TƯƠNG LAI TUYỆT VỌNG CỦA AUSTRALIA


Savio
TƯƠNG LAI TUYỆT VỌNG CỦA AUSTRALIA

Australia đang phải đối mặt với một tương lai như thế nào? Hãy nhìn về quá khứ để hiểu các lời cảnh báo đã được đưa ra từ trước.

Thực ra cách đây 5 năm (tháng 1/2015), chính Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO) và Cơ quan Khí tượng quốc gia này đã tiên báo rằng nền nhiệt tại Australia sẽ tăng lên +5,1°C vào năm 2090 trong một báo cáo tổng thể về tình trạng và tác động của biến đổi khí hậu đối với lục địa này. Con số dự báo trên được đưa ra dựa trên kịch bản phát thải cao (RCP8.5) của IPCC (Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc) trong bối cảnh các nền kinh tế lớn không chịu cắt giảm khí công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính.

Những thay đổi trung tính được dự báo cho nền nhiệt Australia từ năm 2080-2099 so với giai đoạn từ năm 1986-2005 vào (a) mùa Hè, (b) mùa Thu, (c) mùa Đông và (d) mùa Xuân – dưới kịch bản ít cắt giảm phát thải khí nhà kính (RCP8.5). Nguồn CSIRO.

Theo kịch bản RCP8.5, giới khoa học giả định rằng một mức tăng phát thải khí nhà kính dẫn đến mật độ CO2 trong bầu khí quyển hành tinh sẽ chạm mức khoảng 940ppm (phần triệu) vào năm 2100, khiến nền nhiệt toàn cầu gia tăng từ 2,6°C đến 4,8°C vào năm 2081. Ở riêng Australia, dựa trên kịch bản này, mức tăng nhiệt sẽ là từ 2,8 °C đến 5,1°C vào khoảng năm 2080-2099 so với nền nhiệt của giai đoạn từ năm 1986-2005.

Trong bản báo cáo này, CSIRO và Cơ quan Khí tượng Quốc gia Australia còn liệt kê các triệu chứng của nền khí hậu lục địa này trước cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu và đưa ra những con số dự báo cụ thể như sau:

  • Khu vực bên trong lục địa Australia sẽ bị hâm nóng nhanh hơn các nơi gần bờ biển. Thị trấn Alice Springs (ở trung tâm lục địa Australia) sẽ trải qua trung bình 83 ngày có nền nhiệt hơn 40°C vào năm 2090, so với chỉ 17 ngày hồi năm 1995.
  • Thành phố Melbourne sẽ nếm trải cảm giác ngột ngạt của trung bình 24 ngày với mức nhiệt trên 35°C vào năm 2090, so với chỉ 11 ngày hồi năm 1995. Thành phố cảng Sydney sẽ trải qua 11 ngày có mức nhiệt trên 35°C vào năm 2090, tăng thêm 3 ngày so với hồi năm 1995.
  • Australia đang trên tiến trình đối mặt với mực nước biển dâng từ 45cm đến 82cm vào năm 2090, nếu lượng phát thải khí nhà kính không giảm. Bản báo cáo cảnh báo rằng nếu các phiến băng tại Nam Cực tan rã, mực nước biển sẽ dâng lên thêm “một vài chục cm nữa vào cuối thế kỷ này”.
  • Hiện tượng mưa cực đoan sẽ gia tăng trong khi tổng lượng mưa sẽ giảm ở miền Nam Australia trong suốt những tháng mùa Đông và mùa Xuân – lên đến 69% vào năm 2090.
  • Sẽ có nhiều cơn hạn hán kinh khủng hơn, với thời lượng của mỗi đợt hạn kéo dài thêm từ 5% đến 20%, phụ thuộc vào việc phát thải khí nhà kính trên toàn cầu có được cắt giảm nhanh chóng hay không.
  • Nền nhiệt tăng sẽ gây ra “hiểm họa cháy rừng nghiêm trọng kéo dài hơn về số ngày xảy ra”. Trong khi đó, vào khoảng năm 2090, độ ẩm trong đất thịt sẽ suy giảm đến 15% ở miền Nam Australia trong những tháng mùa Đông.
  • Lượng tuyết phủ sẽ suy giảm, vì bản báo cáo khẳng định rằng, “có độ tin cậy cao cho thấy tiến trình nóng lên sẽ làm giảm đáng kể lượng tuyết rơi, gây tan rã băng tuyết và từ đó làm giảm độ phủ của tuyết”.

