xét dự báo để tìm kiếm xu hướng, nhưng hãy nhớ rằng cường độ của hệ thống đã khá yếu hơn so với thực tế xảy ra sau này

Hình thái thời tiết tháng Giêng trong tuần thứ 3 bắt đầu thậm chí trông giống với các bất thường khí áp điển hình thường xảy ra sau sự kiện SSW. Do đó, rất khó có thể khẳng định ở thời điểm này sẽ có một sự liên kết nhất định, là những điểm tương đồng không thể phủ nhận được.

Hệ khí áp cao đang chặn phía trên đảo Greenland vẫn sẽ tiếp tục khuếch đại sự luân chuyển khí tượng. Châu Âu vẫn sẽ nằm trong vùng khí áp thấp. Nhưng xa hơn về phía Tây, chúng ta bắt đầu chứng kiến một “điểm đứt gãy về khí áp” được biểu thị trên khu vực Tây Âu.

Ở Bắc Mỹ, hình thái khí hậu vẫn khá giống như trước. Một vùng khí áp cao vẫn tồn tại trên không phận Canada, cùng với một vùng khí áp thấp trên lục địa Hoa Kỳ. Đây chỉ là dự báo trung bình trong khoảng thời gian phạm vi tuần lễ, nhưng vị trí như vậy của hai vùng khí áp này sẽ giúp dịch chuyển không khí lạnh hơn vào miền Trung và miền Đông của Hoa Kỳ. Dự báo này không hiển thị trực tiếp ở hình bên dưới là do các yếu tố khí tượng tác động lên nhau trong bản dự báo tổng hợp.

Châu Âu – Dự báo cho thấy vẫn sẽ lạnh hơn bình thường trên hầu hết các khu vực Trung và Đông Âu, nhưng kiểu thời tiết này sẽ lan xa hơn về phía Đông. Điều thú vị cần lưu ý ở đây chính là xuất hiện yếu tố khí tượng bất thường tiêu cực này sẽ giảm dần ở Tây Âu. Điều đó sẽ phù hợp với “điểm đứt gãy về khí áp” được chỉ ra trong khu vực khí áp thấp, cho thấy có khả năng trồi lên một vùng rãnh thấp, với không khí trở nên ấm hơn bình thường.

Bắc Mỹ – Trên khu vực Bắc Mỹ, chúng ta sẽ chứng kiến một vùng ổn định với các bất thường về mức nhiệt độ ở phía Đông Canada. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ có một khu vực có nhiệt độ thấp hơn bình thường hiện diện trên miền Trung và miền Nam Hoa Kỳ. Sự xuất hiện của hệ front lạnh trực diện trên toàn khu vực này phù hợp với hệ khí áp cao đang phát triển mạnh mẽ phía trên đảo Greenland.

Hình thái thời tiết trong tuần thứ 3 của tháng Giêng từ dự báo của ECMWF không quá khác biệt so với dự báo của GEFS ở trên. Tất nhiên, chúng ta có một vùng áp cao mạnh mẽ phía trên đảo Greenland, với vùng khí áp thấp hơn, nằm xa hơn một chút về phía Đông, phía trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Đây là giải pháp hợp lý hơn trong một mô hình như vậy.

Ở châu Âu, dự báo cũng rất giống với điều mà GEFS cho biết, với một sự phá vỡ vùng khí áp thấp hơn được chỉ báo ở khu vực phía Tây Châu Âu, nơi có khả năng hình thành một rãnh thấp, sẽ mang đến một lượng không khí ấm hơn tràn vào Tây Âu.

Về nhiệt độ, mô hình dự báo của ECMWF không hiển thị một vùng không khí lạnh xác định phía trên miền Trung và miền Đông Hoa Kỳ. Nhưng nó lại cho thấy một khu vực trung tính, mà trong mô hình này có nghĩa là nhiệt độ sẽ lạnh hơn, vì khu vực này dịch chuyển về phía Bắc hơn.

Trên khắp Châu Âu, chúng ta có thể thấy không khí lạnh hơn đang tiến xa hơn về phía Đông và phía Bắc. Hiện nay, chúng ta có thể cảm nhận nền nhiệt độ ấm hơn đang quay trở lại, và điều này phù hợp với mức tăng khí áp được chỉ ra trong dự báo ở khu vực Tây / Trung Âu.