Ts. Kevin Hennessy – một nhà khoa học tại CSIRO – cho biết: “Australia ấm lên nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Nóng thêm từ +4°C đến +5°C sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng: gia tăng sốc nhiệt, ít tuyết rơi, lượng mưa cực đoan, cháy rừng khủng khiếp hơn và mực nước biển dâng lên nhanh chóng.”

Rất tiếc là bản báo cáo trên đã bị chính phủ Australia xóa khỏi thư viện của CSIRO và Cơ quan Khí tượng quốc gia. Bạn có thể xem đường link đến báo cáo khoa học ấy tại đây, nhưng không còn download tài liệu về được nữa:

Vì vậy, các bạn có thể tham khảo tại những bài báo quốc tế ghi nhận lại tại đây:

Chính quyền Australia xóa bản báo cáo quan trọng trên như một cách để bịt miệng giới khoa học khí hậu và tiếp tục đào than đá kiếm lợi nhuận, cho đến khi dự báo trên đã trở thành sự thật vào năm 2019 – thậm chí nhanh hơn nữa:

Ngày 19/12/2019, Australia ghi nhận kỷ lục về nền nhiệt mới, chạm mức 41,9°C.

Năm 2019 được xem là năm có nền nhiệt trung bình nóng nhất và khô hạn nhất lịch sử Australia, với 9 trong 10 năm nóng nhất theo ghi nhận đều rơi vào sau thời điểm năm 2005.

Nền nhiệt trung bình của Úc đã tăng +1,4°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bản báo cáo trên hoàn toàn dựa vào các kịch bản của IPCC, mà IPCC lại quên mất (hoặc xem nhẹ) yếu tố đáy biển Bắc Băng Dương chứa đầy khí methane và sẽ giải phóng một lượng khổng lồ methane khi biển băng tan biến trong chỉ một vài năm sắp tới (mùa hè năm 2020 hoặc 2021), đẩy nền nhiệt toàn cầu tăng đột biến lên vài chục độ Celsius chỉ trong 10 năm. Xem:

Khi đó, các dự báo của CSIRO và Cơ quan Khí tượng Quốc gia Australia sẽ xảy ra chỉ trong vòng một thập kỷ, nhanh hơn cả trí tưởng tượng của con người. Và những gì đã và đang xảy ra tại Australia từ tháng 12/2019 đến nay chính là viễn cảnh chân thực nhất của ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU, mà sẽ trở nên thường xuyên và dễ thấy nhất trên toàn thế giới trong tương lai gần. Ngày 14/1/2020, trên báo the Guardian đã có bài viết mang tựa đề: CÁC ĐÁM CHÁY TẠI AUSTRALIA CHÍNH LÀ ĐIỀM BÁO CHO TƯƠNG LAI CỦA HÀNH TINH.

Ts. Richard Betts, Giáo sư chuyên ngành địa lý học tại Đại học Exeter (Anh Quốc) nói:

Đây là những gì chúng ta có thể cho rằng sẽ xảy ra… nơi một thế giới có mức tăng nhiệt trung bình +3°C [so với thời kỳ tiền công nghiệp]. Chúng ta đang chứng kiến một dấu hiệu của các điều kiện sẽ xảy ra bình thường trong một thế giới +3°C. Tình trạng này cho chúng ta biết thế giới trong tương lai sẽ trông như thế nào. Nó thực sự mô tả rõ ràng biến đổi khí hậu là như thế nào.

Còn Gs. Corinne Le Quéré, chuyên ngành Khoa học và Chính sách về Biến đổi Khí hậu tại Đại học East Anglia (Anh Quốc), thì cho biết:

Đây là những tác động chúng ta đang chứng kiến ở mức [tăng nhiệt] +1°C, cho nên chúng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn chừng nào chúng ta không hành động để ổn định nền khí hậu của Trái Đất. Đây không phải là một tình trạng bình thường mới, mà là một sự chuyển tiếp với nhiều hậu quả hơn.

Vâng, đúng thế. Trước ánh lửa kinh hoàng của các vụ cháy rừng tại Australia, giới khoa học tại Đại học East Anglia (UEA), Văn phòng Dự báo Khí tượng Quốc gia của Vương quốc Anh ở trung tâm Hadley (Met Office Hadley Centre), Đại học Exeter, và Đại học Hoàng gia London, đã tiến hành xem xét lại 57 báo cáo nghiên cứu khoa học được xuất bản kể từ Báo cáo Đánh giá lần thứ 5 của IPCC vào năm 2013, và cho biết tất cả những báo cáo này đều cho thấy mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với tần số/cường độ ngày càng gia tăng nghiêm trọng của cháy rừng. Chính các giai đoạn bùng cháy dữ dội nhất đều xảy ra trong tình huống nền nhiệt cao, độ ẩm thấp, không có mưa, và thường xuyên xuất hiện gió lớn. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng, nhiều cơn sóng nhiệt xuất hiện, và kèm theo các cơn hạn hán kéo dài chính là những yếu tố kích hoạt những điều kiện khô nóng, dễ bắt lửa và làm cho cháy rừng lan rộng.

Tất cả 57 nghiên cứu khoa học trên được tiến hành tại nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu, như miền Tây nước Mỹ và Canada, khu vực phía Nam Châu Âu, bán đảo Scandinavia và lưu vực Amazon, lãnh nguyên Siberia và bây giờ là miền Đông và Đông Nam Australia. Các bạn có thể xem chi tiết các báo cáo khoa học tại đây:

Thế cho nên,

Australia được dự báo sẽ là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới đang cạn kiệt nguồn nước.

Dân Australia “có thể trở thành người tị nạn khí hậu” khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng

Những người dân di tản đang chuẩn bị rời khỏi tàu đổ bộ HMAS Choules ở Hastings, bang Victoria, sau khi phải rời khỏi nhà chạy trốn những đám cháy rừng. Nguồn ảnh: AAP

Kevin Hester – một người bạn của Hành tinh Titanic và đang cư ngụ tại New Zealand – cho biết:

Cho đến gần đây, phần lớn người tị nạn đang di chuyển đến Aotearoa (tên khác của New Zealand) đều thuộc tầng lớp giàu có, là các triệu phú và tỷ phú, đang xây dựng nhiều hầm trú ẩn tại đây.

Ví dụ như nhà tỉ phú Julian Robertson sở hữu một nhà nghỉ tại Hồ Wakatipu ở Queenstown. Chủ tịch Quỹ Tài chính Quốc gia Bill Foley có một căn nhà nằm tại khu vực Wairarapa, phía Bắc Wellington. Và đạo diễn James Cameron của bộ phim Titanic cũng đã mua một lâu đài gần sát hồ Pounui.

Chắc chắn là người nghèo và thổ dân sẽ bị bỏ lại để chết cháy trong một ngày không xa.

Tờ Bloomberg và the Guardian nêu lên rất nhiều cái tên trong giới giàu có tại Mỹ hiện đang muốn chuyển đến ở và xây dựng hầm trú ẩn (bunker – boongke) tại New Zealand để tránh thảm họa sụp đổ nền văn minh loài người, ví dụ như: Peter Thiel (đồng sáng lập Paypal), Sam Altman (chủ tịch tập đoàn khởi nghiệp Y Combinator tại thung lũng Silicon), Reid Hoffman (nhà tỷ phú đồng sáng lập LinkedIn)… Xem:

Các boongke này có sẵn mọi công nghệ an toàn, kho trữ lương thực, trang bị vũ khí, phòng y tế, lớp bọc chống phóng xạ… để bảo đảm cho một gia đình nhà giàu có thể chui vào đó trong ngày tận thế, dù bất cứ điều gì xảy đến. Các tỷ phú/triệu phú ở Mỹ chỉ cần mất 10 giờ cho một chuyến bay thẳng bằng chiếc phi cơ cá nhân hạng sang Gulfstream G550 Jet đến hòn đảo New Zealand này, nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương và cách li hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, những người xây dựng boongke trên hoàn toàn không hiểu rằng, chỉ cần một cơn động đất xảy ra dưới đáy Thái Bình Dương, hoặc một thiên thạch lao xuống biển ở cách bờ 3.000km thì cũng đủ để tạo nên một cơn sóng thần khổng lồ nhấn chìm điểm cao nhất của đảo quốc này. Khi đó, chính bản thân những tay tỷ phú này sẽ biến thành các con chuột ướt sũng bị chết ngạt trong hang của mình.