THỜI TIẾT THÁNG GIÊNG – TUẦN 4

Sẽ không có nhiều thay đổi trong tuần cuối cùng của diễn biến thời tiết tháng Giêng. Nhưng đó cũng có thể là do bản chất của mô hình dự báo ở phạm vi dài hạn này. Đôi khi các dự báo dường như bị “đóng băng” tùy thời điểm, do sự chênh lệch tương tác trong mô hình trở nên rất lớn mà không tìm ra hướng dự báo dứt khoát.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một vùng khí áp thấp phía trên khu vực Bắc Âu, với một rãnh đứt gãy rõ ràng hơn có thể nhìn thấy ở Tây Âu. Điều đó càng cho thấy xu hướng tiến đến một vùng khí áp cao đang mở rộng từ phía Nam. Điều kiện khí tượng này càng được hỗ trợ bởi một vùng khí áp thấp ở xa hơn về phía Tây của Đại Tây Dương, sẽ thúc đẩy dòng chảy không khí về phía nam làm cho Tây Âu trở nên ấm hơn.

Trên khu vực Bắc Mỹ, chúng ta sẽ chứng kiến một vùng khí áp thấp được xác định rõ hơn ở phía Tây và Tây Bắc Hoa Kỳ. Đây có thể chỉ là một đặc điểm của bản dự báo tổng thể của những yếu tố còn tồn dư lại ở phạm vi khí tượng này. Nhưng đấy lại là một xu hướng dự báo khả thi, trong khi vùng khí áp cao vẫn còn ổn định phía trên đảo Greenland và khu vực Canada.

Châu Âu – Dự báo nhiệt độ cho thấy có sự bất thường tích cực đang mở rộng trên toàn khu vực Tây Âu, lan sang cả Trung Âu. Không khí lạnh hơn có thể được cảm thấy đang tiếp tục dịch chuyển về phía Bắc Châu Âu. Nhưng có một điểm khó khăn ở đây chính là hệ khí áp thấp phía trên không phận Bắc Âu có thể kích thích cho một đợt bùng phát không khí lạnh tràn vào Trung Âu.

Bắc Mỹ – Một khu vực mở rộng có nhiệt độ không khí lạnh hơn bình thường mở rộng sẽ được cảm thấy ở phía Tây và Tây – Bắc Hoa Kỳ, phù hợp với một vùng khí áp thấp đang hình thành tại đây. Yếu tố khí tượng này sẽ thúc đẩy một dòng chảy không khí về phía Nam hơn nữa và tạo ra các điều kiện thời tiết ôn hòa ở khu vực phía Nam và phía Đông của Hoa Kỳ.

Đối với Châu Âu, mô hình dự báo ECMWF cũng kết thúc xu hướng dự báo khí tượng tháng Giêng theo cách tương tự. Một hệ khí áp thấp tồn tại ở phía Bắc và Đông Âu, và tạo ra một rãnh áp thấp ở khu vực phía Tây của Châu Âu.

Hình thái thời tiết ở khu vực Bắc Mỹ vẫn ổn định với khối khí áp cao vẫn chặn phía trên đảo Greenland và một vùng khí áp thấp vẫn tồn tại phía trên lục địa Hoa Kỳ.

Dự báo nhiệt độ cho thấy do một dòng chảy không khí ở phía Bắc đang diễn ra hiện nay, khối không khí lạnh hơn ở Bắc Âu rất có thể sẽ được dịch chuyển ít nhất trong một đợt vào khu vực Trung Âu. Thời tiết khu vực Tây Âu đang quay trở lại ấm hơn so với bình thường, vì tác động của một vùng khí áp cao đang được hình thành tại đây.

Trên khu vực Bắc Mỹ, chúng tôi không thấy một vùng rộng lớn có nhiệt độ lạnh hơn tại miền Tây Hoa Kỳ. Thay vào đó, chúng tôi có những gợi ý về nền nhiệt độ lạnh hơn ở miền Trung và miền Bắc quốc gia này. Trên thực tế, dựa vào hình thái khí áp, các đợt không khí lạnh hơn sẽ có khả năng xảy ra ở nhiều vùng miền Trung và thậm chí là miền Đông, do tác động của dòng chảy kinh tuyến (Bắc-Nam).