Không có gì là thoát được cả, nếu thế giới này sụp đổ. Vì vậy, chúng tôi viết bài này cũng đặc biệt để dành cho những người Việt có ý định di cư qua Australia – dù đất nước này đang được xem là một trong 7 nơi đáng sống nhất hành tinh. Biết đâu trong chỉ 10 năm sắp tới, dân Australia sẽ lại là những di dân tị nạn khí hậu, chạy loạn lên để tìm nơi ở mới, vì sốc nhiệt, hạn hán, khát nước và lửa cháy rừng.

Và chúng ta cũng đừng cầu nguyện cho Australia, vì tình trạng của Việt Nam sắp tới cũng sẽ giống hệt người ta trong cuộc khủng hoảng khí hậu. Đồng bằng Sông Cửu Long mất, an ninh lương thực bị đe dọa, mực nước biển dâng, sốc nhiệt xảy ra ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung… Hãy chuẩn bị cho chính mình là hơn.

Với chỉ 46.500 VND (2 USD) hàng tháng – tương đương giá trị của 1 bát phở, bạn có thể giúp chúng tôi đem tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng Biến đổi Khí hậu và sụp đổ Hệ Sinh Thái đến cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi thậm chí còn đang tìm ra những cách để tư vấn và thông tin cho người dân Việt Nam về các phương thức giúp dân tộc chúng ta thay đổi và sống sót trong kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu.

[wpforms id=”2628″]
Hiển thị ý kiến phản hồi (1)

Phần chia sẻ ý kiến

  • ann

    Ad ơi, xét theo thực trạng hiện tại thì ad dự đoán như thế nào về phản ứng của người dân nước mình khi những dấu hiệu của biến đổi khí hậu đã đến Việt Nam thật gần mà không còn cách cứu vãn? Liệu lúc đó đã có những con người, tổ chức có tác động mạnh mẽ đến tư duy hiện nay của dân ta để họ nhận thức, thay đổi và cùng đồng lòng chuẩn bị cho thảm họa sắp tới?

    Mình nghĩ nhiều về vấn đề này, nhưng mình thực sự không biết nói cho ai, cũng như lời nói của mình chưa đủ sức thuyết phục mọi người. Mọi người xung quanh mình chưa (hoặc từ chối) muốn hiểu điều gì sẽ đến. Hôm trước mình hỏi chị gái mình: “chị đã sẵn sàng chuẩn bị cho thảm họa tới chưa?” Chị mình cũng là một người quan tâm kha khá đến môi trường, nhưng lúc đó chị mình đã nói rằng “Lỡ chuẩn bị rồi lại không xảy ra thì mình bị hớ à?” Nghe xong mình khá buồn, mình nghĩ vậy là mình vẫn chưa thể giúp người thân mình hiểu ra và hành động. Mình ý thực được thực tại, biết rất nhiều nhưng lại không thể làm gì. Nhưng mình thấy đáng ra bản thân là người phải thay đổi trước tiên, trau dồi kiến thức cũng như thêm sức thuyết phục cho lời nói của bản thân thì may ra mới giúp được người khác.

    Nếu ad đọc được những dòng trên thì mình cảm ơn nhiều. Biết trang Hành tinh Titanic mới được hơn nửa năm nhưng thực sự mình đã hiểu thêm rất nhiều thứ. Mình rất biết ơn công sức của ad cùng đội ngũ khi cần mẫn dịch, phân tích tỉ mỉ các bài viết để đem đến nhận thức cho nhiều người hơn. Mình chúc ad cùng đội ngũ thật nhiều sức khỏe.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài liên quan

Siêu bão/Lốc xoáy

SIÊU BÃO WALAKA THỔI BAY BÃI CẠN FRENCH FRIGATE

Một mảnh đất thuộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vừa được chứng thực đã bị xóa sổ ra khỏi bản đồ thế giới, sau khi một hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii bị nhấn chìm và thổi bay sau cơn siêu...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic
Rác thải & Ô nhiễm môi trường

THẢM HỌA HẠT NHÂN TRONG KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU

Reuters thông tin cho biết giới khoa học đã đo được mức phóng xạ độc hại rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (Nhật Bản) trong vụ sóng thần tàn phá vào năm 2011 đã lan...

Đã đăng ở by hanhtinhtitanic