Dưới đây là các dự báo tổng thể trong 2 tuần cho nền nhiệt độ ở mức 850mb (tương đương độ cao 1.500m so với mực nước biển). Chúng được áp dụng cho nhiều nơi khác nhau ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Hai bảng đồ thị đầu tiên ở dưới đây hiển thị xu hướng nhiệt độ cho vùng Stuttgart, Đức và Madrid, Tây Ban Nha. Hai bảng đồ thị thứ hai cho thấy xu hướng nhiệt độ của Milwaukee và Washington D.C. ở Hoa Kỳ.

Trong hai đồ thị đầu tiên, chúng ta có thể thấy khối không khí lạnh đang hiện diện ở phía trên không phận Trung Âu, trong khi nhiệt độ sẽ tăng chậm ở khu vực Tây Âu do một vùng khí áp cao bắt đầu dần hình thành trở lại.

Đồng thời ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, chúng ta sẽ chứng kiến vùng Milwaukee ở khu vực Trung Tây Hoa Kỳ đang có xu hướng hạ nhiệt, trở nên mát lạnh hơn. Ở Washington, xu hướng hạ nhiệt vẫn tồn tại nhưng ở mức bình thường đối với thời điểm này trong năm.

DỰ BÁO XU HƯỚNG THỜI TIẾT ĐẦU THÁNG 2/2021

Dưới đây là một vài điểm dự báo nhanh của mô hình ECMWF. Mô hình dự báo trải rộng ở phạm vi này thường là khá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ vẫn chứng kiến vùng khí áp cao còn tồn tại phía trên đảo Greenland, với các vùng khí áp thấp được dự báo hình thành ở khu vực phía Đông châu Âu và phía Đông Đại Tây Dương.

Phía trên Bắc Mỹ, chúng ta sẽ chứng kiến một vùng khí áp thấp đang hình thành ở khu vực phía Tây Canada và Tây Bắc Hoa Kỳ.

Dự báo về nhiệt độ vẫn cho thấy một hình thái tương tự xảy ra ở Châu Âu với thời tiết lạnh hơn về phía Bắc và phía Đông, cũng như ấm hơn bình thường ở Tây Âu. Điều này về cơ bản đặt Trung Âu vào “vùng chiến sự”. Những vùng thời tiết giữa lạnh và ấm thường là những vùng có nhiều chuyện xảy ra nhất. Chúng có thể thay đổi thời tiết nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều khả năng có tuyết rơi vào mùa Đông, do sự cân bằng tốt giữa độ ẩm sẵn có và nền nhiệt độ đủ lạnh.

Ở khu vực Bắc Mỹ, chúng tôi không thấy dấu hiệu rõ ràng nào về các vùng lạnh hơn, nhưng điều này chỉ đơn giản là do mô hình dự báo bị “mất dữ kiện” ở phạm vi này. Dựa trên hình thái khí áp cho thấy vùng lạnh có khả năng xảy ra nhất là ở phía Tây / Tây Bắc Hoa Kỳ và phía Tây Canada.

Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình khi chúng ta tiến xa hơn vào tháng Giêng và có nhiều dữ liệu hơn. Chúng ta cũng sẽ sớm xem xét về xu hướng thời tiết của mùa xuân trên khắp Bắc Bán Cầu. Vì vậy hãy nhớ xem trang này thường xuyên!

Hiển thị ý kiến phản hồi (0)

Phần chia sẻ ý kiến

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Siêu bão/Lốc xoáy

CƠN THỊNH NỘ CAT.4 CỦA SIÊU BÃO KAMMURI

Sau cơn thịnh nộ Cat.4 của KAMMURI: – 3 người bị chết. – Nửa triệu người phải đi di tản. – 500 chuyến bay bị hoãn lại. – Sân bay quốc tế Ninoy Aquino tại...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Bão - mưa lớn - lũ

TIN CẬP NHẬT BÃO USAGI – NGÀY 24/11/2019

Tin mới cập nhật ngày 24/11/2018, lúc 8g sáng, về bão USAGI – cơn bão số 9: JTWC và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản vừa điều chỉnh lại hướng đi của cơn bão một lần nữa, cho thấy...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic